Hồi ức người lính trên xe tăng tiến vào dinh Độc Lập
Mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước, trên các báo, đài, cũng như khắp đường phố đều xuất hiện bức ảnh nổi tiếng “ Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975″ của nhà báo Trần Mai Hưởng (TTXVN).
Chiếc xe tăng trong ảnh vừa băng qua cánh cổng thép vừa bị húc đổ văng ra một bên, trên cần ăng-ten, cờ giải phóng bay phần phật. Bên tháp pháo, hai chiến sĩ bộ binh cùng pháo thủ đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Một bức ảnh tiêu biểu cho chiến thắng oanh liệt của dân tộc.
Từ giảng đường ra chiến trường
“Trên thành xe chỉ hiện ra số 6 trong số hiệu, nên lúc đầu tôi không nhận ra xe mình. Mãi đến năm 1980, khi gặp nhà báo Trần Mai Hưởng, nghe anh kể lại chuyện chụp bức ảnh này, tôi mới biết, chiếc xe 846 của mình đã đi vào lịch sử nhờ bức ảnh đó”, ông Nguyễn Quang Hòa – nguyên trưởng xe 846 kiêm Đại đội trưởng Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn tăng 203, Quân đoàn 2, bồi hồi nhớ lại.
Bức ảnh của nhà báo Trần Mai Hưởng chụp chiếc xe tăng 846 vào dinh Độc lập được ông Hòa cất giữ cẩn thận. L.T.L
Sinh năm 1950 tại La Khê, Văn Khê, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), năm 18 tuổi, ông Hòa trúng tuyển vào Đại học Lâm nghiệp, lúc đó còn đóng ở Quảng Ninh. Cuối năm học thứ nhất, có đợt tuyển sinh viên đầu tiên nhập ngũ, ông Hòa lập tức xung phong rời giảng đường khoác áo lính như bao thanh niên khác.
Được điều động về Sư đoàn 325 ở Như Xuân, Thanh Hóa, sau khóa huấn luyện cơ bản, ông được tuyển chọn đi học trường lái xe tăng ở Vĩnh Phú cùng những tân binh có trình độ đại học. Tốt nghiệp năm 1971, ông Hòa được bổ nhiệm làm trung đội phó và năm 1972, bắt đầu vào chiến trường.
“Chỉ ăn gạo sấy, lương khô, cùng hoa quả và uống nước do nhân dân Sài Gòn đem tặng mà chẳng ai thấy đói, thấy mệt”.
Ông Nguyễn Quang Hòa
“Chúng tôi nhận xe tăng, vào nằm trong A Sầu, A Lưới chờ phối hợp đánh Thừa Thiên – Huế. Nhưng vì nhiều lý do, xe tăng chưa tham chiến được. Mãi đến đầu năm 1975, chúng tôi được điều về đội hình Lữ đoàn 203, chuẩn bị cho chiến dịch Giải phóng miền Nam” – ông kể.
Khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu nổ ra, Lữ đoàn 203 lên đường, đoàn xe tăng theo Quốc lộ số 1 thẳng tiến về Đồng Nai tập kết, chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Lúc đó, ông Hòa là Đại đội trưởng đại đội 5, tiểu đoàn xe tăng 2.
Video đang HOT
Trưa 26.4.1975, đại đội được lệnh hiệp đồng cùng Trung đoàn 9, sư đoàn 304 tiến đánh căn cứ Nước Trong, tuyến phòng thủ mạnh nhất của ngụy quân.
Trận đánh diễn ra rất ác liệt vì địch có hỏa lực rất mạnh. Đại đội 5 của ông có 7 xe tăng thì 4 xe bị bắn cháy. Tiểu đoàn phải điều động xe số 380 từ đại đội 4 lên trợ chiến, nhưng xe 380 cũng bị trúng đạn, trưởng xe và pháo thủ bị thương, tiểu đoàn đành phải tung hết số xe của đại đội 4 lên đánh, đến chiều 29.4 mới chiếm được căn cứ này.
Đêm 29.4, tiểu đoàn quyết định ghép 4 xe còn lại của Đại đội 4 và 3 xe của Đại đội 5 lại thành một, do ông Bùi Quang Thận làm Đại đội trưởng, ông Hòa làm Đại đội phó, hình thành mũi thọc sâu đánh vào trung tâm Sài Gòn.
Mờ sáng ngày 30.4, Đại đội điều 3 xe lên ngã ba Long Bình, đánh tốp địch đang tìm cách phá cầu sông Buông. 5 giờ sáng, tiểu đoàn xung phong vượt cầu, vừa đi một đoạn đã bắn cháy 1 xe tăng M41 và 1 xe bọc thép M113 của địch, rồi theo xa lộ Biên Hòa thẳng tiến.
“Không ngờ địch còn tập trung quân khá đông ở ngã ba Thủ Đức để phòng ngự. Anh em chúng tôi phải chiến đấu rất căng thẳng, mãi tới 10h30 mới dứt điểm được”.
Vượt qua chốt Thủ Đức, Đại đội tiến đến cầu Sài Gòn, trong lúc xe tăng, tàu chiến, máy bay địch liên tục nã đạn vào mũi thọc sâu. Rất may lực lượng cao xạ đã nổ súng, đuổi máy bay địch vọt lên cao, khiến chúng không thể thả bom trúng đội hình. Xe tăng của ông cũng bắn cháy một chiếc tăng địch liều lĩnh chạy lên cầu, bắt sống lái xe. Ông Hòa điện về Tiểu đoàn đề nghị cho xung phong vượt cầu.
“Sang đến cầu Thị Nghè, vẫn còn xe tăng địch và chúng đã bắn trúng ngay chiếc xe đi đầu đội hình khiến trưởng xe Lê Tiến Hùng bị thương, pháo thủ số 2 hy sinh. Chúng tôi phải bắn cháy 2 xe tăng địch nữa mới mở được đường tiến vào Dinh Độc Lập”.
Sau khi qua cầu Sài Gòn, xe 846 của ông bị hết dầu, ông phải dừng lại xin dầu của xe bạn nên tiến vào dinh Độc Lập sau một chút.
“Nhưng lúc tôi vượt qua cổng dinh cũng chỉ mới có 2 xe tăng là xe 390 và 843 ở trong sân, các anh trong đại đội đã lên trên tầng thượng treo cờ cũng như bắt sống cách thành viên nội các chính quyền Việt Nam Cộng hòa” – ông nhớ lại.
Ông không hề biết nhà báo Trần Mai Hưởng đã vào dinh Độc Lập từ lúc nào và chụp được bức hình ảnh đúng khi xe của ông lăn bánh qua cánh cổng sắt của dinh Độc Lập.
Rời xe tăng, về kéo xe bò
Nhắc lại những kỷ niệm đáng nhớ thời chiến đấu, ông Hòa rơm rớm nước mắt kể lại lần bị máy bay C-130 bắn giữa đêm trên đường hành quân xuyên Trường Sơn.
Kíp xe tăng 846 có ông Nguyễn Quang Hòa là Đại đội trưởng kiêm trưởng xe, Lái xe Trần Bình Yên, Pháo thủ 1 Trần Quý và Pháo thủ 2 Nguyễn Bá Tứ.
“Thấy máy bay xuất hiện trên đầu rồi xả súng bắn, tôi hô anh em xuống xe nhảy vào các hầm trống ven đường ẩn nấp. Đang chạy vấp phải một người, cúi xuống xem thì hóa ra là lái xe Nguyễn Văn Cửu. Cậu ấy bị đạn xuyên đầu. Chúng tôi kéo được vào hầm thì chỉ một lúc sau Cửu tắt thở. Lúc ấy mới chỉ hơn 18 tuổi” – ông ngậm ngùi.
Trong trận đánh căn cứ Nước Trong, ông Hòa bị thương nhẹ ở tay, nên chiều 30.4, khi Đại đội cử 3 xe ra bảo vệ Cảng Sài Gòn, xe của ông được ở lại bảo vệ Dinh Độc Lập. Suốt hai ngày 30.4 và 1.5, những người lính chiến thắng sống trong cảm giác lâng lâng vui sướng.
Đến chiều 1.5, toàn bộ Tiểu đoàn rút về tập kết tại căn cứ Long Bình, bàn giao Dinh Độc Lập cho lực lượng quân quản.
Đơn vị ông Hòa tiếp tục ở lại miền Nam, còn ông, đến năm 1976 được cử ra học Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp trong 1 năm, sau đó được giữ lại làm giáo viên.
Năm 1979, ông Hòa được điều về Bộ Tư lệnh Tăng – Thiết giáp làm Trợ lý Khoa học Quân sự, sau đó được cử về Trường Hạ sĩ quan Tăng – Thiết giáp làm cán bộ khung huấn luyện. Tuy nhiên, đến năm 1983, khi thấy ở nhà vợ cùng 3 con sống vất vả quá, ông xin ra quân về phụ giúp gia đình.
“Tôi ra quân lúc ấy là Thượng úy, Tiểu đoàn phó. Dù được cho về học tiếp ở Đại học Lâm nghiệp, nhưng chỉ được 3 năm, tôi xin nghỉ học về làm kinh tế” – ông nói. “Lúc đầu vất vả lắm, tôi đi mua ống nứa về chẻ que kem thuê, rồi kéo xe bò lên Cầu Diễn mua đá cây về bán. Mãi đến những năm 1990, khi chuyển sang nghề buôn trứng gia cầm, vợ chồng tôi mới bắt đầu đỡ vất vả”.
Ông cho biết, nguồn thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào những chuyến xe máy của ông vào Xuân Mai lấy trứng đem ra cho vợ bán ở chợ cạnh khu vực Bia Bà, La Khê. Cứ túc tắc đến năm 1998, cũng xây được cái nhà, rồi 4 người con gái lần lượt lấy chồng, cuộc sống ổn định cả.
“Tôi chỉ có tiền chế độ chất độc da cam hơn 1 triệu đồng/tháng, ngoài ra chẳng có gì. Nhưng nghĩ sau hơn 13 năm quân ngũ, mình còn lành lặn trở về là may mắn hơn bao đồng đội phải nằm lại rồi” – người lính tăng bồi hồi.
Dịp 30.4 năm nay, ông Hòa cho biết, sẽ cùng các đồng đội ở đại đội 5 gặp mặt ở Phúc Yên. “Hội sinh viên Lâm nghiệp cùng nhập học cũng mời đi Đà Nẵng chơi 4 ngày, nhưng bây giờ nhiều bệnh tật, không đi được” – ông vui vẻ nói.
Theo Danviet
Lãnh đạo TP.HCM dâng hương hoa tại tượng đài Bác Hồ nhân kỷ niệm 30.4
Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2019), sáng 26.4, Phó Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo, cán bộ TP.HCM đến dâng hương hoa tại tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn.
Đoàn lãnh đạo TP.HCM tiến vào làm lễ dâng hương hoa... Ảnh: Hồ Văn
... và nghiêm trang tưởng niệm trước tượng đài Bác Hồ. Ảnh: Hồ Văn.
Trước đó, đoàn lãnh đạo TP.HCM cũng đã đến thắp hương tại Nghĩa trang TP.HCM, Nghĩa trang Củ Chi... để tri ân những Anh hùng, Liệt sĩ đã ngã xuống cho ngày thống nhất đất nước.
Nằm trong chuỗi kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, sáng 25.4, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM đã khai mạc triển lãm ảnh "TP.HCM 44 năm năng động, phát triển và hội nhập" và ảnh nghệ thuật về đề tài "Biển, đảo quê hương" chào mừng 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2019) và 133 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2019).
Cán bộ, lãnh đạo và người dân TP.HCM xem triễn lãm bộ ảnh "Biển, đảo quê hương". Ảnh: H.V
Bộ ảnh "TP.HCM 44 năm năng động, phát triển và hội nhập" giới thiệu khái quát cuộc đấu tranh hào hùng của quân và dân miền Nam với sự chi viện sức người, sức của to lớn của cả nước và sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của bạn bè quốc tế, đã tiến hành 3 chiến dịch lớn (giải phóng Tây Nguyên, giải phóng Huế-Đà Nẵng, giải phóng Sài Gòn), cùng với các cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long, quân dân ta đã giành thắng lợi trọn vẹn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bộ ảnh nghệ thuật về đề tài "Biển, đảo quê hương" là bộ ảnh ghi nhận những khoảnh khắc chân thực, sinh động về thiên nhiên và cuộc sống, lao động, học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của người dân và chiến sĩ ở các vùng biển, đảo.
Cùng thời điểm này, tại đường Đồng Khởi (khu vực đối diện công viên Chi Lăng) và Cung Văn hóa lao động TP.HCM, ban tổ chức cũng trưng bày triển lãm ảnh với chủ đề "TP.HCM đoàn kết - năng động - sáng tạo".
Theo Danviet
Triển lãm ảnh chào mừng kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Triển lãm tổ chức từ ngày 25.4 đến ngày 5.5 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi (khu vực phía trước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và khu vực đối diện công viên Chi Lăng), Cung Văn hóa Lao động TP.HCM. Sáng 25.4, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Giá ngang bát phở chưa thêm quẩy, game thủ nhận ngay một tựa game thế giới mở, rating rất tích cực trên Steam
Mọt game
09:14:55 30/04/2025
Nhất định phải đặt cây cảnh ở những vị trí này trong nhà, người giàu nhìn thoáng qua là hiểu
Trắc nghiệm
09:12:49 30/04/2025
Thiều Bảo Trâm được khen đẹp hơn cả Lisa (BLACKPINK)
Sao việt
09:10:08 30/04/2025
Hầu hết người dùng xe điện không muốn quay về với xe động cơ đốt trong
Ôtô
09:09:54 30/04/2025
Phơi bày nhan sắc quá khứ của đại mỹ nhân 2K2 bị đồn "sửa mặt để giống Jennie (BLACKPINK)"
Sao châu á
09:03:50 30/04/2025
Rosé có da có thịt rồi bạo tới cỡ này, MXH được một phen chấn động!
Phong cách sao
08:59:49 30/04/2025
Điểm danh 4 món thời trang công sở trẻ trung nhất
Thời trang
08:50:21 30/04/2025
Loạt cán bộ "dính chàm" vụ biến đất công thành tư ở Vũng Tàu
Pháp luật
08:44:32 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025
Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025