Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng

Theo dõi VGT trên

Khu rừng Marừng thiêng, nơi biết bao đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này, mùa mưa thân xác treo trên cây, mùa khô vùi vào đất, không ai có bia mộ…

LTS: Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lớp lớp từng đoàn quân của hậu phương lớn miền Bắc vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đoàn quân điệp điệp, trùng trùng ấy có những nhà giáo làm nhiệm vụ chi viện cho giáo dục cách mạng miền Nam. Riêng tỉnh Nghệ An có khoảng 200 giáo viên cùng hòa vào đoàn quân “đi B”. Tại đây, các cán bộ giáo dục có mặt ở hầu khắp các chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Tháp Mười, vùng giáp ranh giữa ta và địch hay trên đất bạn Campuchia.

Bài viết dưới đây là dòng cảm xúc chân thực của ông Ngô Đức Tiến – một cựu nhà giáo từng có nhiều năm lao động, cống hiến, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Dòng tâm sự như một nén tâm hương gửi tới anh linh các anh hùng liệt sỹ.

Mùa mưa năm 1970, sau mấy tháng ở bãi khách của Tiểu Ban Giáo dục miền, được qua một đợt học tập về tình hình và nhiệm vụ mới, được nghe các báo cáo của các anh, chị mới từ các chiến trường miền Tây, miền Đông Nam Bộ và cả Sài Gòn – Gia Định… có cả những anh chị nằm vùng, khi lên phổ biến kinh nghiệm hoạt động ở vùng ven còn mang khăn che mặt, chỉ nhìn rõ hai con mắt… chúng tôi rất háo hức.

Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng - Hình 1

Những chiến sỹ lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam khi tuổi đời mới vừa tròn 18, 20. Ảnh: Tư liệu

Đường hành quân từ căn cứ Trung ương Cục bấy giờ dạt sang vùng rừng núi tỉnh Công-pông Chàm trên đất Campuchia phải đi từ miền núi xuống đồng bằng. Đoàn chúng tôi gồm có 6 người, 2 giao liên và 4 anh em chúng tôi. Cứ đêm đi ngày nghỉ, khoảng 5 giờ chiều xuất phát, đi suốt đêm đến sáng rõ mặt người thì đến trạm giao liên dừng nấu cơm ăn, mắc võng nghỉ ngơi, khoảng nửa chiều lại dậy nấu ăn chuẩn bị hành quân đêm. Đi hơn mười ngày qua các phum, sóc (làng, bản) trên vùng cao chúng tôi bắt đầu hành quân xuống đồng bằng.

Bấy giờ đang mùa nước nổi, giao liên đưa chúng tôi xuống vùng Móc Câu – Mỏ Vẹt bằng xuồng. Càng đi xuống vùng gần biên giới Việt Nam, càng gần vùng địch, tình hình càng khó khăn ác liệt, giao liên vừa chèo xuồng chở chúng tôi đi vừa phải nghe ngóng phía trước xem có địch phục kích không.

Khi đi đến bờ sông Tiền, đoạn có mấy làng Việt kiều Vĩnh Phước, Vĩnh Lợi… phải nằm chờ ngoài bìa rừng hơn một tuần mới vượt sông được vì có một toán ngụy quân đang đi dã ngoại đóng quân trong các làng Việt kiều. Nói là bãi khách nhưng chỉ là một khu rừng ngập nước, có một số cây ô môi to cao vượt lên mặt nước, còn lại là cây thấp lúp xúp.

Ban ngày chúng tôi ngồi trên chiếc xuồng nhỏ cùng bà con giăng câu, thả lưới, bắt ốc, hái bông súng, bông điên điển nấu ăn, nhưng hễ thấy máy bay trực thăng hay OV10 thì lặn xuống chém vè (núp) trong các cụm lục bình hoặc các cụm điên điển, thỉnh thoảng ngoi lên thở.

Sau mấy ngày địch rút quân, chúng tôi được giao liên chở vượt qua sông Tiền sang sông Hậu. Khoảng nửa đêm đang thiu ngủ thì bỗng ngửi thấy mùi kinh khủng từ khu rừng phía trước, đúng là mùi tử khí. Anh Tư Ný giao liên nói với chúng tôi: Xuồng ta đang đi gần khu rừng Ma, nơi đang quàn nhiều xác người treo trên cây nên các anh “ba sẵn sàng” chịu cực chút vì đi vòng qua rừng Ma an toàn hơn, bên “quốc gia” không mấy khi đi rình rập bắt bớ ở khu rừng này.

Video đang HOT

Rồi anh giao liên cho biết ở vùng biên giới phía trên Móc Câu – Mỏ Vẹt, bà con Việt kiều làm nghề đánh bắt cá, làm ruộng trên những cánh đồng hoang và thường ở tập trung dọc các bờ kinh rạch. Mùa mưa nước ngập lên đến đâu thì kê nhà lên cao đến đó, sống bám vào sông nước nhưng khi chết vào mùa mưa thì đưa về khu rừng Ma. Xác chết được bó lại bằng chiếu hoặc bao đựng cát của Mỹ rồi đem ra rừng Ma treo lên cây, chờ đến mùa khô nước rút hạ xuống vùi xuống đất, đắp thành mộ.

Sau Mậu Thân 1968, địch càn quét mạnh, các cơ sở của ta ở các tỉnh gần biên giới đều tạm lánh qua đây. Bộ đội, cán bộ dân chính của ta hy sinh cũng được chở về quàn tại đây với dân. Năm trước có anh bộ đội đặc công nước ôm mìn đánh tàu địch trên sông Tiền hy sinh, mấy ngày sau xác nổi đoạn gần đồn Gòi, bà con vớt xác đưa về đây, rồi chị Chín y tá T2 bị địch phục kích trên đường công tác, bà con đem xác chị kéo lên đồn đấu tranh rồi cũng đưa về quàn tại đây…

Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng - Hình 2

Các cán bộ “đi B” vui mừng, xúc động xem lại các hồ sơ, tài liệu, kỷ vật. Ảnh: Thanh Lê

Qua khỏi khu rừng Ma, đi xuồng đến sáng hôm sau thì đến Tam Bê Tam Bản, nơi có hai làng người Việt sinh sống. Trong kế hoạch, đoàn chúng tôi sẽ xuống An Giang rồi về Ban Tuyên huấn T2, nhưng đến đây lại nhận được tin cả cơ quan T2 đã lên vùng rừng phía đất Campuchia, chúng tôi được phân công ở lại K1 làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp đào tạo giáo viên, mở lớp bình dân cho cán bộ, nhân viên khu 1.

Hai năm hoạt động ở vùng này, tôi nhiều lần qua lại khu rừng Ma. Mùa mưa thường đi xuồng ban đêm, mùa khô đi bộ trong tán rừng, hễ đến gần khu rừng này là nghe tiếng quạ đen kêu vang cả góc trời, tiếng chuột chạy từng đàn. Không biết bao nhiêu đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này.

Ngày đoàn chúng tôi chia tay, các anh, các chị ở K1 chúng tôi xin được đến rừng Ma – khu rừng thiêng thắp hương lần cuối. Khi buộc bắp hương cháy dở vào cây ô môi đầu rừng chúng tôi không cầm được nước mắt. Sau Hiệp định Paris 1973, chúng tôi trở về Tiểu Ban Giáo dục miền ở Tây Ninh, rồi 30/4/1975 về tiếp quản Sài Gòn – Gia Định, trong niềm vui chiến thắng lại nhớ nôn nao những năm tháng gian khổ ở vùng biên giới sông Tiền, sông Hậu.

Năm 2015, tôi được bạn bầu bố trí cho vào thăm chiến trường xưa, khi đi qua Cửa khẩu Mộc Bài, đến vùng đất Móc Câu – Mỏ Vẹt xưa, ngồi trên chiếc xe chạy bon bon trên Quốc lộ 1 đến đoạn gần cầu Néc Lương tôi và anh Thái Duy Trấp, anh Lê Anh Tương xin dừng lại, nhìn những phum, sóc của nước bạn thanh bình, yên ả bên những dòng kinh xanh, chúng tôi lại bồi hồi nhớ đến các má, các ba Việt kiều cưu mang, che chở chúng tôi trong những năm khói lửa, nhớ đến khu rừng Ma – rừng thiêng, nơi biết bao đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này, mùa mưa thân xác treo trên cây, mùa khô vùi vào đất, không ai có bia mộ… Tôi nghĩ, chắc những ai từng hành quân từ sông Tiền qua sông Hậu trong những năm chống Mỹ cứu nước đều hơn một lần đi qua khu rừng Ma – rừng thiêng. Bất giác tôi nhớ đến câu thơ của ai đó, đại ý: Những hồn liệt sỹ vô danh/Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn.

Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng - Hình 3

Các nhà giáo “đi B” chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Mỹ Hà

Nhen nhóm niềm vui ở bản nghèo

Ở Văn Lăng (Đồng Hỷ), bản Tèn - nơi có 100% hộ đồng bào người dân tộc Mông sinh sống đang có nhiều hộ nghèo nhất xã (138/139 hộ nghèo).

Dẫu vậy, không thể phủ nhận, bản Tèn hôm nay đã đổi thay rất nhiều! Con đường bê tông xuyên qua vách núi giúp người dân nơi đây đi lại thuận tiện hơn; bà con đã mạnh dạn đưa những cây, con giống mới vào sản xuất. Cuộc sống của người dân nơi đỉnh núi mờ sương ấy đã không còn cảnh thiếu lương thực như 10 năm về trước...

Nhen nhóm niềm vui ở bản nghèo - Hình 1

Phân trường Mầm non và Tiểu học bản Tèn được đầu tư xây dựng khang trang vào năm 2020.

Bản Tèn không còn xa

Hơn 20 năm làm báo, đã đặt chân đến rất nhiều bản, làng vùng cao của Thái Nguyên nhưng tôi luôn lỡ hẹn với những chuyến lên Tèn. Còn nhớ gần 20 năm trước, khi đã chuẩn bị đầy đủ thịt, gạo, rau xanh để lên Tèn hòa mình với cuộc sống của người dân nơi rẻo cao thì hôm sau, trời mưa như trút nước.

Ngày ấy, đường lên Tèn "khó như lên trời" vậy. Để đến được với bản người Mông này chỉ có một con đường mòn lổn nhổn đá và đá, dốc cao đến tức ngực. Từ phía chân núi lên bản Tèn chỉ chừng 5km nhưng phải đi bộ mất vài giờ đồng hồ. Bởi vậy, khi mưa to, đồng nghĩa với việc con đường khó đi hơn rất nhiều. Vì thế, tôi đành lỡ hẹn với Tèn. Khi ấy, từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Văn Lăng (khoảng 20km) đường gập ghềnh, khúc khuỷu; từ trung tâm xã lên Tèn cũng trắc trở vô cùng. Bởi vậy, nghĩ về bản Tèn mà thấy xa vời vợi.

Sau lần ấy, mải mê với công việc và những lo toan trong cuộc sống nên tôi cũng chưa có thời gian lên bản Tèn để cảm nhận những khó khăn, vất vả của người dân nơi thung núi mờ sương. Vì thế, 10 năm sau, khi được một đồng nghiệp gợi ý, tôi không ngần ngại gật đầu tham gia chuyến đi bản Tèn. Thật không may, sáng hôm sau, tôi bị cảm lạnh phải nằm bẹp trên giường. Vậy là thêm một lần nữa, tôi lại không thực hiện được lời hứa với chính mình.

5 năm sau (tháng 3-2018), hình ảnh cánh đồng hoa tam giác mạch ở bản Tèn được "tung" lên không gian mạng thật đẹp mắt. Không cần lên Hà Giang, người dân Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận vẫn có thể hòa mình trong vẻ đẹp của hoa tam giác mạch ở bản Tèn. Thông tin ấy khiến cho tôi rất "ngứa chân, ngứa tay" muốn "phi" ô tô lên Tèn ngay "tắp lự". Vậy mà thời điểm này, người thân của tôi lại "lăn" ra ốm, phải nằm viện gần 3 tuần nên toàn bộ thời gian của tôi chỉ quanh quẩn từ cơ quan, đến hội nghị và ở viện. Khi người thân khỏe lại cũng là lúc hoa tam giác mạch đã tàn nên mong muốn lên Tèn của tôi cũng tàn theo.

Tôi đã từng có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi đi Tèn nhưng đều lỡ hẹn. Vậy mà khi không có sự chuẩn bị thì chuyến đi lại dễ dàng và thuận lợi như thế. Một buổi tối tháng 4, chị bạn a lô thông báo chuyến đi Tèn đầy hào hứng vào hôm sau. Và cứ thế, chuyến đi thật thuận lợi. Đoàn chúng tôi 4 người vi vu trên chiếc xe ô tô nhỏ loáng cái đã đến chân núi (địa phận xóm Văn Khánh) dẫn lên bản Tèn. Điều khiến mọi người thích thú là giờ đây đường lên Tèn đẹp như trong tranh. Men theo triền núi, con đường bê tông dẫn lên bản giống như con trăn trắng khổng lồ ngoằn ngoèo bò theo vách núi. Phía bên này là núi, bên kia là vực sâu, nhiều chỗ xen kẽ những ruộng lúa bậc thang trông thật đẹp mắt.

Để có con đường bê tông dài 5km, nền đường rộng 4m xuyên qua vách núi này, Nhà nước đã đầu tư vào đây khoảng 40 tỷ đồng. Từ khi con đường hoàn thành, đưa vào sử dụng (khoảng 6 năm nay), bản Tèn không còn cách biệt với bên ngoài như trước nữa. Người dân bản Tèn chạy xe máy từ trên núi xuống trung tâm xã, ra trung tâm huyện, về thành phố Thái Nguyên chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Anh Lý Văn Sỹ, Trưởng bản hào hứng cho biết: Từ ngày có con đường "mới" (đường được mở rộng đổ bê tông), người Mông ở Tèn vui lắm! Mang đồ ra chợ bán cũng dễ, muốn mua hàng hóa cũng không phải "cõng" trên lưng đi bộ, vượt núi về bản như trước.

Niềm vui càng được nhân lên khi đúng dịp Tết Nguyên đán 2017, điện lưới quốc gia đã về với bản người Mông nằm gọn trong thung lũng trên đỉnh núi cao chon von. Năm 2020, phân trường mầm non, tiểu học được xây dựng khang trang cũng mang đến cho bản Tèn những hy vọng mới. Mỗi ngày, hơn 200 học sinh đều được đến trường học với thầy cô, bè bạn. Vui hơn là khi học xong bậc tiểu học, việc học lên cao của con trẻ sẽ không còn bị ngăn cách bởi con đường gập ghềnh khó đi như trước nữa...

Thắp lên niềm hy vọng mới

Thời gian gần đây, người dân bản Tèn rất hỉ hả khi đợt trước Tết vừa rồi, 14 con lợn lai (hướng nạc) được Nhà nước hỗ trợ cho 7 hộ dân được xuất bán với giá cao. Thường giống lợn lai được nuôi theo hướng bán công nghiệp, nhưng ở bản Mông này, bà con lại nuôi bằng sản phẩm sẵn có là ngô, sắn... Điều khiến bà con hài lòng chính là trọng lượng của mỗi con lợn đều đạt khá. Sau gần 1 năm, có con lợn đã đạt trọng lượng hơn 1 tạ. Đáng nói, xuất chuồng lứa lợn đúng dịp Tết Nguyên đán nên giá bán khá cao (thu từ 5 đến 6 triệu đồng/con).

Nhen nhóm niềm vui ở bản nghèo - Hình 2

Nuôi lợn hướng nạc mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân bản Tèn.

Anh Lý Văn Giai, một người dân được hỗ trợ lợn cho biết: Giống lợn này nuôi nhốt, hay ăn chóng lớn, không bị ốm nên mình rất phấn khởi. Nuôi lợn lai mà thu được nhiều tiền thế này thì phải tiếp tục nuôi thôi. Lứa tới, nhà mình sẽ bỏ tiền ra mua 4, 5 con lợn lai về nuôi.

Ông Trương Công Hiền, Chủ tịch UBND xã Văn Lăng nhận định: Giống lợn địa phương năng suất thấp, khi được xuất bán, số tiền thu được không đáng là bao. Tuy nhiên, giống lợn lai khi được chăn nuôi theo tập quán người Mông vẫn lớn nhanh, mà chất lượng thịt lại cao, người tiêu dùng ưa chuộng nên đầu ra thuận lợi, giá bán cao.

Như vậy, cùng với việc chăn nuôi đại gia súc (bản hiện có trên 100 con trâu, bò) thì người dân đã bắt đầu làm quen với việc chăn nuôi lợn lai. Những kết quả có được từ mô hình chăn nuôi lợn lai đầu tiên ở bản đã mở ra cho người Mông nơi đây một hướng đi đầy triển vọng.

Theo ông Trương Công Hiền, hiện nay địa phương đang giao cán bộ xã phối hợp với cán bộ huyện Đồng Hỷ hướng dẫn người dân trồng các loại rau xanh như rau cải, quả đỗ xanh, su hào... để tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường thành phố Thái Nguyên. Qua đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong bản.

Đặc biệt, thành công của lễ hội văn hóa dân tộc Mông được tổ chức tại đây vào cuối tháng 3-2018 đã cho thấy nếu được đầu tư đúng hướng, bản Tèn có thể trở thành một điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đầy hấp dẫn. Thời điểm ấy, những chân ruộng bậc thang ở bản Tèn trồng kín hoa tam giác mạch đã khiến bao người mê mẩn. Trong hương xuân tháng Ba, bản Tèn như khoác lên mình tấm áo mới, lộng lẫy và quyến rũ. Vẻ đẹp của Tèn càng được khơi gợi khi vào vụ lúa mùa năm 2021 vừa qua, những chân ruộng bậc thang vàng rực trong nắng khi lúa chín cũng gây "sốt" cộng đồng mạng và thu hút rất nhiều du khách đến đây.

Bởi vậy, để người dân ở Tèn thoát nghèo bền vững, việc tạo sinh kế dài lâu cho bà con vẫn cần được các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong việc thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nhất là phát triển những loại cây, con giống được coi là thế mạnh của địa phương; đầu tư thực hiện các mô hình sản xuất (năm 2021, huyện xây dựng 11 mô hình) thì việc định hướng và hỗ trợ người dân phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là rất cần thiết.

Ông Hoàng Phong, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nhận định: Nếu được định hướng đúng đắn và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, người dân bản Tèn chắc chắn sẽ thoát nghèo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghỉ lễ dài nhưng nhiều cơ sở lưu trú ở miền Tây lại 'trầm lắng'Nghỉ lễ dài nhưng nhiều cơ sở lưu trú ở miền Tây lại 'trầm lắng'
22:29:38 05/05/2025
Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai CậpBí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
08:18:42 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giớiHà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
22:33:00 05/05/2025
Phát hiện rừng chè khổng lồ, cây cổ thụ trăm tuổi trên đỉnh núi Tây NguyênPhát hiện rừng chè khổng lồ, cây cổ thụ trăm tuổi trên đỉnh núi Tây Nguyên
21:38:06 05/05/2025
Khung cảnh nên thơ hiếm có ở thiên đường hoa tử đằng TochigiKhung cảnh nên thơ hiếm có ở thiên đường hoa tử đằng Tochigi
20:50:32 05/05/2025
Khám phá Trường thành nước ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Trung QuốcKhám phá Trường thành nước ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
08:46:44 06/05/2025
Quảng Bình hút khách châu Âu dịp lễQuảng Bình hút khách châu Âu dịp lễ
22:25:08 05/05/2025
Những bãi biển hoang sơ đẹp như mơ ở Hà Tĩnh khiến du khách mê mẩnNhững bãi biển hoang sơ đẹp như mơ ở Hà Tĩnh khiến du khách mê mẩn
11:42:01 06/05/2025

Tin đang nóng

Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FCÁi nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
20:26:18 06/05/2025
Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"
18:05:56 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hộiVụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
17:20:08 06/05/2025
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đờiMC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời
18:01:36 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
21:32:11 06/05/2025
Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'
20:25:22 06/05/2025
Uy tín 100%, Sơn Tùng bị "tóm" đi chợ Bến Thành mua trái cây, nhưng ảnh cam thường khác ảnh tự đăng thế này?Uy tín 100%, Sơn Tùng bị "tóm" đi chợ Bến Thành mua trái cây, nhưng ảnh cam thường khác ảnh tự đăng thế này?
17:02:03 06/05/2025
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?
18:13:46 06/05/2025

Tin mới nhất

Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ

Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ

11:44:21 06/05/2025
Theo thống kê của Sở VHTT&DL, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 30/4-4/5), ngành Du lịch Phú Yên ước đón 85.000 lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước
Lào Cai đón 265.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ, doanh thu đạt hơn 900 tỷ đồng

Lào Cai đón 265.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ, doanh thu đạt hơn 900 tỷ đồng

11:40:09 06/05/2025
Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), Lào Cai đã đón 265.000 lượt du khách trong và ngoài nước, doanh thu từ du lịch đạt hơn 900 tỷ đồng.
Biển Hải Tiến đón 91.200 lượt khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Hải Tiến đón 91.200 lượt khách trong dịp lễ 30/4 - 1/5

11:38:09 06/05/2025
5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) đã thu hút được 91.200 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu ước đạt 173 tỷ đồng.
Khách sạn Radisson Blu Hạ Long Bay: Thiên đường nghỉ dưỡng thân thiện với gia đình bên bờ vịnh

Khách sạn Radisson Blu Hạ Long Bay: Thiên đường nghỉ dưỡng thân thiện với gia đình bên bờ vịnh

11:36:06 06/05/2025
Giữa thiên nhiên kỳ vĩ, Khách sạn Radisson Blu Hạ Long Bay vừa khai trương đã trở thành thiên đường nghỉ dưỡng thân thiện, lý tưởng cho các gia đình cùng sẻ chia niềm vui
Lâm Đồng đón 240.000 lượt khách dịp lễ 30/4

Lâm Đồng đón 240.000 lượt khách dịp lễ 30/4

11:34:03 06/05/2025
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong dịp lễ 30/4 và 1/5/2025, địa phương đón khoảng 240.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng khoảng 14,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Rực rỡ sắc màu địa lan tại làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo

Rực rỡ sắc màu địa lan tại làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo

11:32:02 06/05/2025
Vi Rơ Ngheo, làng du lịch cộng đồng của người dân tộc Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mặc dù còn mới mẻ đối với du khách nhưng đã rất nổi tiếng với danh hiệu làng địa lan .
Du lịch Việt Nam thu hút khách dịp lễ

Du lịch Việt Nam thu hút khách dịp lễ

11:29:31 06/05/2025
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, nhiều điểm du lịch nổi tiếng đều thu hút đông đảo du khách.
Quảng Bình đón 369.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ

Quảng Bình đón 369.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ

11:26:35 06/05/2025
Tổng lượt khách đến Quảng Bình trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ước đạt 369.000 lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đảo Phú Quý: Đâu chỉ như hòn ngọc giữa biển

Đảo Phú Quý: Đâu chỉ như hòn ngọc giữa biển

11:24:28 06/05/2025
Sự ứng phó linh hoạt từ tinh thần cố kết cộng đồng trên cũng dễ lý giải khi cùng sống ở giữa biển phải đối phó những bất ngờ ập đến.
Hà Giang, Hội An lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới

Hà Giang, Hội An lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới

11:21:05 06/05/2025
Trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới do tạp chí Time Out công bố đầu tháng 4, Hà Giang và Hội An lần lượt xếp vị trí thứ 10 và 44.
Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc

Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc

10:17:13 06/05/2025
Nằm ven Quốc lộ 6, đoạn qua bản Co Hiên, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, chợ Nà Si từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc với người dân địa phương
Nhiều gia đình ở Sơn La chọn du lịch nội tỉnh trong kì nghỉ lễ

Nhiều gia đình ở Sơn La chọn du lịch nội tỉnh trong kì nghỉ lễ

10:12:17 06/05/2025
Kì nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài, người dân có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình. Bên cạnh việc lựa chọn các tour du lịch hay về quê, nhiều gia đình đã chọn hình thức du lịch tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Cặp chị em "hổ báo" nhất showbiz hội ngộ tại "Oscar giới thời trang", 2 đôi guốc lập tức lọt vào tầm ngắm

Cặp chị em "hổ báo" nhất showbiz hội ngộ tại "Oscar giới thời trang", 2 đôi guốc lập tức lọt vào tầm ngắm

Nhạc quốc tế

22:37:13 06/05/2025
Gần 7 năm kể từ vụ xô xát tai tiếng bữa tiệc thời trang Harper s Bazaar ICONS, đây là lần hiếm hoi 2 nữ nghệ sĩ xuất hiện ở chung 1 sự kiện.
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Góc tâm tình

22:26:04 06/05/2025
Tận mắt chứng kiến cảnh con trai ngoan hiền khóc nức nở trong nhà vệ sinh là một trải nghiệm tồi tệ đối với tôi. Vợ chồng tôi từng rất hãnh diện vì có 2 đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang.
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Pháp luật

22:13:35 06/05/2025
Chiều 6/5, cơ quan Công an đã làm việc với đối tượng chạy xe máy chặn đầu xe ô tô chửi bới, bẻ cần gạt mưa, đập kính chiếu hậu trên đường 3 Tháng 2 (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và những người liên quan.
Long Đẹp Trai liều mình theo nghệ thuật dù bố mẹ ngăn cấm - cái giá của đam mê?

Long Đẹp Trai liều mình theo nghệ thuật dù bố mẹ ngăn cấm - cái giá của đam mê?

Sao việt

22:08:00 06/05/2025
Trước khi nổi tiếng với vai diễn trong Lật mặt Long Đẹp Trai tên thật là Nguyễn Long từng trải qua giai đoạn khó khăn đến mức bị chính bố mẹ cắt viện trợ. Bố anh cho rằng nghệ sĩ là xướng ca vô loài ông không chấp nhận cho anh theo con ...
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Tin nổi bật

22:04:26 06/05/2025
Một nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bất ngờ bị con trai của bệnh nhân hành hung, đánh liên tiếp vào vùng đầu và mặt.
Cả dàn mỹ nhân "hở bạo liệt" tại tiệc hậu Met Gala, bỗng bị Lisa (BLACKPINK) chiếm trọn spotlight vì 1 lí do!

Cả dàn mỹ nhân "hở bạo liệt" tại tiệc hậu Met Gala, bỗng bị Lisa (BLACKPINK) chiếm trọn spotlight vì 1 lí do!

Sao âu mỹ

21:59:22 06/05/2025
Không kém gì sự kiện chính, dàn sao lên đồ trưng trổ nhan sắc, body đi dự tiệc, thu hút mọi ống kính phóng viên khi dự tiệc mừng after party.
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi

Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi

Sao châu á

21:47:28 06/05/2025
Baeksang Awards 2025 là lần hiếm hoi Song Hye Kyo xuất hiện trong cùng 1 sự kiện với cả hai người yêu cũ là Hyun Bin và Lee Byung Hun
Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

Thế giới

21:43:35 06/05/2025
Thứ hai là các cuộc đàm phán đang diễn ra hướng tới một giải pháp hòa bình với Nga, trong đó Tổng thống Donald Trump đã tích cực đóng vai trò trung gian.
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!

Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!

Phong cách sao

21:40:51 06/05/2025
Met Gala, đêm tiệc thời trang lớn nhất hành tinh, luôn là nơi những bộ cánh lộng lẫy, độc đáo và đôi khi vượt mọi giới hạn được trình diễn.
Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam

Hậu vệ Việt kiều Pháp mở toang cánh cửa lên ĐT Việt Nam

Sao thể thao

21:31:32 06/05/2025
Hậu vệ Việt kiều Pháp, Kevin Phạm Ba đang tỏa sáng rực rỡ trong màu áo Nam Định. Điều này giúp anh mở ra cơ hội lớn có thể khoác áo ĐT Việt Nam trong tương lai.
Ca sĩ Duy Mạnh bất ngờ được bổ nhiệm làm đại sứ

Ca sĩ Duy Mạnh bất ngờ được bổ nhiệm làm đại sứ

Hậu trường phim

21:23:32 06/05/2025
Ca sĩ Duy Mạnh bất ngờ được mời đại sứ cho bom tấn 450 tỷ Yadang: Ba mặt lật kèo . Đây là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên có đại sứ tại Việt Nam.