Hợp tác Nga – Ấn kìm hãm chiến lược địa chính trị của Mỹ

Dù quan hệ Ấn-Mỹ dường như đã được cải thiện hồi năm ngoái, nhưng New Delhi vẫn tăng cường mua dầu thô từ Nga, bất chấp cảnh báo của Washington.

Hợp tác Nga - Ấn kìm hãm chiến lược địa chính trị của Mỹ - Hình 1
Các quan chức Mỹ và Ấn Độ tham gia đối thoại “2 2″ năm 2022. Ảnh: PTI

Cho đến gần đây, Washington cho rằng Ấn Độ có thể đứng về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh cường quốc ngày càng tăng giữa một bên là Mỹ và các đồng minh, bên kia là Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, một loạt diễn biến mới đã làm “trật bánh” sự lạc quan này, khiến một phần quan trọng trong chiến lược kinh tế, quân sự và năng lượng ở Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ trở nên thiếu hiệu quả.

Ví dụ mới nhất về việc Ấn Độ không đóng vai trò quan trọng như Mỹ kỳ vọng là rất nhiều hợp đồng dầu mỏ đang được thực hiện bởi New Delhi và Moskva , bất chấp sự phản đối của Washington.

Trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington, Ấn Độ nổi lên là một lựa chọn. Đầu tiên, về mặt chính trị, dường như Ấn Độ đã sẵn sàng thách thức Trung Quốc sau khi hai bên xảy ra đụng độ vào ngày 15/6/2020 ở Thung lũng Galwan.

Về mặt kinh tế, Ấn Độ có tiềm năng trở thành khách hàng mua năng lượng thay thế Trung Quốc đối với những đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, qua đó làm giảm sự hợp tác giữa các nước này với Trung Quốc. Theo dự báo được công bố vào quý 1/2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Ấn Độ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở mức 25% trong hai thập kỷ tới, vượt qua Liên minh Châu Âu (EU) trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.

Cụ thể hơn, Ấn Độ dự kiến tiêu thụ năng lượng tăng gần gấp đôi khi GDP của quốc gia này tăng lên ước tính 8.600 tỷ USD vào năm 2040. IEA cho rằng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ sẽ khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, đi ngược với hy vọng của Washington, Ấn Độ gần đây đã tăng cường hợp tác với Nga, một cường quốc khác mà Mỹ đang lợi dụng cuộc xung đột ở Ukraine để áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhằm làm suy yếu Moskva.

Trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ, hai bên đã ký kết 28 thỏa thuận đầu tư trong một loạt lĩnh vực, không chỉ có dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu, thép và đóng tàu, mà còn cả các vấn đề quân sự. Các thỏa thuận quân sự gồm việc Ấn Độ sản xuất ít nhất 600.000 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov và điều đáng lo ngại hơn nữa đối với Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla tuyên bố rằng hợp đồng năm 2018 liên quan đến hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đang được thực hiện.

Tiếp theo, Ấn Độ đã không bỏ phiếu tán thành nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ hậu thuẫn nhằm lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Ấn Độ đã không áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga theo lời kêu gọi của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman thậm chí còn phát biểu rằng với năng lượng giá rẻ của Nga, Ấn Độ nên tăng cường mua vì nó cần thiết cho nhu cầu của nước này.

Video đang HOT

Chiến thuật mới nhất của Washington dường như là muốn thuyết phục New Delhi rằng Moskva không còn là một đối tác an ninh đáng tin cậy. Thông điệp của Mỹ về quan điểm của Ấn Độ đối với cuộc xung đột ở Ukraine đã trở nên cứng rắn trong những tuần gần đây, khi cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu tiếp tục giao dịch với Moskva.

Mỹ cũng đưa ra tín hiệu mới nhất nhằm thuyết phục Ấn Độ nên suy nghĩ lại về mối quan hệ an ninh lâu dài với Nga: Tại New Delhi trong tháng này, quan chức hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh cho biết Ấn Độ không tin vào sự hỗ trợ của Nga nếu Trung Quốc tiến hành một hành động khiêu khích ở biên giới của Ấn Độ trong thời gian tới. Mỹ cho rằng Ấn Độ không thể dựa vào sự hỗ trợ của Nga, đặc biệt là vì cuộc xung đột Ukraine đã khiến Moskva xích lại gần Bắc Kinh hơn.

Tóm lại, bất chấp sự lôi kéo từ Mỹ, New Delhi vẫn duy trì mối quan hệ đối tác truyền thống với Moskva. Yếu tố này vẫn là một thách thức đối với mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ trong thời gian tới.

Nord Stream 2 Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây

Tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng liên quan Nga và Ukraine.

Theo tờ Vox, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng quanh vấn đề Ukraine, tuyến đường ống Nord Stream 2 trở thành một quân bài trong khủng hoảng địa chính trị. Vốn là một dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, một số người coi đây chỉ là dự án kinh tế, số khác coi đây là công cụ địa chính trị của Nga, cũng có người coi dự án là kết hợp của hai yếu tố.

Nord Stream 2 - Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây - Hình 1
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD của Nga đang khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn với một số đồng minh châu Âu, gây chia rẽ các nước châu Âu và nội bộ Mỹ.

Khi đi vào hoạt động, Nord Stream 2 sẽ chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu. Nord Stream 2 nằm dọc theo Nord Stream 1, chạy từ Nga dọc theo Biển Baltic và vào thẳng Đức. Các chuyên gia cho biết đường ống này sẽ không làm tăng đáng kể lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga sang châu Âu, nhưng nó có thể định tuyến lại, nghĩa là nhiều khí đốt tự nhiên hơn sẽ chảy trực tiếp đến Đức và có khả năng bỏ qua các đường ống hiện có khác chạy qua các nước châu Âu khác, nhất là Ukraine.

Mỹ và Ukraine coi đường ống này là một công cụ địa chính trị của Nga và không muốn đường ống này hoạt động.

Nếu Nord Stream 2 đi vào hoạt động, Nga sẽ không còn phải trả phí trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời cả Nga và châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.
Đức đã coi Nord Stream 2 là một dự án thương mại cần thiết cho ngành công nghiệp Đức và muốn nó đi vào hoạt động. Một số nước châu Âu đồng ý; một số nước châu Âu không đồng ý hoặc không thực sự muốn bàn quá nhiều.

Nord Stream 2 càng trở nên nóng hơn khi Nga tăng cường quân dọc theo biên giới Ukraine. Nord Stream 2 ngày càng được coi là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Stefan Meister tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định rằng ngay cả khi chưa hoạt động, tuyến đường ống đã làm chia rẽ mối quan hệ Mỹ-châu Âu-Đức.

Dự án đường ống gây tranh cãi

Trước khi có Nord Stream 2, đã có Nord Stream 1. Trước khi có Nord Stream 1, đã có những đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô đến châu Âu. Trong số các đường ống này, có một đường ống chạy qua Ukraine và vào thời kỳ đỉnh điểm, thường trung chuyển tới 80% lượng khí đốt Nga sang châu Âu.

Vào năm 2005, Đức và Nga đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 1, một đường ống trị giá 6 tỷ USD qua Biển Baltic để giúp châu Âu bớt phụ thuộc hơn vào tuyến vận chuyển trên bộ vốn chạy qua khu vực đầy biến động.

Nord Stream 2 - Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây - Hình 2
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào năm 2015, một vài năm sau khi đường ống ban đầu khai trương, Đức đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 2 để mở rộng công suất dọc theo tuyến đường này. Tuy nhiên, tuyến đường ống mới đã bị chỉ trích dữ dội vì thuộc sở hữu hoàn toàn của Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga. Thời điểm của thỏa thuận cũng gây tranh cãi vì được đưa ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.

Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó đã bảo vệ Nord Stream 2, coi đây là một dự án thương mại, rất cần thiết cho lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Đức. Tuy vậy, bất cứ điều gì liên quan đến một công ty khí đốt nhà nước của Nga sẽ mang tính chính trị.

Theo ông Meister, Đức nhìn Nga qua một lăng kính hơi khác và có một di sản gắn với Nga. Đức đã cố gắng cân bằng các cam kết với các đồng minh phương Tây với mong muốn có quan hệ hữu ích với Nga. Đức đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong nhiều thập kỷ, và vì vậy Đức coi dự án này là một sự đánh cược thực tế và đáng tin cậy.

Ngoài ra, một số công ty châu Âu và các bên lợi ích khác có thể thu được nhiều lợi nhuận từ dự án và ngược lại họ sẽ mất nhiều nếu dự án bị ngừng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối này.
Bà Margarita Balmaceda, Giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall, cho biết một lý do khiến đường ống được tiến hành bất chấp sự phản đối là nhờ sức mạnh của những tập đoàn kinh tế đang hưởng lợi từ dự án.

Tất cả những điều đó đã giúp Nord Stream 2 được xây dựng, bất chấp sự phản đối của Mỹ và các đồng minh - những bên cho rằng dự án sẽ khiến Đức và châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Nord Stream 2 trở thành điểm nhấn trong tương lai của Ukraine

Phần còn lại của châu Âu cũng bị chia rẽ tương tự. Tiếp đó là Ukraine, quốc gia bị kẹt ở giữa và số phận của Ukraine có khả năng đan xen với số phận của Nord Stream 2. Ukraine phản đối sâu sắc đường ống vì nước này mất nhiều nhất nếu Nord Stream 2 hoạt động. Ukraine coi đây là một mối đe dọa lớn.

Nga trả cho Ukraine khoảng 2 tỷ USD phí vận chuyển để vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ nước này.

Nhưng thực sự, điều quan trọng là Ukraine coi cơ sở hạ tầng đường ống là chính sách bảo đảm của riêng mình, với cả Nga và châu Âu. Nga muốn bán khí đốt cho châu Âu, còn châu Âu cần mua khí đốt của Nga. Chừng nào Ukraine còn đóng vai trò trung chuyển khí đốt, thì ít nhất, Nga có thể cân nhắc tình hình ở Ukraine.

Ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói: "Đó là lý do tại sao tôi có thể coi Nord Stream 2 là một dự án địa chính trị nhiều hơn vì nó được thiết kế để giúp Nga vận chuyển nhiều khí đốt nhất có thể mà không cần qua Ukraine".

Mỹ và Đức công nhận điều này. Bà Merkel trước đây đã nói rằng khí đốt phải tiếp tục chảy qua Ukraine sau khi có Nord Stream 2, và Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz đã nhắc lại quan điểm đó vào tháng 12/2021.

Trong một thỏa thuận giữa Mỹ và Đức, họ thống nhất rằng cần tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến năm 2024 là vì lợi ích của Ukraine và châu Âu.

Dự án gây chia rẽ tại Mỹ

Nord Stream 2 - Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây - Hình 3
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Mỹ coi tình trạng của Nord Stream 2 là một vấn đề để mặc cả.

Một số chính trị gia và chuyên gia Mỹ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn đường ống và ngăn chặn Nga là trừng phạt Nord Stream 2 ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao thượng nghị sĩ Ted Cruz và các thành viên Cộng hòa khác thúc đẩy khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2.

Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden nhìn nhận theo cách khác và phản đối dự luật trừng phạt, nói rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay bây giờ có nghĩa là Mỹ sẽ mất đi công cụ răn đe, không khác gì việc "bắn con tin". Dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ.

Phe Dân chủ đề xuất dự luật riêng để trừng phạt nếu Nga đưa quân vào Ukraine, trong đó có cả các bước trừng phạt Nord Stream 2.

Sự chia rẽ trong nội bộ Mỹ phản ánh sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn đối với Nord Stream 2. Khủng hoảng Ukraine sẽ khiến Mỹ còn chia rẽ hơn nữa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại giaCưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại gia
20:14:45 23/05/2025
Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
23:44:18 24/05/2025
Rợn hơn cả phim: hủ tục cắt 'bướm' bé gái tại Somalia, cận cảnh dụng cụ bẩnRợn hơn cả phim: hủ tục cắt 'bướm' bé gái tại Somalia, cận cảnh dụng cụ bẩn
14:14:29 23/05/2025
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp khôi phục sức mạnh năng lượng hạt nhân của MỹTổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp khôi phục sức mạnh năng lượng hạt nhân của Mỹ
07:06:45 25/05/2025
2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo
22:39:13 23/05/2025
Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trờiNga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời
23:00:42 24/05/2025
Truyền thông Mỹ và Israel đưa tin về 'sai lầm chết người' của thủ lĩnh HamasTruyền thông Mỹ và Israel đưa tin về 'sai lầm chết người' của thủ lĩnh Hamas
06:20:13 25/05/2025
Vợ chồng cựu 'siêu cớm' Mexico bị buộc phải nộp hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủVợ chồng cựu 'siêu cớm' Mexico bị buộc phải nộp hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ
23:14:13 24/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Ý Nhi trượt top 8 Top Model, mất cơ hội vào thẳng top 40Hoa hậu Ý Nhi trượt top 8 Top Model, mất cơ hội vào thẳng top 40
10:21:18 25/05/2025
Vợ nằng nặc đòi ly hôn sau 3 tháng, tôi đồng ý rồi sau đó sốc nặng trước sự thật đớn đau cô ấy giấu kínVợ nằng nặc đòi ly hôn sau 3 tháng, tôi đồng ý rồi sau đó sốc nặng trước sự thật đớn đau cô ấy giấu kín
08:51:23 25/05/2025
Lê Hoàng Hiệp tái xuất hậu ở ẩn, dân mạng soi tướng phán 1 câu rợn người?Lê Hoàng Hiệp tái xuất hậu ở ẩn, dân mạng soi tướng phán 1 câu rợn người?
13:48:40 25/05/2025
Phát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCMPhát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCM
09:05:23 25/05/2025
Vợ sắp cưới bất ngờ ôm bụng ngã ra sàn đau đớn, mẹ tôi mặt tái nhợt còn tôi thì câm nín không nói lên lờiVợ sắp cưới bất ngờ ôm bụng ngã ra sàn đau đớn, mẹ tôi mặt tái nhợt còn tôi thì câm nín không nói lên lời
08:41:46 25/05/2025
Mẹ chồng gặp con dâu gội đầu ở quán, bà nói một câu khiến tôi ôm con về ngoại ngay trong đêmMẹ chồng gặp con dâu gội đầu ở quán, bà nói một câu khiến tôi ôm con về ngoại ngay trong đêm
10:13:21 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
09:20:32 25/05/2025
Khom lưng: gặp biến căng với Tiêu Chiến phút 90, nam nữ chính rớt nhiệt thảmKhom lưng: gặp biến căng với Tiêu Chiến phút 90, nam nữ chính rớt nhiệt thảm
12:31:55 25/05/2025

Tin mới nhất

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

10:51:50 25/05/2025
Hệ thống AI tích hợp vào Su-57 được thiết kế để hỗ trợ phi công trong thời gian thực, đưa ra các khuyến nghị về các hành động chiến thuật và kiểm soát trong các tình huống chiến đấu phức tạp.
Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

10:39:25 25/05/2025
Bố mẹ của Nicola Peltz, vợ của Brooklyn Beckham, đang bị kiện. Người nộp đơn kiện là bà Mileydis Morejon, từng làm việc tại dinh thự của gia đình tỷ phú họ Peltz ở Palm Beach (Mỹ).
Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

10:34:47 25/05/2025
Nga đã phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào các thành phố của Ukraine, chủ yếu là Kiev, chỉ vài giờ sau khi hai bên trao đổi tù binh.
'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

08:42:08 25/05/2025
Tại đây, khách tham quan có cơ hội trực tiếp chứng kiến quy trình làm ra những sản phẩm thủ công truyền thống như thêu chỉ vàng, dệt vải và nhuộm vải batik, đồng thời tương tác với các màn hình kỹ thuật số và video trình chiếu hiện đại.
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

07:56:06 25/05/2025
Ngày 23/5, Quốc hội Đan Mạch thông qua luật nâng tuổi nghỉ hưu lên 70 vào năm 2040, trở thành quốc gia có tuổi nghỉ hưu cao nhất Liên minh châu Âu (EU).
Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

07:53:49 25/05/2025
Tương lai học tập của công chúa Elisabeth - người kế vị của Hoàng gia Bỉ - đang đối diện với những bấp bênh, vì chính sách mới của nhà chức trách Mỹ áp dụng đối với Đại học Harvard.
Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

07:38:38 25/05/2025
Moscow cảnh báo các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga nhằm phá hoại các cuộc đàm phán trực tiếp vừa mới được nối lại giữa hai nước.
Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

07:09:39 25/05/2025
Lực lượng cứu hộ cho biết đám cháy đã được dập tắt ngay sau đó. Cảnh sát trưởng Kitrat Panphet đã ra lệnh mở cuộc điều tra khẩn cấp và cam kết hỗ trợ bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm

07:08:59 25/05/2025
Tình hình càng trở nên phức tạp khi Israel thúc đẩy hệ thống phân phát viện trợ mới được tư nhân hóa, dự kiến đi vào hoạt động từ ngày 25/5, bỏ qua chiến dịch viện trợ của LHQ và các đối tác.
Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan

Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan

06:35:25 25/05/2025
Việc Phần Lan chính thức gia nhập NATO vào năm 2023 sau nhiều thập kỷ trung lập đã khiến đường biên giới giữa liên minh quân sự này và Nga kéo dài thêm 1.345 km. Đây được xem là thay đổi đáng kể trong thế cân bằng chiến lược tại Bắc Âu.
Quân đội Nga tiến vào Yunakovka, mở rộng tác chiến tại vùng Sumy của Ukraine

Quân đội Nga tiến vào Yunakovka, mở rộng tác chiến tại vùng Sumy của Ukraine

06:28:35 25/05/2025
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định Nga đang cân nhắc mở rộng kiểm soát vùng Sumy, thậm chí có thể tính đến phương án sáp nhập khu vực này. Dù vậy, nhiều nhà phân tích quân sự bày tỏ nghi ngờ về khả năng Nga sớm giành Sumy.
Hàn Quốc có thể hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè năm nay

Hàn Quốc có thể hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè năm nay

06:11:29 25/05/2025
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc, cũng có những yếu tố có thể khiến nhiệt độ giảm xuống vào tháng 6. Một luồng hoàn lưu áp thấp có thể hình thành gần Hàn Quốc do ảnh hưởng của lớp tuyết rơi nhẹ ở Đông Bắc Trung Quốc, giúp nhiệt độ giảm xuống...

Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"

Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"

Phim việt

14:25:07 25/05/2025
Đạo diễn Nhất Trung chính thức trở lại đường đua điện ảnh với dự án phim mới mang tên Giải cứu , dự kiến khởi chiếu vào tháng 4/2026. Lấy đề tài từ những vụ việc có thật về nạn buôn người núp bóng chiêu trò việc nhẹ, lương cao ở khu vực...
Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?

Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?

Netizen

14:04:54 25/05/2025
Những ngày qua, Ngân Collagen trở thành chủ đề bán tán của dân mạng sau ồn ào với Ngân 98. Mới đây, boss miền tây một lần nữa bị dân tình bóc mẽ chuyện xài đồ giả, phông bạt từ trang sức đến cơ ngơi tiền tỷ.
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức

Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức

Sao việt

13:57:37 25/05/2025
Mới đây Ý Nhi và hơn 100 cô gái xinh đẹp từ khắp các Châu Lục trên thế giới bước vào phần thi Top Model để tìm ra 4 chiếc vé đặt cách vào Top 40 chung cuộc. Tuy nhiên phần kết quả lại gây tranh cãi lớn khi Ý Nhi và Opal bị xử ép ra mặt.
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới

Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới

Xe máy

13:32:21 25/05/2025
Nếu Velax đại diện cho chất nam tính, Vekoo của giới trẻ sành điệu, thì Oris là mảnh ghép hoàn hảo dành cho phái đẹp ưa thời trang khi lựa chọn phương tiện di chuyển xanh trong đô thị.
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn

Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn

Ôtô

13:27:24 25/05/2025
Mẫu minivan này cung cấp hai tùy chọn động cơ: máy xăng V6 3.5L mạnh 287 mã lực và phiên bản hybrid 1.6L tăng áp với công suất 242 mã lực. Tổng cộng có tới chín cấu hình để người dùng lựa chọn.
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ

Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ

Sao châu á

13:09:23 25/05/2025
Khi nhắc đến quốc bảo diễn xuất xứ tỷ dân ai ai cũng đều mặc định đó chính là Châu Tấn. Cô là một trong những trường hợp hiếm hoi của Cbiz tuy không sở hữu nhan sắc quá xinh đẹp nhưng cô lại có 1 tài năng diễn xuất mà khó mỹ nhân nào sá...
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút

Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút

Sao thể thao

13:01:30 25/05/2025
Tiểu thư Doãn Hải My khoe chân dài thẳng tắp, visual chuẩn bạch nguyệt quang làng bóng đá nhưng spotlight lại thuộc về đôi giày thị phi từng khiến vợ chồng Văn Hậu bị nghi sa sút, hết tiền.
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do

Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do

Nhạc quốc tế

12:56:51 25/05/2025
Mới đây, vào ngày 23/5, Justin Bieber bất ngờ xuất hiện với tư cách khách mời tại SVĐ LoFi, California trong khuôn khổ tour diễn Grand National Tour của SZA và Kendrick Lamar.
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?

Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?

Sao âu mỹ

12:43:59 25/05/2025
Dù Justin Bieber đã công khai xin lỗi vì từng xem thường và thiếu tôn trọng vợ mình, nhưng dư luận vẫn chưa nguôi giận. Nhiều người cho rằng nam ca sĩ đang cố gỡ điểm sau loạt hành vi gây tranh cãi.
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc

3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc

Sáng tạo

12:12:11 25/05/2025
Chỉ cần đặt đúng một chậu cây nhỏ vào 3 vị trí dưới đây - những góc thường bị bỏ quên - bạn có thể cải thiện dòng năng lượng tài chính trong nhà, giúp tiền bạc ổn định hơn.
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng

6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng

Làm đẹp

11:49:41 25/05/2025
Nếp nhăn quanh miệng (nếp nhăn rãnh cười) là một dấu hiệu lão hóa tự nhiên. Vậy có cách nào có thể giúp giảm thiểu và làm chậm quá trình sự xuất hiện của tình trạng?