Hướng đến môi trường giáo dục thân thiện, tích cực
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là thông điệp của các trường trên địa bàn quận Ô Môn hướng đến, nhằm tạo môi trường sư phạm thân thiện, tích cực cho học sinh.
Giữa buổi trưa nhưng các phòng học Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng (quận Ô Môn) vẫn mát mẻ bởi trường có nhiều cây xanh . Hành lang trong trường được thầy trò trang trí hoa kiểng, có bức họa nhiều màu sắc. Tại phòng Tin học , các bé lớp 1 đang học vẽ dưới sự hướng dẫn của cô Lâm Thị Ngọc Diệp. Em Nguyễn Thị Điệp Nhi, lớp 1.4, nói: “Em vẽ ngôi nhà, quanh nhà có cây và hoa”. Cô Ngọc Diệp giải thích: “Học sinh lớp 1 nên bên cạnh kiến thức , tôi dạy các em không nghịch phá làm cây chết. Với học sinh lớp 5, thì dạy cách chăm sóc, tưới cây ”. Phòng học không có máy lạnh, nên cô Diệp cùng học sinh tận dụng chai nhựa để trồng khoảng 20 cây hoa, treo cửa sổ hoặc trưng bày trên bàn vi tính. Còn ở lớp 3.1, các em được chia thành nhiều nhóm nhỏ trong giờ học Tiếng Việt và cũng lồng ghép các nội dung về cây xanh, môi trường. Cô Huỳnh Thị Kim Ba, chủ nhiệm 3.1 cho biết: “Cách học gắn liền với những câu chuyện thực tế giúp các em nhớ bài học lâu hơn”.
Học sinh Trường THCS Thới Hòa đọc sách tại Thư viện xanh thu nhỏ ở trường.
Thành lập từ năm 1999, đến tháng 8-2005, Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng được đầu tư xây mới trên diện tích 6.000 mét vuông, với quy mô 20 phòng học và đầy đủ phòng chức năng, trang thiết bị thực hành. Tháng 10-2006, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Theo thầy Võ Hữu Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, bên cạnh chuyên môn, trường thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: “Khi nhận bàn giao trường mới, chúng tôi đã phát động xây dựng mô hình trường “Sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn”; khuyến khích thầy cô, học sinh cùng tham gia và nêu cao ý thức về bảo vệ môi trường”.
Dù mới được đưa vào sử dụng hơn một năm, nhưng tập thể Trường THCS Thới Hòa đã xây dựng được khuôn viên, môi trường sư phạm đẹp. Ấn tượng nhất là chân cầu thang được trường bố trí Thư viện xanh thu nhỏ để học sinh đọc sách, học bài. Phan Anh Hoàng Thư, học sinh lớp 6D, cho biết: “Thư viện này hoạt động gần 1 tháng, em rất thích”. Châu Ngọc Nữ (cùng lớp với Thư) tiếp lời: “Em và các bạn cũng tham giữ gìn vệ sinh tại đây”. Theo thầy Trương Thanh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, hiện toàn trường có 608 học sinh và 32 cán bộ, giáo viên. Môi trường sư phạm hôm nay có được là nhờ tập thể thầy, trò chịu khó trang trí khuôn viên trường, lớp học. Đồng thời, giáo viên học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn; thông qua Dự án WINDY do Quỹ Bảo vệ môi trường toàn cầu Nhật Bản tài trợ, từ đầu tháng 11 này trường được hỗ trợ thực hiện góc sáng tạo trưng bày sản phẩm sáng tạo của học sinh…
Từ năm học 2016-2017, Phòng GD&ĐT quận Ô Môn đã triển khai đến 38 trường trên địa bàn quận đăng ký xây dựng ít nhất 1 trong 4 nội dung về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 2019-2020, Phòng GD&ĐT quận xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá mô hình “Sáng – xanh – sạch – đẹp”, được tất cả các trường đăng ký tham gia. Trong các năm qua, nhất là trong năm học 2019-2020 này, việc xây dựng môi trường sư phạm còn một trong những nội dung chỉ đạo của ngành giáo dục thành phố, nhằm bảo đảm học sinh được học tập, hoạt động trong môi trường thuận lợi, an toàn. Thầy Võ Công Tuấn, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ô Môn nhấn mạnh: Ngành tiếp tục duy trì và phát triển mô hình này nhằm giáo dục học sinh về môi trường sống, hình thành lối sống có trách nhiệm với cộng đồng; với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, xã hội và phụ huynh.
Bài, ảnh: NG.Ngân
Theo baocantho
Muốn thầy cô hạnh phúc, ban giám hiệu cần thay đổi
Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động "Trường học hạnh phúc", với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện.
Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến ba tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng; hướng đến sự tôn trọng, thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ học sinh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: VTV.vn.
Là một giáo viên, chúng tôi nhận thấy phong trào "Trường học hạnh phúc" do Bộ phát động vô cùng ý nghĩa và thiết thực.
Thế nhưng muốn học sinh được hạnh phúc thì trước hết mỗi thầy cô giáo phải được hạnh phúc.
Cụ thể, thầy cô trước tiên cần được tôn trọng, cần được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.
Nhưng hiện nay, không ít trường học vẫn chưa làm được điều đó.
Giáo viên đến trường còn mang cảm giác ức chế sao học trò có những tiết học vui?
Chỉ khi thầy cô thấy vui, thấy thoải mái thì những tiết học mới thăng hoa, hiệu quả và ngược lại.
Thầy cô mà buồn bực thì luôn cau có, tiết học sẽ nặng nề biết nhường nào?
Và nguy hại hơn, đôi lúc học sinh chính là tác nhân làm bùng cơn giận dữ vô cớ và "sóng gió" sẽ trút xuống đầu các em.
Thầy cô không vui, thầy cô bị áp lực, bị căng thẳng phần nhiều đến từ những hành xử của Ban giám hiệu nhà trường.
Một số Ban giám hiệu đang sử dụng quyền uy của mình để tạo áp lực không nhỏ lên đầu giáo viên.
Không ít giáo viên than thở: "Đến trường mà lòng cứ nặng như chì, đầu óc căng thẳng, nặng nề cứ muốn dạy nhanh hết tiết rồi về cho khỏe".
Tai họa từ "bờ vách có tai"
Để quản lý, không ít Ban giám hiệu các trường đã thiết lập một "đội mật vụ" quanh mình.
Đội quân này có nhiệm vụ nghe ngóng, nắm bắt tình hình của giáo viên để về báo cho Ban giám hiệu chấn chỉnh và đối phó.
Thôi thì có rất nhiều chuyện để trình báo, phần lớn là những chuyện không ai dám nói trong cuộc họp, không ai dám góp ý thẳng với Ban giám hiệu như về cách ứng xử, cách làm việc của họ với giáo viên hay chuyện về những bất cập của thông tư này, nghị định kia, chuyện về phương pháp dạy học chưa hiệu quả...
Không ít việc "nói đi thì nhẹ nói lại thì nặng" hay người trình báo "có ít xít ra nhiều" theo kiểu thêm mắm thêm muối, kiểu trả thù cá nhân...
Một người mắc lỗi cả trường "lãnh đủ"
Khi được "mật báo", có hiệu trưởng xử sự một cách tế nhị như mời riêng những thầy cô ấy về phòng hỏi chuyện để tìm hiểu thêm.
Nhưng không ít hiệu trưởng chẳng thẩm tra, chẳng cần lắng nghe phản hồi từ cấp dưới.
Thế rồi họ mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường nói móc mỉa, nói bóng nói gió, nói ám chỉ xa gần.
Có hiệu trưởng còn sỗ sàng lên giọng ngay trong cuộc họp theo kiểu như:
"Ai nói gì tôi biết hết. Các anh chị lo dạy dỗ, đừng tụm năm tụm ba tám chuyện rách việc lắm"...
Cuộc họp hội đồng nhà trường lẻ ra là nơi bàn về chuyên môn, bàn về những biện pháp giúp đỡ học sinh để nâng cao chất lượng dạy học...lại trở thành nơi để hiệu trưởng tỏ oai quyền.
Phần lớn, giáo viên nín lặng ngồi nghe, một số thầy cô giáo lớn tuổi bức xúc: "Ai nói, ai làm, tôi đề nghị chỉ tên và nói nhanh gọn. Chứ kiểu bóng gió, chửi hoài như thế này đau óc lắm".
Dù nói thế, cũng chỉ để nghe, chứ chẳng thay đổi được gì bởi có những hiệu trưởng họ tự cho mình cái quyền được dạy dỗ giáo viên.
Bởi thế nên phần lớn các buổi họp hội đồng giáo viên đều có cảm giác chính mình đang bị tra tấn nhiều hơn là ngồi họp.
Chưa nói đến việc những giáo viên bị tố sẽ vĩnh viễn nằm trong danh sách "đen" của Ban giám hiệu.
Thế rồi, nhất cử nhất động của họ cũng bị để ý, bị soi mói một cách gắt gao.
Trong thực tế, những trường học có Ban giám hiệu nhà trường tâm lý, thân thiện và tôn trọng giáo viên thì các thầy cô thấy thoải mái và làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Có giáo viên bật mí: "Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Nhưng một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội".
Thế nên, kêu gọi thầy cô chúng ta thay đổi thì đầu tiên Ban giám hiệu mỗi nhà trường cần có sự thay đổi trong cách hành xử với giáo viên.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net.vn
Khánh thành Nhà văn hóa "siêu" hiện đại dành cho sinh viên Sáng 23-10, dự án Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM nằm trong Khu Đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM đã chính thức khánh thành. Theo đó, công trình được xây trên khu đất có diện tích 3,55 hecta tại Khu Trung tâm dịch vụ công cộng 1, thuộc Khu Đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM (thị xã Dĩ An, Bình Dương). Dự...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Sao việt
13:44:54 23/05/2025
5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày
Làm đẹp
13:42:26 23/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh khiến dân tình dậy sóng hành động táo bạo, nhan sắc gây tranh cãi!
Sao châu á
13:30:25 23/05/2025
Bị chê "hết thời" doanh số Vios vẫn vô đối!
Ôtô
13:22:35 23/05/2025
"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?
Netizen
13:19:22 23/05/2025
Galaxy Z Flip7 được xác nhận dùng chip Exynos 2500
Đồ 2-tek
13:12:33 23/05/2025
Hồ Văn Cường công khai ảnh cưới
Sao thể thao
13:05:21 23/05/2025
Vì sao ông Putin bất ngờ đến Kursk khi Ukraine quyết không đầu hàng?
Thế giới
12:57:32 23/05/2025
Khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng cách trụ sở UBND huyện 2km
Pháp luật
12:55:02 23/05/2025
Trần Nghĩa tuổi 32: "Tôi vẫn ở nhà thuê, không còn mù quáng khi yêu"
Hậu trường phim
12:52:29 23/05/2025