Hướng tới “quyền lực mềm”
Mang theo những thỏa thuận thương mại lớn cùng hơn 120 doanh nhân tháp tùng, chuyến công du (từ ngày 18 đến 26-5) của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới 4 nước Mỹ Latinh (Brazil, Colombia, Peru và Chile) không ngoài tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực giàu tiềm năng này.
Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ Latinh vào năm 2030. Do vậy, chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường tới 4 quốc gia nêu trên không gì khác ngoài làm đậm thêm dấu ấn Trung Hoa tại khu vực sau các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Trung Quốc trong những năm gần đây. Riêng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới Mỹ Latinh hai lần liên tiếp. Chuyến thăm thứ nhất diễn ra vào tháng 6-2013, tới các nước Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico. Chuyến thứ hai diễn ra vào tháng 7-2014 gồm: Brazil, Argentina, Venezuela và Cuba.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Brazil trong chuyến công du 4 nước Mỹ Latinh
Đầu năm nay, Diễn đàn Trung Quốc – Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) đã được tổ chức lần đầu tiên tại Bắc Kinh. Tại diễn đàn, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo trong 10 năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư 250 tỷ USD vào khu vực này; đồng thời đặt mục tiêu nâng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều lên 500 tỷ USD.
Nếu so sánh sự hiện diện của Trung Quốc tại Mỹ Latinh trong giai đoạn 2001-2002 với lúc này, rõ ràng có sự gia tăng đáng kể. Thương mại tăng theo cấp số nhân và Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn nhất của một số quốc gia trong khu vực.
Hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Mỹ Latinh cao hơn FDI Trung Quốc ở nhiều nơi khác ngoài Châu Á. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – Mỹ Latinh tăng nhanh từ 13 tỷ USD năm 2000 lên 261 tỷ USD năm 2013 (vượt cả mốc hơn 200 tỷ USD giá trị thương mại Trung Quốc – Châu Phi năm 2013), đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ Latinh.
Trung Quốc đã “thâm nhập” sâu rộng vào hàng loạt nước như Brazil, Venezuela, Argentina, Chile, Peru, Mexico, Cuba, Nicaragua, Colombia… Quốc gia đông dân nhất thế giới hiện đã nâng cấp quan hệ với Venezuela và Argentina lên mức “đối tác chiến lược toàn diện”. Với một số nước trong đó có Brazil, Bắc Kinh đã vượt Washington để trở thành đối tác thương mại lớn nhất.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc thấy ở Mỹ Latinh nhiều thứ cần không chỉ về kinh tế mà còn cả về địa – chiến lược và chính trị.
Video đang HOT
Trước tiên là các nguồn dầu mỏ và khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt, đồng… đang rất cần cho “công xưởng” lớn nhất thế giới.
Thứ hai, do dân số đông mà tiềm năng nông nghiệp không quá lớn nên Trung Quốc có nhu cầu cao về nhập nông sản từ Mỹ Latinh, nơi có lợi thế to lớn về sản xuất nông nghiệp.
Quan trọng hơn, Mỹ Latinh không chỉ là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu mà còn là thị trường tiêu thụ quan trọng của hàng hóa “Made in China” vốn đã tràn ngập tại khu vực.
Các hiệp định tự do thương mại song phương được ký kết càng tạo điều kiện cho hàng hóa Trung Quốc tung hoành ở Nam Mỹ. Thực tế này cũng đã giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới ngay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Trong chiến dịch ngoại giao đến Mỹ Latinh của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Bắc Kinh còn quảng bá cho “Chiến lược một vành đai, một trục đường” hiện đang được ráo riết xúc tiến, đặc biệt là hướng đến xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” từ Biển Đông tỏa đi khắp toàn cầu, kể cả Mỹ Latinh.
Về chính trị, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hỗ trợ tài chính, Trung Quốc muốn thêm cơ may giành thiện cảm cũng như sự ủng hộ của các quốc gia Mỹ Latinh không chỉ ngay tại khu vực này mà còn tại các diễn đàn đa phương.
Trong khi đó, khách hàng Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc và các khoản tín dụng cũng của Trung Quốc đã ít nhiều giúp Mỹ Latinh “thay da đổi thịt”, bớt lệ thuộc vào Mỹ và Liên minh Châu Âu, hạn chế ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và Cựu lục địa; đồng thời tiếp cận được nhiều hơn với thị trường thế giới. Nhiều nước Mỹ Latinh nhìn nhận Trung Quốc như một cứu cánh có thể giải quyết không ít khó khăn quốc gia cũng như khu vực trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với bước chuyển lịch sử trong quan hệ Mỹ – Cuba thì Mỹ Latinh trong năm nay là điểm đến ưu tiên trong chính sách “quyền lực mềm” của quốc gia đông dân nhất thế giới. Và chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường đang diễn ra không chỉ khẳng định điều đó mà còn phát đi thông điệp về một mô hình mới trong quan hệ Trung Quốc – Mỹ Latinh.
Theo Thùy Dương
Hà Nội mới
Thủ tướng Trung Quốc lần đầu 'chụp ảnh tự sướng' gây sốt
Vào ngày thứ hai của chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã làm "náo loạn" mạng xã hội quốc gia láng giềng bằng bức "ảnh chụp tự sướng" (selfie) với Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường.
Theo tờ Dailymail, khi đến tham quan một ngôi đền lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, ông Modi đã kịp selfie với Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường một bức ảnh.
Trong vòng 4 giờ sau khi đăng trên tài khoản cá nhân mới lập trước chuyến thăm tại trang blog nhỏ của mạng xã hội Weibo nổi tiếng ở Trung Quốc - nơi ông Modi có gần 100.000 người theo dõi trong vòng chưa tới 1 tuần, bức ảnh selfie của 2 vị thủ tướng đã được đăng lại gần 40.000 lần và hiện dẫn đầu các câu chuyện trên truyền thông mạng xã hội Trung Quốc.
Dailymail dẫn lời các blogger Trung Quốc lưu ý rằng, đó là bức ảnh selfie đầu tiên của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Hãng tin Reuters từ Bắc Kinh cũng có bài bình luận về sự xuất hiện của "một trong những chính trị gia ưu tú nhất Trung Quốc", trong bức ảnh selfie lần đầu tiên cùng nụ cười tươi, cạnh người đồng nhiệm từ Ấn Độ.
Trong khi nhiều người dùng Weibo khen bức ảnh selfie của 2 nhà lãnh đạo là "dễ thương" thì nhiều người khác tự hỏi: tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề tự mình xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội?
"Sẽ thật tuyệt nếu Thủ tướng Lý có một tài khoản Weibo riêng", một người dùng viết - "Ở đó chúng tôi có thể giao tiếp trực tuyến với ông ấy".
Sự xuất hiện lần này, theo Reuters, là rất hiếm hoi đối với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc, nơi mà sự thảo luận về cuộc sống cá nhân của các chính trị gia là điều cấm kỵ và các chi tiết như ngày sinh chính xác của họ được coi là một bí mật quốc gia.
Những năm gần đây, lãnh đạo Trung Quốc đã thử nghiệm các kiểu tương tác mới với dân chúng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 2 đã gây ngạc nhiên cho người dân khi đi mua sắm ở một con phố nổi tiếng tại Bắc Kinh.
Ông còn vào một cửa hàng bún hấp nhỏ, tự trả tiền cho phần thức ăn của mình và có vài cuộc trò chuyện nhỏ với khách hàng.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc bình luận rằng chuyến thăm của ông Modi là dấu hiệu cho thấy Trung - Ấn đang "tăng cường quan hệ song phương".
Một bài xã luận còn nói: "Rõ ràng là các tầng lớp phương Tây không muốn thấy Ấn Độ và Trung Quốc xích lại gần nhau", "bởi vì điều đó sẽ đối đầu với tầm nhìn của họ về tương lai châu Á, Dailymail trích lại.
Mục đích chuyến thăm của ông Modi lần này là nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế song phương và thảo luận về tranh chấp biên giới dai dẳng, thông tin được ông lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Twitter.
Song Anh
Theo Một Thế giới
Lãnh đạo Trung - Ấn ký kết những gì ở Bắc Kinh? Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang gặp gỡ người đồng cấp Lý Khắc Cường ở thủ đô Bắc Kinh. BBC đưa tin, hai ông ngồi tại Đại lễ đường Nhân dân, thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có tranh chấp biên giới tồn tại từ lâu giữa hai bên. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã duyệt đội danh dự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do

Thủ tướng Ấn Độ hoãn ba chuyến công du nước ngoài giữa căng thẳng với Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Mùa giải chưa được nửa chặng đường, một đội LCK đã "giương cờ trắng"
Mọt game
06:58:17 08/05/2025
Diễn viên Thái Hòa phim "Khi đàn chim trở về" bị liệt nửa người vì tai biến
Sao việt
06:32:38 08/05/2025
Hết Trấn Thành tới Lý Hải đuối sức: Khi các ông hoàng đã hết chiêu
Hậu trường phim
06:29:59 08/05/2025
Nam sinh 10 năm được bạn cõng đi học tốt nghiệp ĐH Bách Khoa loại Giỏi: "Hiếu sẽ cùng bố mẹ mình có mặt ở lễ trao bằng"
Netizen
06:26:36 08/05/2025
SOOBIN bị fan Sơn Tùng chê "thi Chông Gai mới hết flop" chỉ vì chiếc túi xách 300 triệu
Nhạc việt
06:26:34 08/05/2025
Giữa tin chia tay bạn gái "phim giả tình thật", mỹ nam thanh xuân bị bắt gặp sánh đôi cùng phụ nữ lạ
Sao châu á
06:22:32 08/05/2025
Hóa ra loại củ này không chỉ để nấu canh mà còn có thể biến tấu ra món ngon siêu hạng
Ẩm thực
06:14:51 08/05/2025
Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não
Sức khỏe
06:00:59 08/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cả châu Á lên án: Nữ chính đóng cảnh nóng thật, kém nam chính 53 tuổi mới sốc
Phim châu á
05:55:12 08/05/2025
Mỹ nhân gây tiếc nuối nhất Baeksang: Body như tạc tượng, gương mặt đẹp nhất thế giới không cứu nổi sự nghiệp lận đận
Nhạc quốc tế
05:52:49 08/05/2025