Hút thuốc lá nguy cơ mắc bệnh liên quan tới răng miệng cao
Theo số liệu thống kê, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới răng miệng cao hơn so với những người bình thường.
Thậm chí, tỷ lệ người nghiện thuốc lá bị rụng răng sớm tăng cao gấp đôi.
Nghiện thuốc lá 30 năm, ông Phạm Bá Giang (55 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Răng tôi không chỉ xỉn màu, ố vàng mà còn hay bị viêm lợi, hôi miệng. Tôi đã đi tẩy răng nhưng không ăn thua”.
Hút thuốc lá làm răng xỉn màu, ố vàng, dễ mắc các bệnh nướu răng và ung thư miệng.
Đa số người nghiện thuốc lá đều phải đối mặt với tình trạng răng xỉn màu, ố vàng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do ảnh hưởng của các thành phần có trong thuốc lá, cụ thể là nicotin, hắc ín… Nếu chỉ sử dụng thuốc lá trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng ố răng chỉ xảy ra ít lâu. Tuy nhiên, với người hút thuốc lâu năm như ông Giang sẽ gặp phải tình trạng răng chuyển sang màu nâu, lúc này việc điều trị, tẩy trắng răng gặp rất nhiều khó khăn.
Các bác sĩ nha khoa cũng chỉ ra rằng, không chỉ gặp phải vấn đề răng ố vàng, phần chân răng sẽ dính màu đen và không thể tẩy trắng bằng các phương pháp tự nhiên. Ngoài ra, nhiều người bị hôi miệng do thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên. Khi hút thuốc, gai lưỡi có xu hướng phát triển và tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ tại lưỡi, gây mùi khó chịu trong khoang miệng.
Thậm chí, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các vấn đề về nướu, mất răng, biến chứng sau khi loại bỏ răng và phát triển ung thư miệng. Người hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó lành vết thương hơn so với những người không hút thuốc.
Trước ảnh hưởng tiêu cực kể trên, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo, người dân nên chủ động hạn chế sử dụng thuốc lá, tập trung chăm sóc sức khỏe răng miệng, đặc biệt bỏ thuốc lá giúp cải thiện, giảm nguy cơ phát triển bệnh nướu răng và ung thư miệng.
Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?
Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.
Vậy thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ chỉnh nha, những lưu ý trong quá trình chỉnh nha cho trẻ là gì?
Video đang HOT
Tầm quan trọng của việc kiểm tra tình trạng răng miệng sớm cho trẻ
Các chuyên gia của hiệp hội chỉnh nha hoa kỳ (AAO) khuyên rằng, khi trẻ được 7 tuổi, nên cho trẻ khám ở bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha để được thăm khám và lập kế hoạch điều trị. Việc thăm khám có thể có sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha và chuyên sâu nha khoa trẻ em. Vào tuổi này, các răng hàm lớn thứ nhất thường đã mọc, các răng cửa giữa cũng đã mọc. Sự tồn tại của bộ răng hỗn hợp (bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn) sẽ giúp bác sĩ nhận ra được những bất thường sớm về răng, khớp cắn, từ đó bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị toàn diện cho trẻ.
Đây cũng là thời điểm cần phải đánh giá nguy cơ sâu răng và tiến hành dự phòng sâu răng cho các răng hàm lớn thứ nhất mới mọc - răng hàm rất quan trọng trên cung hàm, chìa khóa để phân loại khớp cắn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi gặp những dấu hiệu sau cần cho trẻ đi khám chỉnh nha ngay, kể cả khi trẻ chưa được 7 tuổi:
Răng không thẳng hàng, lệch lạc hoặc chen chúc;
Trẻ mất răng sữa sớm hoặc mọc muộn hơn bình thường;
Trẻ ăn nhai gặp vấn đề khó khăn;
Khớp cắn ngược, răng trên mọc ra sau răng dưới;
Những tiếng kêu khớp bất thường khi trẻ ăn nhai. Khuôn mặt lệch lạc;
Trẻ có các thói quen xấu như thói quen mút ngón tay, thói quen cắn môi, thói quen đẩy lưỡi khi nuốt, thói quen thở miệng...
Khi trẻ được 7 tuổi, nên cho trẻ khám ở bác sĩ nha khoa để được thăm khám và lập kế hoạch điều trị.
Độ tuổi thích hợp cho trẻ chỉnh nha
Trong hầu hết các trường hợp, độ tuổi lý tưởng để trẻ có thể hợp tác tốt để chỉnh nha là khoảng từ 9 tuổi. Việc di chuyển và điều chỉnh sự thẳng hàng của bộ răng tuân theo cùng một quy trình ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng ở độ tuổi trưởng thành, phần lớn bệnh nhân còn gặp các vấn đề bất thường về xương, sọ mặt, nha chu. Do đó, đa phần những lệch lạc, bất thường về khớp cắn yêu cầu phức tạp hơn, có thể cần cả phẫu thuật phối hợp và phối hợp với nhiều chuyên ngành khác nhau như phục hình, nha chu, implant...
Can thiệp chỉnh nha giai đoạn sớm ở trẻ (từ 7 đến 10 tuổi) có thể giúp trẻ tránh phải chỉnh nha thêm trong tương lai. Khi trẻ lớn lên, xương của trẻ sẽ cứng lại. Việc chờ đợi đến độ tuổi trưởng thành để điều trị chỉnh nha có thể dẫn đến yêu cầu các thủ thuật phức tạp hơn (như phẫu thuật) để khắc phục các vấn đề và cũng tốn kém hơn. Nếu đã được điều trị chỉnh nha giai đoạn sớm, trẻ có thể không cần điều trị chỉnh nha phức tạp khi trưởng thành. Chỉnh răng sớm giúp hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Điều này cũng tạo một môi trường thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển bình thường về xương hàm và khoang miệng ở trẻ.
Các điều trị ở giai đoạn sớm của trẻ có thể chỉ bao gồm việc nong hàm tạo khoảng để giảm tình trạng chen chúc hay điều trị loại bỏ các thói quen xấu để tái lập lại các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cung răng và khớp cắn. Tuy nhiên, việc chỉnh nha sớm không phải lúc nào cũng cần thiết cho từng trẻ, mà cần có sự thăm khám chuyên sâu để đưa ra lời khuyên hợp lý.
Các lựa chọn điều trị chỉnh nha
Hiện nay có rất nhiều khí cụ niềng răng khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm chính đó là khí cụ tháo lắp và khí cụ cố định, trong nhóm khí cụ tháo lắp có loại khí cụ mới là khay trong suốt, đây là một xu hướng mới hiện nay ngày càng được ưa thích. Mỗi một loại khí cụ khác nhau điều có những ưu và nhược điểm khác nhau, chỉ định khác nhau. Vì vậy tùy vào trường hợp cụ thể, theo loại bất thường mà trẻ mắc phải, theo sự hợp tác của trẻ, kinh nghiệm của bác sĩ và theo điều kiện tài chính của gia đình để có sự lựa chọn phù hợp.
Với khí cụ tiền chỉnh, có những loại hàm có chỉ định cho trẻ từ lúc 3 tuổi để điều trị các thói quen xấu và điều chỉnh một số sai khớp cắn nhẹ ở bộ răng sữa. Khí cụ khay trong suốt nhiều hãng đã có những loại có thể chỉ định cho trẻ đeo từ lúc trẻ 7 tuổi, khi đã có các răng hàm lớn thứ nhất và răng cửa giữa vĩnh viễn mọc.
Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những vấn đề cần lưu ý khi chỉnh nha
Một trong những vấn đề chính là việc chỉnh răng chắc chắn không hề thú vị, trẻ nhỏ có thể cảm thấy bực bội và khó chịu khi có các khí cụ như mắc cài hay máng trong miệng.
Trẻ cũng có thể cảm thấy không thể thưởng thức đồ ăn nhiều như trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng ăn uống không điều độ hay không tuân thủ điều trị.
Ngoài ra, việc có thêm các khí cụ ở trong miệng, trên bề mặt răng sẽ gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi nghiêm trọng ở trẻ. Các dấu hiệu thường gặp đó là các đốm trắng trên bề mặt răng, tình trạng sưng lợi, chảy máu lợi khi chải răng.. Do vậy, bác sĩ và gia đình cần phải kiểm soát tốt tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ tại nhà đúng cách và hiệu quả
Phương pháp ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi ở trẻ đang chỉnh nha
Hướng dẫn và kiểm soát cho trẻ chải răng đúng cách.
Lựa chọn loại bàn chải với kích thước và đầu bàn chải thích hợp với trẻ.
Sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor, canxi, phosphate... thích hợp với lứa tuổi.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
Sử dụng các bộ vệ sinh khay trong suốt hoặc các khí cụ tháo lắp để đảm bảo khí cụ được sạch, không có mùi hôi.
Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho trẻ.
Chế độ ăn cho người bệnh bạch sản Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng là nền tảng quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh bạch sản và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bạch sản là tình trạng khiến các mảng màu trắng hoặc xám không đau phát triển bên trong miệng, đặc biệt là mặt trong của gò má, lưỡi và nướu. Bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

Dấu hiệu đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường cần cảnh giác

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi
Có thể bạn quan tâm

Anh Tú bị Diệu Nhi "ép" làm điều chấn động, CĐM réo tên Jack, thành viên BIGBANG
Sao việt
16:06:42 05/05/2025
Xác minh clip tài xế Grab tại Đà Nẵng bị khách đánh tới tấp
Netizen
16:05:40 05/05/2025
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
16:00:09 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
15:27:21 05/05/2025
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên
Thế giới số
15:23:25 05/05/2025
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"
Nhạc việt
15:20:34 05/05/2025
Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan
Thế giới
15:13:00 05/05/2025
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
15:12:21 05/05/2025
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
15:06:10 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025