Huyện tiếp tay khai thác mỏ vàng chui?
Huyện giao cho một công ty bảo vệ mỏ vàng và họ biến nó thành lãnh địa riêng, khai thác vàng trái phép.
Hơn một năm nay, khu mỏ vàng trên núi Chồi Rông ở buôn Ma Đao, xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) thành lãnh địa bất khả xâm phạm của Công ty CP Sản xuất – Xuất nhập khẩu Vạn Hạnh (Công ty Vạn Hạnh). Dù chưa được cấp phép thăm dò, khai thác nhưng công ty đã mở đường, tập kết nhiều phương tiện khoan lấy đất đá chứa vàng như một đại công trường.
Mỏ vàng thành lãnh địa riêng
Ngay tại bìa rừng vào khu mỏ vàng, Công ty Vạn Hạnh cho dựng các tấm bảng “khu quân sự, cấm vào” (sau đó bỏ bớt chữ “quân sự”). Từ chân núi lên mỏ vàng có bốn vòng bảo vệ cùng những thanh niên mặc đồ rằn ri thường trực tại các gác chắn nên hầu như không người dân nào vào được khu rừng trên. Mới thấy nhóm phóng viên vừa đến bìa rừng, những thanh niên đã ngăn cản không cho vào khu rừng.
Khi tiếp cận khu vực mỏ vàng, chúng tôi thấy nơi đây như một công trường với ngổn ngang hầm hố, hồ lắng, bể chứa nước, giàn khoan, máy nghiền đá, thiết bị khai thác vàng. Một con đường rộng hơn 6 m đã được san ủi, có cả bãi đậu xe…
Dù chưa có giấy phép thăm dò nhưng Công ty Vạn Hạnh đã lắp đặt bể lọc vàng trong khu mỏ vàng Cà Lúi. Ảnh: ĐH
Sau khi phản ánh sự việc, Công an và Phòng TN&MT huyện Sơn Hòa vào kiểm tra, phát hiện Công ty Vạn Hạnh đã san ủi 6 ha đất rừng để làm con đường dài 2 km từ chốt barie vào khu vực mỏ vàng; xây dựng bãi đậu xe, bốn lán trại kiên cố với đầy đủ các hồ chứa nước sinh hoạt, công trình phụ… Tại khu vực này, có hai giàn khoan đang hoạt động và đã có hơn 500 kg đá đưa vào khay chứa mẫu vật. Công ty Vạn Hạnh đang lắp đặt một máy nghiền đất đá với hệ thống băng chuyền và đã xay hơn 80 m3 đất đá. Cạnh đó, công ty này còn xây dựng các hồ lắng, lọc vàng, các bể chứa nước; lắp đặt một trạm biến áp điện và hệ thống đường dây điện dài gần 2 km dẫn từ khu dân cư vào khu vực mỏ. Tại khu vực mỏ vàng hiện có ba xe đào, một xe ủi, một xe ben. Khi kiểm tra, khu mỏ vàng đang có 13 người đang làm việc. Theo Đại tá Lê Ngọc Tư, Phó Trưởng Công an huyện Sơn Hòa, Công ty Vạn Hạnh đã thuê lực lượng thuộc Trung đoàn CB280 rà mìn, xây dựng nhà ở, lập chốt barie… Dù hiện trường là vậy nhưng cả Công an và Phòng TN&MT huyện Sơn Hòa đều cho rằng Công ty Vạn Hạnh chưa hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến vàng tại đây!
Theo chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, Công ty Vạn Hạnh chưa được cấp phép thăm dò, khai thác tại mỏ vàng. Huyện chỉ cho phép Công ty Vạn Hạnh xây dựng bốn lán trại trong khu vực mỏ vàng để phối hợp với chính quyền địa phương bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và nghiêm cấm Công ty Vạn hạnh tổ chức thăm dò, khai thác khoáng sản khi chưa có giấy phép.
Video đang HOT
Lỗi của huyện
Chiều 14-8, ông Hồ Văn Tiến, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, nói: Trước mắt UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu UBND huyện Sơn Hòa và Công ty Vạn Hạnh tháo dỡ ngay các barie để nhân dân đi lại. Đồng thời, công ty đưa tất cả máy móc, thiết bị và lực lượng của Công ty Vạn Hạnh ra khỏi khu vực mỏ vàng.
Theo ông Tiến, thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến tại mỏ vàng Cà Lúi là của Thủ tướng. Hiện nay, các bộ liên quan đang trình Thủ tướng xem xét có đưa mỏ vàng Cà Lúi vào đấu giá hay không. Trước đây, Công ty Vạn Hạnh xin lập dự án khai thác vàng gốc tại Cà Lúi và tỉnh đã báo cáo Thủ tướng. Trong thời gian chờ, tháng 10-2011 UBND tỉnh Phú Yên có yêu cầu UBND huyện Sơn Hòa tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép tại khu vực trên; đồng thời đồng ý cho Công ty Vạn hạnh hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của tổ kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ khu mỏ này. Tuy nhiên, thời gian qua Công ty Vạn Hạnh đã có những việc làm biến tướng như thuê một đơn vị quân đội bảo vệ, lập chắn barie ngăn cản sự đi lại của dân; tự ý mở đường, đưa máy móc, thiết bị vào khu mỏ, tổ chức khoan thăm dò, lấy đất đá, mẫu vật xay nghiền khi chưa được phép. Những việc làm này là hoàn toàn sai.
“Việc UBND huyện Sơn Hòa giao Công ty Vạn Hạnh tổ chức lực lượng bảo vệ khu mỏ trên là sai. Tôi không hiểu vì sao sai phạm của Công ty Vạn Hạnh kéo dài gần một năm nay nhưng huyện Sơn Hòa không biết, không xử lý. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương” – ông Tiến nói.
Theo PLTP
Tan hoang rừng bảo tồn Kim Hỷ
Tình trạng phá rừng và khai thác vàng trái phép tại Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Kim Hỷ (thuộc địa phận 2 huyện Na Rì và Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn) trắng trợn và manh động còn hơn ở Vườn quốc gia Ba Bể mà báo chí từng lên tiếng.
Thông tin về đoàn kiểm tra như bị rò rỉ. Bởi mỗi lần đoàn công tác tiếp cận được hiện trường, thì chỉ còn lại sự im ắng, không một bóng người...
Ông Nông Văn Kỳ - Chủ tịch UBND H.Na Rì
Từ trung tâm xã Lạng San vào tới thôn Thẳm Mu thuộc xã Ân Tình (H.Na Rì) dài chỉ hơn chục cây số nhưng chúng tôi phải mất gần hai tiếng đồng hồ mới đến nơi. Trong vai những sinh viên ngành lâm nghiệp đi thực địa, chúng tôi được ông M., một người dân bản địa, giúp dẫn đường lên đỉnh Cốc Khoang - một trong những điểm lõi của KBT Kim Hỷ rộng trên 14.000 ha này.
"Nghĩa địa nghiến" trong rừng thẳm
Ông M. kể, người dân Thẳm Mu vẫn quen gọi ngọn núi trên đỉnh Cốc Khoang là "nghĩa địa nghiến". Bởi xác các cây nghiến cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ cách đây không lâu vẫn còn nằm ngổn ngang nơi đây.
Con đường dẫn lên núi khúc khuỷu, dốc ngược, có chỗ dựng đứng khiến chúng tôi phải nằm rạp người bám vào các mỏm đá mà bò lên. Sau gần một cây số leo núi, chúng tôi đặt chân vào trung tâm "nghĩa địa nghiến". Những thân gỗ nghiến cổ thụ có chu vi đến vài người ôm nằm ngổn ngang khắp nơi. Phần lớn chúng đều bị cưa làm nhiều khúc, bỏ mặc mưa nắng. Ông M. cho biết những cây nghiến này bị lâm tặc đốn hạ từ cuối năm 2011, đầu năm 2012. Nhưng đợt đó, do bị kiểm lâm phát hiện, truy bắt gắt gao nên chúng không mang ra ngay được mà phải cắt thành nhiều khúc rồi giấu trong rừng, đợi thời cơ thuê người chuyển ra.
Dọc con đường mòn ngót cây số nằm sâu trong rừng, chúng tôi đếm được có đến hàng trăm xác nghiến, có nhiều cây vẫn nguyên trạng sau khi bị đốn. Theo ông M., đây là những cây bị sâu, bị nứt hoặc có lõi đồng tâm nên bọn lâm tặc không sử dụng. Trước đó, chỉ chừng hơn 1 năm, núi Cốc Khoang vẫn bạt ngàn nghiến cổ thụ mấy người ôm, nhưng giờ chỉ còn loại nghiến to hơn một người ôm tí chút. Con đường mòn mà ông M. dẫn chúng tôi đi cũng chỉ được hình thành mới đây, khi bọn lâm tặc mở đường để vận chuyển gỗ. Thời điểm nóng nhất, mỗi ngày có hàng chục đoàn người đi gỗ qua lại con đường này.
Theo lời ông M., bọn lâm tặc thường dùng cưa máy để hạ cây. Còn những vết dao quắm trên thân cây là do chúng đánh dấu trước, chờ đêm xuống sẽ quay vào đốn hạ. "Lâm tặc giờ ghê lắm, trời mưa càng to chúng càng đi gỗ nhiều. Vì lúc đó, đồng bào không đi nương, kiểm lâm ngại đi rừng", ông M. nói.
Thân cây nghiến và thớt nghiến bị bỏ lại trên lối mòn trong rừng - Ảnh: Hà An
Xới tung rừng để tìm vàng
Ngoài lâm tặc phá rừng, theo khảo sát của PV Thanh Niên, hiện trong khu vực KBT Kim Hỷ có cả trăm lũng, mỏ khai thác vàng trái phép.
Có mặt tại mỏ khai thác vàng sa khoáng Tốc Lù (bản Kim Vân, xã Kim Hỷ, H.Na Rì) trong nhiều ngày, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên hơn cả là dù trời nắng hay mưa, ban ngày hay ban đêm, nơi đây chẳng khi nào yên tiếng máy xúc đào đất, tiếng máy bơm hút nước, tiếng giàn tuyển vàng... vang lên dồn dập. Hiện tại, Tốc Lù có tới 12 chủ bưởng (mỗi chủ bưởng quản lý hơn 20 nhân công) tự phân chia nhau ranh giới để khai thác trái phép vàng sa khoáng. Hàng trăm nhân công, cùng máy xúc ầm ầm hoạt động. Đất đá lật xới tới đâu sẽ đưa ngay vào giàn tuyển, trước khi được sàng lọc bởi những máy bơm công suất lớn. Cứ thế, từng nhóm nhân công vài ba người miệt mài đào đãi tìm vàng sa khoáng không ngừng nghỉ. Thoáng nhìn, chẳng ai lại không nghĩ đây là một đại công trường.
Ngoài xã Kim Hỷ, KBT thiên nhiên này trải rộng qua các xã Lương Thượng, Ân Tình, Lạng San, Côn Minh (cùng thuộc H.Na Rì) đều xảy ra hiện tượng khai thác vàng sa khoáng trái phép. Các chủ bưởng không chỉ dừng lại ở việc xới tung từng khối đất tìm vàng, mà còn ngang nhiên đốn hạ những thân gỗ nghiến, đinh, trai... hàng trăm năm tuổi.
Những gốc nghiến này vừa mới bị đốn hạ
Ông Nông Văn Kỳ, Chủ tịch UBND H.Na Rì, cho hay các cơ quan chức năng của huyện thường xuyên thành lập các tổ công tác để truy quét, xử lý các bãi, các mỏ khai thác vàng sa khoáng. "Tuy nhiên, thông tin về đoàn kiểm tra như bị rò rỉ. Bởi mỗi lần đoàn công tác tiếp cận được hiện trường, thì chỉ còn lại sự im ắng, không một bóng người nơi khai thác vàng", ông Kỳ nói và cho biết sắp tới các tổ công tác chỉ được báo trước một thời gian rất ngắn trước mỗi đợt lên đường truy quét. Chưa hết, các thành viên tham gia tổ công tác sẽ bị thu lại điện thoại để tránh tình trạng lọt thông tin...
Kiểm lâm không biết hay làm ngơ ?
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Ban Quản lý KBT Kim Hỷ, thừa nhận tình trạng chặt phá gỗ nghiến tại khu vực rừng nằm trên địa bàn xã Ân Tình là có thật, và khẳng định những lâm tặc đang hoạt động ở đây phần lớn đều là người địa phương; danh sách 43 lâm tặc cũng đã được chuyển đến cơ quan công an. "Hiện chúng tôi chưa phát hiện ra trường hợp cây nghiến nào bị chặt trong thời gian gần đây, nhưng tình trạng người dân lén lút vào rừng cưa trộm những cây nghiến cũ bị lâm tặc đốn hạ trước kia vẫn thường xuyên xảy ra", ông Dũng nói.
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Dũng luôn khẳng định "không có chuyện lâm tặc chặt phá cây tươi", nhưng khi chúng tôi trưng ra những hình ảnh ghi nhận trong chuyến thực địa tại khu vực núi Cốc Khoang thì ông Dũng lập tức lái câu chuyện sang hướng khác: "Trước đây, có một số ý kiến cho rằng cán bộ kiểm lâm KBT tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. Nhưng từ trước đến nay, chưa hề có một trường hợp nào cho thấy kiểm lâm đồng ý cho lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng. Thậm chí nhiều anh em đi làm nhiệm vụ còn bị lâm tặc đuổi đánh, đe dọa trả thù nữa...".
Theo Thanh Niên
Lợi dụng bảo vệ khoáng sản...để khai thác vàng Sau khi được UBND tỉnh Phú Yên cho phép bảo vệ khoáng sản, Công ty CP SX & NK Vạn Hạnh Phú Yên đã tự ý tập kết phương tiện để khoan thăm dò, xay nghiền thí nghiệm, lấy mẫu đá chứa vàng... Hoạt động sai trái của Công ty CP SX & NK Vạn Hạnh Phú Yên kéo dài gần 9 tháng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Góc tâm tình
05:04:45 20/05/2025
Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025