Indonesia đặt 40 triệu liều vaccine Covid-19 Trung Quốc
Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho biết công ty Trung Quốc Sinovac đã cam kết cung cấp 40 triệu liều vaccine Covid-19 cho nước này.
Trong chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đã ký một thỏa thuận sơ bộ với công ty Sinovac Biotech của nước này để mua số lượng lớn vaccine Covid-19 có tên CoronaVac.
Khoảng 40 triệu liều vaccine CoronaVac sẽ được cung cấp cho chính phủ Indonesia từ tháng 11/2020 tới tháng 3/2021. Trong đó, công ty Bio Farma thuộc sở hữu nhà nước Indonesia, sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine này cho tới cuối năm 2021.
“Indonesia đã nhận được cam kết mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp Trung Quốc để tạo dựng quan hệ đối tác cũng như sự cam kết từ chính phủ của họ nhằm thúc đẩy các mối quan hệ đó”, Ngoại trưởng Marsudi nói qua video hôm 20/8.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho một tình nguyện viên tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc ở Bandung, Indonesia, hôm 6/8. Ảnh: Reuters.
Sinovac hiện chưa bình luận về tuyên bố của bà Marsudi, trong khi Bio Farma cho biết họ sẽ cung cấp thông tin sau. Các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba của vaccine CoronaVac bắt đầu được tiến hành ở Indonesia tuần trước trên 1.620 tình nguyện viên. Đây là giai đoạn thử nghiệm trên người quy mô lớn, bước cuối cùng để cơ quan quản lý phê duyệt vaccine.
Video đang HOT
Bio Farma cũng tham gia vào quá trình phát triển vaccine Covid-19 và cho biết Indonesia sẽ có năng lực sản xuất tới 250 triệu liều mỗi năm. Bộ trưởng Nghiên cứu Indonesia Bambang Brodjonegoro nói rằng nước này đang phát triển vaccine cải tiến của riêng mình, được gọi là vaccine “đỏ và trắng” theo màu quốc kỳ.
Brodjonegoro dự kiến Bio Farma có thể bắt đầu sản xuất vaccine vào năm 2021. “Có được vaccine bao gồm cả sự rủi ro và không chắc chắn. Ngay cả khi các quốc gia khác đã tìm ra vaccine hiệu quả, chúng tôi vẫn cần phải sản xuất vaccine Covid-19 của riêng mình”, Bộ trưởng Indonesia khẳng định.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 22,8 triệu người nhiễm và hơn 797.000 người chết. Indonesia đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với hơn 149.000 ca nhiễm và hơn 6.500 ca tử vong.
HĐBA Liên hợp quốc: Đại dịch và các thách thức đối với giữ vững hòa bình
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như nghèo đói, tị nạn
Nhấn mạnh đại dịch Covid-19, các đại biểu cho rằng không chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác động sâu sắc, còn rộng khắp và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, tại các khu vực và các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, đại dịch làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như: Nghèo đói, tị nạn, bất ổn xã hội, khủng hoảng nhân đạo; đe dọa đảo ngược các tiến trình xây dựng hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Nhiều đại biểu cho rằng quá trình ứng phó với đại dịch là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế và sự thống nhất trong hệ thống LHQ - một trong những ưu tiên trong quá trình cải tổ LHQ hướng đến hòa bình bền vững, kết nối ba trụ cột về an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề "Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững".
Phát biểu tại cuộc họp, các nước đánh giá cao việc HĐBA thông qua Nghị quyết 2532 với yêu cầu đình chiến ngay lập tức ở tất cả các khu vực trong chương trình nghị sự của HĐBA, góp phần hiện thực hóa Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và trách nhiệm chung trên cơ sở chủ nghĩa đa phương trong cuộc chiến chống Covid-19; kêu gọi cách tiếp cận có sự tham gia của toàn hệ thống, từ trụ sở LHQ đến các phái bộ trên thực địa, từ các tổ chức khu vực, tiểu khu vực cho đến khu vực tư nhân và các bên liên quan để có thể củng cố các tiến trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trong bối cảnh đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chia sẻ những tác động sâu sắc của đại dịch đến mọi mặt đời sống nhất là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thế giới, đe doạ đến những tiến triển đạt được trong tiến trình xây dựng hòa bình và khiến tình hình nhân đạo tại các khu vực này trở nên tồi tệ hơn.
Chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng có hệ lụy đa chiều cần có những giải pháp toàn diện, do đó, ở cấp độ quốc gia, cần sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, củng cố thể chế, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác, trong đó cần dành sự quan tâm, hỗ trợ đến các nhóm dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ và trẻ em.
Ở cấp độ toàn cầu, cần thúc đẩy các nỗ lực hợp tác đa phương. Trên cơ sở đó, Việt Nam hoan nghênh việc HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2532 về ứng phó với Covid-19 và Lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn toàn cầu.
Đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia trong bối cảnh đại dịch.
Phó Thủ tướng đề cao vai trò của các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ trong việc hỗ trợ các quốc gia; cho rằng sự tham gia và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống LHQ đóng vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá cam kết xây dựng nền hòa bình và phát triển bền vững.
Chia sẻ kinh nghiệm của ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực. Và cho biết trong cuộc chiến chống Covid-19, Indonesia và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã huy động sức mạnh chung của Cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân, vực dậy nền kinh tế và không để những tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực.
Cho rằng "cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định cam kết của Việt Nam và kêu gọi tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để cùng nhau ứng phó thành công với đại dịch.
Indonesia đón hơn 90.000 công dân về nước do dịch Covid-19 Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Indonesia, tính đến ngày 11/5, Indonesia đã đón hơn 90.000 công dân trở về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi ngày 11/5 thông báo, hiện nay có khoảng 72.966 công dân Indonesia trở về từ Malaysia. Trong đó 65% là trở về bằng đường biển, 20% đi đường bộ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Có thể bạn quan tâm

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng
Tin nổi bật
07:17:47 22/05/2025
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?
Sao châu á
07:14:39 22/05/2025
3 món ăn từ loại rau giúp gan khỏe, bảo vệ tim: Rất rẻ lại mệnh danh là "viên hồng ngọc" trong các loại rau
Ẩm thực
07:14:31 22/05/2025
Chú rể Hà Nội bật khóc thành tiếng trong đám cưới và chuyện cảm động phía sau
Netizen
07:06:07 22/05/2025
Khánh Thi tiết lộ mới về hôn nhân địa ngục với chồng trẻ, dứt khoát 1 động thái
Sao việt
07:03:03 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
Phim châu á
05:56:20 22/05/2025