Indonesia nâng mức cảnh báo đối với núi lửa Anak Krakatoa
Nhà chức trách Indonesia ngày 25/4 đã nâng cảnh báo đối với núi lửa Anak Krakatoa lên mức cao thứ hai trong thang cảnh báo 4 cấp độ của nước này.
Quyết định được đưa ra một ngày sau khi núi lửa này phun trào trở lại, gây ra cột tro bụi cao tới 3.000 mét.
Núi lửa Anak Krakatau ở Indonesia phun tro bụi ngày 18/7/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, nhà chức trách Indonesia cũng đã ban bố mức cảnh báo cao thứ 3 đối với núi lửa Anak Krakatoa, liên quan những hoạt động địa chất mạnh mẽ tại khu vực này hồi tháng trước.
Video đang HOT
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ nguy cơ địa chất và núi lửa của Indonesia – ông Hendra Gunawan khuyến cáo “người dân phải tránh xa khu vực có bán kính 5km tính từ miệng núi lửa đang hoạt động”. Ông Hendra Gunawan đồng thời cho biết các chuyên gia đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể lượng khí thải carbon dioxide (CO2) tại khu vực này. Cụ thể, núi lửa Anak Krakatoa đã “phả” ra 68 tấn CO2 vào ngày 15/4, nhưng chỉ hơn một tuần sau, vào ngày 23/4, con số này đã lên tới hơn 9.000 tấn.
Lớp tro bụi từ núi lửa Anak Krakatoa đã bao phủ vùng eo biển chia cắt đảo Java và đảo Sumatra. Giới chức địa phương đã ban hành cảnh báo, khuyến nghị người dân ở khu vực xung quanh đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Mặc dù vậy, nhà chức trách cho biết người dân sống tại các hòn đảo gần đó không phải đi sơ tán và tuyến đường biển bận rộn từ cảng Merak của Java đến cảng Bakauheni của Sumatra không bị ảnh hưởng.
Núi lửa Anak Krakatoa – một nhánh của núi lửa Krakatoa ở Indonesia – đã phun trào ít nhất 21 lần trong những tuần gần đây nhưng vụ phun trào ngày 24/4 là mạnh nhất. Núi lửa này thi thoảng vẫn phun trào kể từ khi xuất hiện vào cuối thế kỷ trước tại vùng hõm chảo hình thành sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883. Vụ phun trào năm 1883 là một trong những vụ gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng. Lần gần nhất Anak Krakatoa phun trào là năm 2018, kéo theo sóng thần khiến 429 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chất dày đặc, nên thường xuyên chứng kiến động đất hoặc nủi lửa phun trào.
Núi lửa Anak Krakatoa ở Indonesia phun trào
Ngày 24/4, một nhánh của núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã phun trào trở lại, gây ra một cột tro bụi cao khoảng 3.000m lên bầu trời.
Núi lửa Anak Krakatoa. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo đó, núi lửa Anak Krakatoa đã phun ra một lớp tro bụi bao phủ vùng eo biển chia cắt đảo Java và đảo Sumatra. Giới chức địa phương đã ban hành cảnh báo, khuyến nghị người dân ở khu vực xung quanh đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Chuyên gia Deny Mardiono, từ Cơ quan địa chất Indonesia, cho biết vẫn đang ghi nhận những đợt phun trào tiếp diễn với các cột tro bụi cao từ 500-3.000m tính từ đỉnh núi lên bầu trời.
Núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào ít nhất 21 lần trong những tuần gần đây nhưng đây là lần phun trào lớn nhất. Giới chức đã đề nghị người dân tránh đến gần khu vực có bán kính 2 km xung quanh miệng núi lửa. Hiện giới chức cũng đang đặt cảnh báo với núi lửa Anak Krakatoa ở cấp 2 trong thang cảnh báo 4 cấp. Người dân và khách du lịch được yêu cầu làm theo đúng hướng dẫn an toàn.
Núi lửa Anak Krakatoa thi thoảng vẫn phun trào kể từ khi xuất hiện vào cuối thế kỷ trước tại vùng hõm chảo hình thành sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883. Vụ phun trào năm 1883 là một trong những vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng. Lần gần nhất Anak Krakatoa phun trào là năm 2018, kéo theo sóng thần khiến 429 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chất dày đặc, nên thường xuyên chứng kiến động đất hoặc nủi lửa phun trào.
Philippines hạ cảnh báo núi lửa nguy hiểm Ngày 9/4, Viện Núi lửa và địa chấn Philippines đã hạ mức cảnh báo đối với núi lửa Taal, cách thủ đô Manila 66 km về phía Nam. Núi lửa Taal trên hồ nước ở tỉnh Batangas phun tro bụi cao hàng trăm mét lên bầu trời, ngày 26/3/2022. Ảnh (do Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippines cung cấp):...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Modi kêu gọi thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông và giải trí

Chặng đường từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện

Nguồn cảm hứng vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết

Đắm chìm trong thiên đường hoa tử đằng tại Tochigi, Nhật Bản

Hoãn đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran - Tổng thống D. Trump đưa ra thông điệp cứng rắn

Ngành thép toàn cầu trước sức ép từ Trung Quốc và thuế quan Mỹ

Ấn tượng màn trình diễn thiết bị bay không người lái ở Hong Kong (Trung Quốc)

Phản ứng của Nga khi Mỹ tung đòn thuế với Trung Quốc

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Vbiz biểu diễn tới 8 vũ trường/đêm, nhận cát-xê chục cây vàng hiện ra sao?
Sao việt
20:57:56 02/05/2025
Hojlund gây bão mạng với bình luận sau chiến thắng của MU
Sao thể thao
20:54:40 02/05/2025
Quả đắng cho "mỹ nhân 200 năm nữa chưa có ai đẹp bằng" làm ra chuyện đáng xấu hổ nhất trong lịch sử showbiz
Sao châu á
20:52:10 02/05/2025
Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng
Xe máy
20:16:20 02/05/2025
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ
Pháp luật
20:06:04 02/05/2025
Nữ ca sĩ đáng sợ nhất showbiz bất ngờ có 1 hành động khiến piano bùng lửa, gây lo ngại cháy nổ trên sân khấu
Nhạc quốc tế
20:02:19 02/05/2025
Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4
Nhạc việt
19:58:16 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
Netizen
19:40:31 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
Sức khỏe
19:20:56 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025