‘INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn’

Tại sao vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh lạnh Liên Xô lại nhượng bộ Mỹ và hủy các tên lửa hạt nhân của minh.

Lời giới thiệu của người dịch: Nhân tròn 32 năm ngày Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (cách gọi của Nga- hay còn gọi là Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)- sau đây xin dùng từ viết tắt này-ND) 8/12/1987- 8/12/2019

Xin giới thiệu bài trả lời phóng vấn báo “Lenta.ru” của một chuyên gia rất am hiểu lĩnh vực này- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga, tác giả cuốn sách “Các triển vọng của Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn năm 1987. Sách trắng” Vladimir Kozin.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 1

Ảnh: Vladimir Velengurin / SS

Lenta.ru :Bên nào chủ động khởi xướng ký thỏa thuận này (INF)? Ý tưởng cấm toàn bộ cả một lớp vũ khí như vậy đã được hình thành như thế nào? Bởi vì đây là chuyện chưa từng bao giờ xảy ra trước đó.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 2

Vladimir Kozin: – Có thể nói rằng Liên Xô là bên đưa ra sáng kiến, bởi vì khoảng 2 năm trước khi ký hiệp ước, nhà lãnh đạo Liên Xô, TBT ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra đề xuất từng bước xây dựng một thế giới phi hạt nhân trước năm 2000. Đây là thứ nhất.

Thứ hai. Vài tháng trước khi ký văn kiện (INF), Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã công bố công khai tại Los Angeles về ý định của Mỹ chuyển sang (thực hiện chiến lược) răn đe phòng thủ – tất nhiên, với cái nghĩa là răn đe (phòng thủ) hạt nhân – và “chiến lược răn đe hạt nhân” mới này của Mỹ, như ông ta nói, sẽ không đe dọa bất kỳ ai.

Lý do thứ ba. Quyết định kép của NATO được thông qua tháng 12/1979 (được gọi là quyết định kép vì quyết định triển khai cùng lúc cả hai kiểu tên lửa của Mỹ ở Châu Âu – tên lửa đạn đạo “Persing-2″ và “Persing-1A,” và tên lửa hành trình (có cánh) lớp “Tomahawk “- tất cả đều mang đầu đạn hạt nhân), đã đặt giới lãnh đạo Liên Xô trước sự lựa chọn- phải làm gì trước thực tế nói trên.

Và Liên Xô đã tăng cường cụm quân tên lửa- hạt nhân của mình, chủ yếu là tại các khu vực phía Tây Liên Xô – ví dụ, tại tỉnh Kaliningrad.

Khi người Mỹ nhận thấy tình hình đang phát triển theo hướng không có lợi cho mình, hai bên đã trao đổi quan điểm về việc liệu có thể hủy bỏ (chỉ) tại Châu Âu trên cơ sở “có đi có lại” những tên lửa này (của Liên Xô và Mỹ) hay không.

Nhưng không lâu sau đó, hai bên quyết định sẽ hủy tất cả các kiểu tên lửa nói trên của Mỹ và Liên Xô trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm, đảng viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan đã đồng ý với ý định trên.

Đương nhiên, Mikhail Gorbachev cũng đồng ý, vì làm như vậy phù hợp với kế hoạch cá nhân của ông ta về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân trên quy mô toàn cầu.

Và thế là Hiệp ước (INF) đã được ký. Theo các điều khoản của INF, Liên Xô đã hủy 1.846 tên lửa, còn người Mỹ – ít hơn đúng một nghìn (1.000) đơn vị (tính), tức chỉ 846 quả tên lửa.

Sau này khi nhìn nhận lại, tôi muốn nhấn mạnh rằng Liên Xô đã không tận dụng triệt để tình huống này, nghĩa là, đã không yêu cầu Mỹ phải triệt thoái hoàn toàn vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ra khỏi Châu Âu và phần Châu Á trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù khi đó Matxcova hoàn toàn có khả năng ép Mỹ phải làm như vậy, bởi vì việc Liên Xô cắt giảm các hệ thống tên lửa nhiều hơn gấp hơn hai lần so với người Mỹ là một sự nhượng bộ thái quá.

“Lenta.ru”: – Tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tức đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước đã giữ vai trò như thế nào trong hệ thống phòng thủ của các quốc gia Hiệp ước Warszawa và Khối NATO? Chúng (tên lửa tầm trung và tầm ngắn) có những ưu thế gì so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa?

Vladimir Kozin: – Thứ nhất, chúng có cự ly bắn nhỏ hơn so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): tên lửa tầm gần là những tên lửa có bán kính tác chiến từ 500 km đến 1.000 km, còn tên lửa tầm trung- từ 1.000 đến 5.500 km. Cự ly bắn lớn hơn nữa- đó đã là các tên lửa xuyên lục địa.

Nhưng lợi thế của tên lửa tầm trung và tầm gần của cả hai bên vào thời điểm đó là chúng có thời gian bay ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bay của các ICBM. Ngoài ra, chúng đã được cả hai bên triển khai trên tuyến tiền duyên, nghĩa là càng gần lãnh thổ của đối phương tiềm năng, như cách khối Warszawa và khối NATO gọi nhau lúc đó, càng tốt.

Một bối cảnh khác cũng đã được tính đến. Các tên lửa thuộc các lớp khác nhau của Mỹ khi đó mang các đầu đạn hạt nhân công suất tương đối lớn – trong một số trường hợp, tới 80 kiloton, ví dụ như, tên lửa đạn đạo tầm trung “Persing-2 chẳng hạn.

Vậy 80 kiloton có nghĩa là gì? Quả bom mà người Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8/1945 có đầu đạn công suất 15 kiloton.

Mọi người đều biết rằng hậu quả của vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki là hàng trăm nghìn người dân Nhật thiệt mạng, rất nhiều người bị thương, Cộng với đó là sự tàn phá cơ sở hạ tầng vật chất. Sự nguy hiểm quá hiển nhiên.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 3

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký INF.Ảnh : Reuters

Video đang HOT

Nhưng mặt khác, các đồng minh Tây Âu của Mỹ lại rất sợ các tên lửa hạt nhân Xô Viết. Đặc biệt là tên lửa “Pionher”. Chính vì thế, tình trạng căng thẳng tên lửa- hạt nhân như vậy đã gây ra một mối quan ngại chung của cả Matxcova lẫn Washington.

Và xét tổng thể, quyết định loại bỏ hai lớp tên lửa nói trên (tầm trung và tầm ngắn) trên phạm vi toàn cầu – dứt khoát và không thể đảo ngược- đó là một quyết định đúng. Nhưng, tôi xin nhắc lại,có quá nhiều sai lầm từ phía chúng ta (Liên Xô) khi ký Hiệp ước. (Các sai lầm đó là).

Tính theo số lượng tên lửa bị hủy – thứ nhất. Sai lầm nghiêm trọng thứ hai – chúng ta đã tự nguyện hủy bỏ tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”,- các tham số của kiểu tên lửa này hoàn toàn không phải là các tham số của các lớp tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

“Lenta.ru”:Tại sao lại như vậy, tại sao chúng ta lại hủy một kiểu tên lửa không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước?

Vladimir Kozin: – Việc Liên Xô đơn phương tự hủy tên lửa “Oka” của mình là hậu quả tai hại của chủ nghĩa duy ý chí. Đó đơn giản là một quyết định muốn lấy lòng Phương Tây.

Có nghĩa là không có ai kéo tai (nguyên văn- ý nói ép buộc) Liên Xô cả, mà chính Liên Xô quyết định hủy nó (“Oka”), một cách tự nguyện, và tôi cho rằng đây là một quyết định cực kỳ vô căn cứ.

Không thể đơn phương hủy bỏ bất kỳ một thứ gì nếu không nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía đối phương về việc họ cũng sẽ hủy các hệ thống tương tự hoặc một cái gì đó khác trên cơ sở thỏa hiệp, có đi có lại, cân bằng lợi ích, và v.v.

Không được phép đưa ra và tự thực hiện bất kỳ một sáng kiến đơn phương nào trong lĩnh vực cắt giảm vũ khí.

“Lenta.ru”:Thế tại Liên Xô và Mỹ khi đó có người nào phản đối thỏa thuận (INF) không ?

Vladimir Kozin: – Vì các cuộc đàm phán được tiến hành một cách bí mật, tôi nghĩ rằng chỉ có thể làm rõ điều đó (trả lời câu hỏi trên) nếu bạn đào xới các kho lưu trữ những tài liệu liên quan, nhưng có lẽ, các kho lưu trữ đó đến giờ vẫn đang bị niêm phong. Nhưng tôi nghĩ rằng chắc chắn đã có ai đó trong giới lãnh đạo chính trị- quân sự Liên Xô phản đối.

Nhất là phản đối về việc đã có sự chênh lệch quá lớn về số lượng tên lửa phải bị hủy của chúng ta so với người Mỹ, và cả việc (Liên Xô) tự nguyện hủy tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”. Nhưng, như chúng ta đã biết rất rõ, nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó, Mikhail Gorbachev, đơn giản là đã lạm dụng vị trí- quyền hạn của người lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước (Liên Xô) để đưa ra các quyết định trên.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 4

Tên lửa 9714 tổ hợp 9714 “”. Ảnh:: Wikipedia

“Lenta.ru”:Và sau khi INF đã được ký kết, sau khi đã được chính thức công bố, giới chuyên gia đã đánh giá INF như thế nào?

Vladimir Kozin: – Chỉ toàn đánh giá tích cực. Trong đó có cả người đầy tở trung thành của các vị đây (tức Vladimir Kozin, cách xưng hô khiêm tốn kiểu cổ-ND), tôi cũng đã gửi đăng một bài báo trên tờ “Pravda” (báo “Sự thật”- Cơ quan ngôn luận – báo chí của ĐCS Liên Xô- ND) nhấn mạnh rằng thỏa thuận này là một minh chứng cho sự cân bằng lợi ích giữa các bên, là sự gặp nhau của các thỏa hiệp, vì trong trường hợp nếu bên này và bên kia (Mỹ và Liên Xô-ND) sử dụng vũ khí hạt nhân riêng chỉ riêng hai lớp nói trên (tên lửa tầm trung và tầm ngắn-ND) thì cũng đã gây tổn thất nặng nề cho toàn nhân loại, chứ không riêng gì cho Mỹ và Liên Xô.

Bài viết này hiện có trong cuốn sách của tôi xuất bản nhân dịp 30 năm ngày ký hiệp ước vào tháng 12/2017, đầu tiên bằng tiếng Nga, và sau đó một tháng, bằng tiếng Anh (bài báo có tên là “Sự cân bằng lợi ích”. Báo “Pravda”. 22/12/1987).

“Lenta.ru”:Và ông nghĩ thế nào, những đánh giá được đưa ra khi đó có cơ sở không?

Vladimir Kozin: – Hiệp ước đã là cần thiết, và việc ký nó là đúng. Nhưng nó đã được ký kết với những chỉ số (điều khoản) có hại nhiều hơn cho Liên Xô so với Mỹ, chính vì vậy nó ít đáp ứng được các lợi ích an ninh cho chúng ta. Có nghĩa là, người Mỹ đã thắng chúng ta.

Về số lượng tên lửa phải hủy, thì chúng ta đã nói tới (ở trên). Nhưng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ vốn chủ yếu được bố trí tại Châu Âu, lại vẫn để ngoài phạm vi điều chỉnh của bộ luật này (INF). Và nó vẫn còn hiện diện trên lục địa Châu Âu cho đến tận hôm nay – đã gần 70 năm.

Chúng ta lẽ ra đã có thể đòi đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào Hiệp ước 1987, nhưng đã không làm vậy. Người Mỹ đã bắt tay chúng ta tỏ lòng biết ơn “sâu sắc” vì những nhượng bộ đơn phương và nịnh rằng chúng ta rất tuyệt! Tại sao chúng ta lại không đòi hỏi một cái gì đó hoàn toàn bình thường trong các cuộc trao đổi – một sự đền bù”có đi có lại” hợp lý, một sự cân bằng nhất định nào đó?

Đây vẫn còn là một điều rất bí ấn đối với tôi. Kinh nghiệm tiêu cực này đối với chúng ta cần phải trở thành một lời cảnh tỉnh mỗi khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán mới nào.

Tôi có ý nghĩ rằng Gorbachev,- nhân vật khi ấy đang tích cực quảng bá ý tưởng xây dựng một thế giới phi hạt nhân của mình, có vẻ như vẫn còn tin rằng Liên Xô vẫn còn đủ vũ khí hạt nhân, có nghĩa là lá chắn hạt nhân Liên Xô vẫn sẽ được duy trì. Vai trò chủ chốt ở đây, rõ ràng, đó là chủ nghĩa chủ quan, một cách tiếp cận duy ý chí (của Gorbachev).

“Lenta.ru”:Có thể, đó là do những sai sót của công tác phân tích (tình hình) chăng?

Vladimir Kozin: – Đến bây giờ thì ở nước ta mới có chuyện các chuyên gia và những người dân thường không tham gia vào quá trình đàm phán vẫn có thể bằng cách nào đó theo dõi các cuộc đàm phán, và có những tuyên bố nào đó được công bố với công chúng. Chứ còn trong những năm tháng tốt đẹp đó, không một chuyên gia dân sự Xô Viết nào có được cái hạnh phúc như vậy.

Đó là một điều cấm kỵ, một bí mật đằng sau bảy lần triện đóng, sau bảy ổ khóa, và chính vì thế mà cộng đồng học thuật của Liên Xô không có khả năng chỉ trích, phản biện hoặc bày tỏ chính kiến chuyên gia của mình. Những chuyên gia dân sự không tham gia vào các cuộc đàm phán đã không nắm được tình hình.

“Lenta.ru”:Châu Âu có trở nên an toàn hơn sau khi ký kết thỏa thuận đó (INF)?

Vladimir Kozin: – Tất nhiên. Thứ nhất, đã thấy rõ là các phong trào chống (vũ khí) hạt nhân quy mô lớn trong những năm 1970-1980, trước khi ký Hiệp ước INF, đã chấm dứt. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi các thành phố của họ không còn nằm dưới tầm ngắm của các hệ thống tên lửa này nữa. Tương tự như vậy, người dân Liên Xô cũng thở phào nhẹ nhõm.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 5

Tiêu hủy tên lửa SS-23 (-23) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Kazakhstan. Ảnh: Vladimir Velengurin / SS

Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng người Mỹ hoặc là không phá hủy hoàn toàn kho vũ khí tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn của họ, hoặc là đã sử dụng các bộ phận của các tên lửa này (tất nhiên, họ đã sử dụng các đầu đạn hạt nhân vì Hiệp ước không cấm sử dụng lại chúng).

Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ cũng đã giữ lại thân của các tên lửa, có nghĩa là họ đã không hủy chúng bằng thuốc nổ, như cách chúng ta đã làm, và rất tiếc, đã làm một cách say sưa và phô trương.

Hoặc là, trên cơ sở các công nghệ hiện có lúc đó, họ đã chế tạo sáu (6) kiểu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, hoàn toàn mới, và sau đó, sau khi đã hoàn tất tất cả các cuộc thanh kiểm tra, sau khi đã trình hết các báo cáo về việc đã tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đột nhiên lại thấy chúng xuất hiện trong kho vũ khí của Lầu Năm Góc, và Lầu Năm Góc đã sử dụng những tên lửa này để kiểm tra hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Có nghĩa là sử dụng chúng làm các tên lửa mục tiêu cần đánh chặn tầm trung và tầm ngắn.

“Lenta.ru”:Có nghĩa là ông cho rằng người Mỹ ngay từ đầu, xin lỗi, đã chơi đểu chúng ta?

Vladimir Kozin: – Đúng như vậy. Tôi cho rằng đó chính là những gì đã xảy ra trên thực tế. Và nữa, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu bạn biết được những báo cáo mới nhất về những vi phạm hiệp ước giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Liên bang Nga công bố ngày 2/8/2019, có nghĩa là đúng vào cái ngày, khi mà Hiệp ước chính thức hết hiệu lực theo sáng kiến của Washington.

Lenta.ru”:Vậy kết qủa cuối cùng như thế nào?

Vladimir Kozin:- Bạn muốn tin thì tin, mà không muốn tin thì thôi, như nhân vật chính trong bộ phim “Coi chừng, có động vật trên tàu” (phim hành động Liên Xô năm 1961-ND) do Yevgeny Leonov thủ vai, hay nói,- tỷ lệ như sau: từ tháng 10/1999 đến ngày 2/8/2019, tức là trong 20 năm qua, Mỹ đã tiến hành 108 lần thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) có sử dụng tên lửa tầm trung và tầm ngắn làm mục tiêu đánh chặn (mục tiêu huấn luyện-ND).

Tổng cộng, trong khoảng thời gian này, họ đã sử dụng quả 117 tên lửa như vậy, nghĩa là Mỹ đã vi phạm INF 117 lần.

INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn - Hình 6

Đại tá Petrenko và lãnh đạo nhóm thanh sát Mỹ, Đại tá hải quân Mỹ Wiliiam ký biên bản về việc hủy những tên lửa chiến dịch- chiến thuật OTR-23 cuối cùng, zakhstan, tháng mười, năm 1989. Ảnh: Yurr Kuidin /RIA Novosti

Tại sao lại là các con số 108 và 117? Vấn đề là ở chỗ,đôi khi, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp người Mỹ phóng một loạt tên lửa huấn luyện tầm trung và tầm ngắn để hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Mỹ) tập đánh chặn chúng.

Số lượng tên lửa tối đa được phóng trong một lần phóng, theo các số liệu tôi được biết qua các nguồn của Mỹ, là từ 4 đến 5 quả. Cả tên lửa đạn đạo và cả tên lửa hành trình (tôi xin nhắc lại, đây là các tên lửa phục vụ huấn luyện, dĩ nhiên, không mang đầu tác chiến hạt nhân).

Chính vì vậy nên Cục Phòng thủ chống Tên lửa của Mỹ (một cơ quan của Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm chế tạo và thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa), cứ mỗi khi họ tiến hành các thí nghiệm như vậy, lại tổ chức họp báo và phân phát các thông cáo báo chí được viết bằng giấy trắng mực đen đại ý là vào ngày này tháng này năm này, trên Thái Bình Dương, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ đã đánh chặn hoặc là một tên lửa tầm trung hoặc là một tên lửa tầm ngắn hơn.

Và do đó, trong suốt 20 năm, đã “tích tụ” được 117 quả tên lửa bị đánh chặn (có lần thành công,và cũng có lần không thành công). Đây là 117 trường hợp vi phạm INF của người Mỹ. Chúng ta không hề vi phạm. Chúng ta đã không tiến hành các thử nghiệm như vậy.

Còn về kiểu tên lửa mà người Mỹ cho đến bây giờ vẫn coi là vi phạm INF của chúng ta, tức tên lửa 9M729 (theo phân loạicủa NATO- SSC-8) … Thì làm sao người ta lại có thể vi phạm một hiệp ước khi mà nó chưa hề tồn tại? Đấy là thứ nhất. Và sau đó, họ luôn chỉ tay vào mặt chúng ta và nói rằng tên lửa này (9M729) đã được triển khai – đấy là thứ hai.

Mặc dù họ không chỉ ra được là nó được triển khai ở đâu và với số lượng bao nhiêu, trong khi có thể rất dễ dàng xác định chuyện đó. Cho đến tận bây giờ họ vẫn cho quay đi quay lại cái đĩa hát rè: trong tuyên bố London của hội nghị thượng đỉnh NATO, Nga vẫn bị cáo buộc là vi phạm Hiệp ước INF, bất chấp mọi lời giải thích của chúng ta.

Và họ gắn tên lửa này với đề xuất của chúng ta về việc cùng áp dụng một lệnh hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn mới – những kiểu tên lửa đã được định nghĩa chi tiết trong Hiệp ước INF. Đề xuất này của Nga được đưa ra ngay sau khi Hiệp ước 1987 (INF) hết hiệu lực- có nghĩa là họ yêu cầu phải hủy tên lửa 9M729.

Nhưng tên lửa này có tầm bắn tối đa 480 km, nghĩa là ít hơn 20 km so với ngưỡng sàn (500 km)- các tên lửa có tầm bắn trên ngưỡng này mới được tính là tên lửa tầm ngắn theo INF. Thành thử, cả trước đây lẫn hiện nay, nó (9M729) không bao giờ là đối tượng điều chỉnh của một hiệp ước (INF) đã không còn tồn tại.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng

Theo baodatviet.vn

Trong một thế giới rối loạn, ai đang dẫn dắt trật tự toàn cầu?

Lãnh đạo toàn cầu hoạt động tốt nhất khi các cường quốc tự do nắm bắt một tầm nhìn chung, toàn diện về trật tự toàn cầu, cùng quản lý thách thức và tài trợ cho các hàng hóa công để củng cố trật tự đó.

Trong một thế giới rối loạn, ai đang dân dăt trật tự toàn cầu? - Hình 1

Dường như không quốc gia nào có khả năng nắm bắt một tầm nhìn chung, toàn diện về trật tự toàn cầu. (Nguồn: ORF)

Thế nhưng gần đây, mọi thứ đã không diễn ra như vậy. Các cường quốc tự do bị phân tâm bởi các ưu tiên trong nước, và các cường quốc chuyên quyền mới nổi đang thúc đẩy phá vỡ các chương trình nghị sự. Hai cường quốc thống trị là Trung Quốc và Mỹ đang bị mắc kẹt trong một cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt. Và các nước khác, như Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Indonesia và Brazil đang phải đấu tranh với những kỳ vọng lãnh đạo mà họ không thể đáp ứng.

Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào 20 nền kinh tế lớn nhất của thế giới, được đo bằng quy mô GDP và sử dụng các bảng so sánh quốc gia trong cuốn Cẩm nang Thế giới của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Điểm danh những "kẻ máu mặt"

Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng Mỹ, vốn quen với vai trò lãnh đạo toàn cầu, nên có vẻ chán nản với nhiệm vụ này. Tóm lại, kinh nghiệm thì có thừa nhưng đông lực lại rất yếu.

Ngược lại, Trung Quốc trong những thế kỷ gần đây không quen với vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng hiện được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về quyền lợi, như để bù đắp cho thế kỷ sỉ nhục. Kinh nghiệm yếu nhưng động lực mạnh mẽ.

Tiếp sau hai nước này, đứng ở vị trí thứ ba là Ấn Độ, về kinh tế chỉ bằng một nửa so với Mỹ; sự ác cảm tiếp tục của Ấn Độ đối với các liên minh và gần đây do dư tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã cho thấy Ấn Độ vẫn còn lương lư "giang rộng đôi cánh của mình". Hơn nữa, nước này bị mắc kẹt bởi nhiều vấn đề trong nước và các thách thức an ninh cơ bản cản trở khát vọng lãnh đạo toàn cầu của họ.

Nhật Bản và Đức đứng thứ tư và thứ năm, nhưng họ từng là hai trong trục quyền lực trong Thế chiên II và đã chủ động tránh xa vị thế an ninh trong hơn 70 năm qua. Ngay cả ngày nay, hai nước này đều thận trọng với chính sách chiến lược và đều nhận thức rằng các nước láng giềng của họ có thể không yên tâm về bất cứ động thái nào ủng hộ các khả năng gia tăng sức mạnh hoặc vũ khí hạt nhân.

Nga xếp thứ sáu, về mặt kinh tế chỉ là cái bóng của Liên Xô cũ. Tổng thống Vladimir Putin khéo léo đóng vai một người yếu đuối, nhưng thích duy trì nhận thức về Nga như một người chơi toàn cầu và hy vọng rằng quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung bao hàm một mức độ tương đương chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh.

Indonesia, đứng thứ bay, chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong việc điều hành thế giới và có lẽ ngạc nhiên khi thấy mình được xếp ở vị trí đó.

Thư tám là Brazil, một cường quốc khu vực, chứ không phải cường quốc toàn cầu.

Vương quốc Anh, đứng thứ chín, đang bận rộn với Brexit.

Pháp lọt vào tốp 10. Nước này rất thích điều hành thế giới, nhưng GDP dưới 3 nghìn tỷ USD nên không đủ lực để làm điều đó.

Các thang bậc từ 11 đến 20 là những nước được gọi là "cường quốc bậc trung". Mỗi nước này có thể có ảnh hưởng khu vực đối với các vấn đề cụ thể trong khoảng thời gian tương đối ngắn- như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Iran hiện đang làm.

Mô hình cũ và ý nghĩa mới

Trong một thế giới rối loạn, ai đang dân dăt trật tự toàn cầu? - Hình 2

Hai cường quốc thống trị là Trung Quốc và Mỹ đang bị mắc kẹt trong một cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt. (Nguồn: China Daily)

Các mô hình cũ vẫn nổi bật, chẳng hạn như độ bền của các cấu trúc liên minh của Mỹ thời hậu chiến. Trong tốp 10 vẫn là Mỹ và 4 đồng minh là Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Trong nhóm cường quốc bậc trung, 7/10 nước này là đồng minh của Mỹ: Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Canada, Australia và Thái Lan.

Những liên minh này đều được xây dựng trong thời kỳ Mỹ khẳng định ưu thế vượt trội hay nói cách khác là Mỹ thống trị toàn cầu; độ bền của chúng không nhất thiết phụ thuộc vào sự ưu việt như vậy đang tồn tại ngày nay.

Tương tự, ảnh hưởng của Vùng văn hóa nói tiếng Anh vẫn rất rõ ràng. Mỹ, Anh, Canada và Australia tất cả đều nằm trong tốp 20, điều này cho thấy thỏa thuận Five-Eyes vẫn là tài sản quan trọng cho lãnh đạo toàn cầu. Nhưng ngay cả ở đó, Mỹ và Anh vẫn bị phân tâm bởi những ưu tiên trong nước, chia rẽ chính trị và thách thức lãnh đạo.

Giữa những người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong Thế chiến II là vấn đề rất đáng chú ý. Hệ thống liên minh của Mỹ đã thu hút được sức mạnh của những người thắng cuộc (Mỹ, Anh và Pháp) và cả những cường quốc thua cuộc (Tây Đức, Nhật Bản và Italy).

Nhưng hai nhóm đã đóng góp khác nhau cho các mục tiêu rộng lớn hơn của phương Tây. Nhóm A, những người chiến thắng, tất cả đều có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sở hữu hàng không mẫu hạm, máy bay ném bom tầm xa, tên lửa đạn đạo và quan trọng nhất là vũ khí hạt nhân.

Nhóm B không có những thứ đó. Họ là đồng minh của Nhóm A; Tây Đức và Italy với tư cách là thành viên của NATO, Nhật Bản là một phần trong liên minh "trục bánh xe và nan hoa" của Mỹ ở châu Á. Nhưng vai trò và trách nhiệm của các nước này rơi nhiều hơn vào các lĩnh vực quyền lực dân sự và kinh tế với tài sản chiến lược mạnh mẽ là phòng thủ, không tấn công.

Ngày nay, Nhóm A đã mệt mỏi. Tuy nhiên, Nhóm B sẽ khó giải quyết sự mệt mỏi chiến lược này, ngay cả khi các nước này cảm thấy cần có trách nhiệm làm như vậy.

Trong tốp đầu của hệ thống quốc tế hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực để có ảnh hưởng lớn hơn. Ấn Độ, Indonesia và Brazil đang chịu áp lực phải làm nhiều hơn và đảm nhận vai trò lãnh đạo phù hợp với các nền kinh tế lớn hơn. Và ở tốp thứ hai, một loạt cường quốc bậc trung trong khu vực tiến vào khoảng trống do Mỹ để lại.

Mỹ có thể tiếp tục vai trò lãnh đạo dưới thời một tổng thống khac thường. Nhưng tại thời điểm hiện tại, chúng ta dường như đang rơi vào một thế giới dị thường. Trật tự thường phát sinh từ cả quyền lực và pháp luật. Một thế giới không có ai lãnh đạo sẽ không có cả hai thứ đó. Đó có khả năng là một thế giới rối loạn, không có tầm nhìn chung, mức độ hợp tác quốc tế thấp để quản lý các thách thức chung và hàng hóa công ít hơn.

Lãnh đạo toàn cầu hiển nhiên không chỉ là tham vọng nước lớn mà còn về việc thiết kế, xây dựng và duy trì một trật tự mà trong đó những nước khác cũng có ý thức về quyền sở hữu và ý nghĩa của nó.

Theo baoquocte.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim CookTổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook
22:14:00 16/05/2025
Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'
19:16:46 17/05/2025
Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với UkraineBáo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine
21:14:09 17/05/2025
Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nướcÔng Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước
18:32:56 17/05/2025
Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nàoĐàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
22:59:59 17/05/2025
Tình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của NgaTình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của Nga
19:44:28 17/05/2025
Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của MỹPhát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ
19:46:13 16/05/2025

Tin đang nóng

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
15:13:01 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuêẢnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
16:03:17 18/05/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?
16:49:19 18/05/2025
Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?Ý Nhi gặp thất bại ở MW, trượt tay đặt cách top 40, fan đoán bạn trai ảnh hưởng?
13:54:30 18/05/2025
Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghiVụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi
14:12:45 18/05/2025
Chu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xeChu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xe
16:43:58 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
15:26:29 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
16:59:30 18/05/2025

Tin mới nhất

Nổ bom gây thương vong ở bang California, Mỹ

Nổ bom gây thương vong ở bang California, Mỹ

19:31:42 18/05/2025
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo trên mạng xã hội rằng cơ quan này đang điều tra vụ việc. Các kỹ thuật viên xử lý bom đã được điều động đến hiện trường. Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom, đã được thông báo về vụ nổ.
Phần Lan: 2 máy bay trực thăng va vào nhau, 5 người thiệt mạng

Phần Lan: 2 máy bay trực thăng va vào nhau, 5 người thiệt mạng

19:29:20 18/05/2025
Theo kế hoạch bay, một chiếc chở 2 người và chiếc còn lại chở 3 người. Hai chiếc máy bay này đã cất cánh từ thủ đô Tallinn của Estonia và đang trên đường đến làng du lịch Piikajarvi, cách nơi bị rơi vài km.
Cơ sở dữ liệu an ninh mạng châu Âu bước vào giai đoạn thử nghiệm

Cơ sở dữ liệu an ninh mạng châu Âu bước vào giai đoạn thử nghiệm

18:50:00 18/05/2025
Theo TechSpot, Ủy ban châu Âu đã chính thức công bố việc đưa cơ sở dữ liệu lỗ hổng an ninh mạng châu Âu (European Vulnerability Database - EUVD) vào giai đoạn thử nghiệm.
Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

06:36:09 18/05/2025
Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ hy vọng rằng 19/5 sẽ là một ngày hiệu quả và một lệnh ngừng bắn sẽ diễn ra . Không rõ liệu ông có mong đợi một lệnh ngừng bắn sẽ được thống nhất vào cùng ngày 19/5, hay vào một ngày sau nào đó tiếp theo.
Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

06:22:02 18/05/2025
Một quan chức cấp cao nói với CNN: Giờ không còn là chuyện quyền lực hay tiếp cận mà là hành động. Và việc không còn bị soi đèn sân khấu có thể lại là lợi thế.
Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

06:17:38 18/05/2025
Châu Âu cũng sẽ cần đảm nhiệm một số chức vụ hàng đầu, như chức vụ Chỉ huy Đồng minh Tối cao ở châu Âu. Khi Mỹ không còn tham gia, châu Âu cũng sẽ phải tăng cường các nỗ lực phối hợp ngoại giao.
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

06:16:16 18/05/2025
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov đề cập đến vai trò tích cực của Mỹ trong việc giúp nối lại đàm phán giữa hai phái đoàn Nga và Ukraine. Ông Lavrov khẳng định, Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tình hình hiện nay.
Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

06:08:21 18/05/2025
Theo Trụ sở Điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh, hơn 4.000 quân nhân và thường dân Ukraine đã được thả khỏi nơi giam giữ của Nga kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước bắt đầu.
Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

06:07:09 18/05/2025
Vào đầu tháng 4, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã vọt lên 145%, trong khi Bắc Kinh cũng áp thuế 125% với hàng hóa nhập từ Mỹ. Các siêu thị Mỹ khi đó đã bắt đầu cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt hàng hóa.
Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

06:01:48 18/05/2025
IDF nêu rõ chiến dịch này nhằm đạt được tất cả các mục tiêu mà Israel đặt ra ở Dải Gaza, bao gồm cả việc giải thoát các con tin và đánh bại phong trào Hamas.
Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

06:00:48 18/05/2025
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Putin có thể gặp người đồng cấp của Ukraine Zelensky, nhưng chỉ khi đạt được một số thỏa thuận nhất định , điều mà ông không nêu chi tiết.
Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

05:56:33 18/05/2025
Tại bang Kentucky, giới chức cho biết, có 9 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nặng do bão kèm lốc xoáy. Hiện vẫn đang diễn ra hoạt động tìm kiếm người sống sót tại khu vực bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Đường dây rửa tiền thâm nhập mạnh vào thị trường tiền mã hóa châu Á

Đường dây rửa tiền thâm nhập mạnh vào thị trường tiền mã hóa châu Á

Thế giới số

19:19:09 18/05/2025
Đợt truy quét này diễn ra trong bối cảnh Hồng Kông đang đẩy mạnh triển khai khung pháp lý cho lĩnh vực tiền mã hóa vừa để hỗ trợ đổi mới, vừa bảo vệ nhà đầu tư, đồng thời củng cố vị thế trung tâm crypto của mình.
Guardiola tức giận với Henderson

Guardiola tức giận với Henderson

Sao thể thao

19:17:52 18/05/2025
Sau chiến thắng lịch sử của Crystal Palace trước Man City ở chung kết FA Cup khuya 17/5, Pep Guardiola và thủ môn Dean Henderson có màn tranh cãi căng thẳng trên sân.
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Phim châu á

19:15:57 18/05/2025
Nếu Thám Tử Kiên vất vả lắm mới vượt mặt Vòng Tay Nắng để chạm ngôi vương thì Doraemon Movie 44 chỉ cần 1 ngày đã làm được điều tương tự. Cho thấy thương hiệu Mèo Máy vẫn rất hot tại VN.
Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật

Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật

Netizen

18:57:16 18/05/2025
Thời điểm mới quen, Thương đã thử lòng Phúc bằng việc giả vờ say để nhờ bạn trai đưa về và cái kết khiến cô khá bất ngờ.
Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng

Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng

Pháp luật

18:55:06 18/05/2025
Hôm nay (18/5), Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa triệt phá đường dây chuyên sản xuất, mua bán hàng cấm - khí cười (N2O) với số lượng cực lớn.
Lisa (BLACKPINK) "chặt đẹp" Met Gala 2025, Jennie bất ngờ thua 1 gương mặt mới toanh!

Lisa (BLACKPINK) "chặt đẹp" Met Gala 2025, Jennie bất ngờ thua 1 gương mặt mới toanh!

Sao châu á

18:43:36 18/05/2025
Hai thành viên BLACKPINK lần lượt đứng hạng 1 và 3 về tầm ảnh hưởng tại Met Gala 2025, vượt qua cả đàn chị Rihanna và Zendaya.
Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?

Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?

Đồ 2-tek

18:36:49 18/05/2025
Mặc dù vậy, trên thực tế, Apple từng nhiều lần vượt qua khó khăn dưới triều đại CEO Tim Cook. Khi iPhone bị đe dọa bởi smartphone màn hình lớn (phablet) cách đây 10 năm, Táo khuyết đáp trả bằng cách tăng kích cỡ iPhone và thành công.
Xào bắp cải 30 năm vẫn bị lõng bõng nước, kém giòn, đầu bếp mách mấy chiêu này tôi liền làm theo ngay

Xào bắp cải 30 năm vẫn bị lõng bõng nước, kém giòn, đầu bếp mách mấy chiêu này tôi liền làm theo ngay

Ẩm thực

18:21:29 18/05/2025
Một đầu bếp lâu năm chia sẻ, bí quyết để bắp cải xào không bị mềm nhũn và ra nước nằm ở hướng dẫn dưới đây, chị em cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Tin nổi bật

16:25:27 18/05/2025
Tổ Cảnh sát chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ Công an TPHCM giải cứu thành công cô gái 19 tuổi bị mắc kẹt trong thang máy ở quận 1.
G-Dragon bị "phản bội"

G-Dragon bị "phản bội"

Nhạc quốc tế

16:01:29 18/05/2025
Bị phản bội ngay trước mặt, G-Dragon không giấu được cảm xúc. Khoảnh khắc đu idol độc lạ của người fan này lập tức gây bão MXH.
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes

Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes

Sao âu mỹ

15:37:35 18/05/2025
Angelina Jolie quảng bá cho Điện ảnh toàn cầu tại Gala Chopard. Cô nói: Bất cứ điều gì giúp điện ảnh dễ tiếp cận hơn đều cần thiết và được chào đón .