Inquirer: Phải phá hủy ngay các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa
Nếu Manila hành động ngay bây giờ bằng cách chỉ tập trung vào phá hủy cơ sở vật chất, có thể đổ máu nhưng thương vong không nhiều.
Công sự nhà nổi kiên cố Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi cất quân xâm lược năm 1988 và chiếm đóng bất hợp pháp từ đó tới nay.
Tờ Inquirer của Philippines ngày 9/3 đăng bài phân tích của Ted Laguatan, một luật sư về nhân quyền tại San Francisco và chuyên gia luật Di trú bang California, Hoa Kỳ kêu gọi, Philippines cần tiêu diệt ngay các căn cứ quân sự Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là khu vực mà Manila (cũng) yêu sách vùng đặc quyền kinh tế.
Ted Laguatan khẳng định: Đây là thực tế, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự bất hợp pháp trên 6 bãi đá ở Trường Sa, trong phạm vi 200 hải lý Philippines yêu sách vùng đặc quyền kinh tế. Điều đáng nói là Manila không thể làm gì để ngăn chặn Bắc Kinh.
Trong thời gian một năm, những căn cứ thực tế sẽ được hoàn thành. Một khi Trung Quốc kéo chiến đấu cơ, máy bay ném bom, trực thăng vũ trang, tên lửa và tàu chiến ra đóng quân ở đây, Philippines thực tế sẽ không có cách nào để loại bỏ chúng.
Đó là một tình huống rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Philippines và các nước xung quanh. Đây cũng là một tình huống nguy hiểm nghiêm trọng tương tự trường hợp mà Tổng thống Mỹ john Kennedy đã phải “liều” sẵn sàng cho cuộc chiến với Liên Xô khi Moscow thiết lập các căn cứ tên lửa tại Cu Ba.
Ông đã ra lệnh phong tỏa ngay các tàu Liên Xô tiến tới Cu Ba để xây dựng căn cứ. Tháng 6 năm ngoái, Ted Laguatan đã cảnh báo sự khởi đầu của hoạt động xây dựng căn cứ quân sự Trung Quốc cũng như tính nguy hiểm khủng khiếp mà nó gây ra.
Lúc đó ông đã đề nghị những gì Philippines có thể làm là tiêu diệt các căn cứ, Manila hoàn toàn có khả năng làm được điều này. Nếu cứ để nguyên, hậu quả đối với Manila sẽ rất khủng khiếp.
Ngày 27/2, một nhóm kiều dân Philippines tại Hoa Kỳ (USP4GG) do bà Loida Nicolas Lewis tập hợp đã tổ chức một bữa ăn tối với khoảng 100 người Philippines sinh sống tại nước ngoài. Ngoại trưởng Albert del Rosario đã tới dự với vai trò khách mời chính.
Luật sư Ted Laguatan, ảnh: Philnews.
Khi vấn đề Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở Trường Sa được đưa bàn thảo, người ta hỏi ông Ngoại trưởng rằng Philippines có thể làm gì để ngăn chặn nó. Ông Albert del Rosario nói rằng, Philippines đã khởi kiện các hoạt động của Trung Quốc ra Tòa án Liên Hợp Quốc về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (ITLOS).
Video đang HOT
Ted Laguata cho biết, mọi người có mặt đã bị “sốc” khi Ngoại trưởng Rosario cho biết ngoài biện pháp pháp lý nêu trên, không có hành động nào khác được thực hiện.
“Tôi thật sự không biết phải làm gì (để ngăn chặn ngay việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự phi pháp ở Trường Sa)”, Ngoại trưởng Philippines được dẫn lời cho biết. Ted Laguatan bình luận, việc Manila “không có hành động” không chỉ là “báo động khủng khiếp” mà nó còn gây ra “sự thất vọng và bực bội.
Vấn đề này thậm chí còn quan trọng hơn nhiều so với việc Tổng thống và Quốc hội Philippines đang tập trung vào các dự luật cơ bản. Ở đây an ninh quốc gia và tương lai của toàn bộ người dân Philippines đang đối mặt với một nguy cơ rõ ràng.
Ông Ted Laguatan cho rằng nếu Philippines vẫn không có hành động gì ngăn chặn, chắc chắn các căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa sẽ sớm hoàn thành. Nếu đợi lúc đó Manila mới tiêu diệt, thì thương vong sẽ lớn hơn rất nhiều cho cả hai bên.
Còn nếu Manila hành động ngay bây giờ bằng cách chỉ tập trung vào phá hủy cơ sở vật chất, có thể đổ máu nhưng thương vong không nhiều. Philippines không giao chiến với Trung Quốc, mà chỉ đơn giản tự vệ trước nguy cơ các cuộc tấn công trong tương lai, Laguatan lập luận.
Laguatan cho rằng Philippines cần tiêu diệt các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa, Manila không còn sự lựa chọn nào khác.
Theo Giáo Dục
Căn cứ quân sự Trung Quốc bị đe dọa từ ngay trong nội địa
Trong khi ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự trên trường quốc tế, quân đội Trung Quốc dường như lại đang bộc lộ sơ hở ở ngay trong lãnh lãnh thổ nước mình.
Nhà cao tầng kẹp chặt sân bay quân sự
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở nước này đã dẫn đến việc các căn cứ quân sự đang bị các cao ốc bao vây. Theo Fu Jun, phó chỉ huy của một Sư đoàn của Không quân Trung Quốc, số lượng ngày càng tăng của các tòa nhà cao tầng xung quanh căn cứ của đơn vị ông đang trở thành một mối quan tâm lớn.
Fu Jun nói: "Đôi khi, một tháp truyền tín hiệu cao được dựng lên gần sân bay của chúng tôi chỉ trong 1 đêm".
Tranh minh họa các nhà cao tầng vây quanh căn cứ không quân của Trung Quốc.
Sân bay Jianqiao ở Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, nơi sư đoàn của Fu đóng quân bị 20 tòa nhà chọc trời bao quanh. Đáng chú ý, các tòa nhà này còn vượt quá quy định về chiều cao tối đa để đảm bảo an toàn hàng không là 230m. Điển hình như tòa nhà trung tâm Tài chính Fortune Chiết Giang cao đến 258m. Việc vượt qua 28m so với quy định là tương đương với một khu chung cư 9 tầng.
Ông Fu Jun nói: "Nếu cơn sốt nhà chọc trời không được kiểm soát, sân bay đã hoạt động 80 năm và là nơi đầu tiên mà cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã hạ cánh trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc vào năm 1972, sẽ bị mất giữa một rừng đô thị".
Ông cũng nói thêm: "Chuyện máy bay của chúng tôi phải bay giữa hai khối nhà cao tầng không phải hiếm. Hơn nữa ngoài các tòa nhà siêu cao tầng, bóng bay, máy bay mô hình và pháo hoa do những người dân sống gần các tòa nhà này sử dụng cũng đặt ra mối nguy hiểm rất lớn cho máy bay của chúng tôi".
Ông Fu Jun - người từng là một phi công kỳ cựu cũng nhấn mạnh: "Phi công của tôi bây giờ phải cẩn thận hơn rất nhiều so với trước đây để tránh va chạm. Phần lớn máy bay chiến đấu của chúng tôi là loại một động cơ nên nếu gặp phải chim bồ câu, bóng bay trong một chuyến bay, nó hoặc mảnh vỡ của nó có thể bị hút vào động cơ và gây ra trục trặc. Điều đó có thể dẫn đến một tai nạn hoặc bi kịch lớn hơn".
Một biên đội máy bay của Không quân Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Theo thông tin từ trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc, hơn một nửa số căn cứ không quân của họ đã bị ảnh hưởng do sự xuất hiện của các cấu trúc cao tầng, hoặc do các hoạt động dân sự trong 20 năm qua. Sự phát triển của các tòa nhà chọc trời đã khiến 20 căn cứ không quân phải đóng cửa hoặc di dời và gây ra khoảng 100 vụ tai nạn máy bay.
Viện dẫn tình hình ở Nga, ông Fu Jun nói rằng Trung Quốc đã tụt hậu rất nhiều trong vấn đề bảo vệ các căn cứ quân sự. Ông nói: "Sự xâm lấn vùng trời trên một sân bay quân sự là một trọng tội ở Nga. Ngược lại, Trung Quốc đã không thực hiện tốt trong việc bảo vệ hạ tầng quân sự".
Sư đoàn của Fu Jun cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương để đánh sập một số ống khói dựng trái phép và một số tháp truyền thông. Tuy nhiên những việc này cũng không theo kịp với tốc độ phát triển của các khu đô thị nên có khả năng sân bay quân sự ở Hàng Châu sẽ phải đóng cửa sớm.
Vấn đề nghiêm trọng trên toàn quốc
Vấn đề của sư đoàn không quân ở Hàng Châu không phải là cá biệt. Nhiều căn cứ của quân đội Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng vì sự mở rộng các khu dân cư, kinh doanh.
Theo ông Ma Yifei, sĩ quan cao cấp phụ trách kế hoạch và giám sát cơ sở hạ tầng quân sự, một cảng hải quân quan trọng tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã phải chi 1,6 triệu USD để xây một bức tường dài 800m và cao đến 22m để các tòa nhà cao tầng xung quanh không quan sát được căn cứ.
Vấn đề không giới hạn ở một khu vực cá biệt nào. Theo tờ báo PLA Daily của quân đội Trung Quốc, tỉnh Hải Nam vẫn tiếp tục cho phép xây dựng các biệt thự có vốn đầu tư nước ngoài gần một căn cứ không quân.
Cảng quân sự ở Hạ Môn bị các khu dân cư, thương mại vây quanh.
Hải quân cũng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo, một số cảng đã bị ngư dân đặt lưới ở giữa đường thủy được các tàu quân sự sử dụng để ra vào. Một số ngư dân thậm chí đã cố gắng để buộc tàu chiến phải đi chệch khỏi tuyến đường của nó.
Ông Ma Yifei nói: "Một số cảng trước kia nằm ở những nơi xa, dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, bây giờ nó là nơi du lịch hấp dẫn. Một số doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm trung tâm đã dễ dàng bỏ qua các quy định của chúng tôi, còn các quan chức thì chỉ hướng đến phát triển GDP và làm ngơ cho điều đó".
Tại Bắc Kinh, cơ sở kinh doanh, vườn cây ăn trái, vườn rau đã xâm lấn vào vùng ăng ten của một đơn vị thông tin liên lạc. Trong khi đó, nhà cao tầng đã cản trở nghiêm trọng các tín hiệu radar của một căn cứ quân sự ở khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây và một đơn vị tên lửa phòng không ở Thượng Hải.
Lỗ hổng cho tình báo nước ngoài lợi dụng
Từ năm 1990, Trung Quốc đã có Luật bảo vệ cơ sở quân sự nhưng luật này không được áp dụng ở nhiều khu vực. Có khoảng 4800 ủy ban bảo vệ cơ sở quân sự ở các địa phương trong cả nước nhưng chỉ một vài trong số đó thường xuyên hoạt động vì lý do những thay đổi nhân sự thường xuyên và thiếu hụt thành viên.
Zhang Junshe, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu hải quân cho biết nhiều quan chức địa phương tin rằng không một nước nào có khả năng để chiến tranh với Trung Quốc. Do vậy việc sử đụng dất để xây dựng căn cứ quân sự là lãng phí nguồn lực.
Trong khi đó một số đơn vị quân đội Trung Quốc cũng không ý thức được những rủi ro nên đã không tích cực thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ căn cứ của mình.
Nhận biết được lỗ hổng này, các cơ quan tình báo nước ngoài cũng tích cực lợi dụng. Ông Song Xinfei, một sĩ quan tham mưu dưới quyền Ma Yifei cho biết các cơ quan tình báo của một số cường quốc đã thành lập các công ty ở gần căn cứ hoặc sử dụng các tour du lịch tham quan xung quanh căn cứ quân sự để thu thập thông tin. Ông nói: "Rất nhiều người lính đã nói với tôi rằng một số doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài dường như luôn luôn thiết lập sự hiện diện ở bất kỳ nơi nào chúng tôi đóng".
Tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc đã ban hành một luật sửa đổi về vấn đề bảo vệ cơ sở quân sự. Tuy nhiên người ta cũng hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Vẫn có một khoảng cách giữa luật của trung ương với việc thực thi pháp luật tại địa phương.
Theo NTD
Đường 9 đoạn bị vạch trần, Trung Quốc giận tím mặt Chính phủ Mỹ vừa ra một bản báo cáo chính thức thách thức đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đã khiến Trung Quốc nổi giận, tung ra một loạt lời chỉ trích gay gắt. Với sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc đang quyết liệt thực hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican
Có thể bạn quan tâm

Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
Sao việt
06:12:01 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
Cú twist không ngờ trong vụ nữ diễn viên gen Z nghi bại lộ file ghi âm nói xấu rúng động showbiz
Sao châu á
05:59:39 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
Phim châu á
05:56:20 22/05/2025
Sốc visual đẹp như búp bê Pháp của Song Hye Kyo, 100 năm nữa vẫn là huyền thoại
Hậu trường phim
05:53:02 22/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025