Iran đơn độc chống lại Mỹ

Theo dõi VGT trên

Vài ngày trước vụ Mỹ hạ sát tướng Soleimani, Iran lần đầu tiên tập trận hải quân chung với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ toàn cầu của Mỹ.

“Giờ đây, kỷ nguyên lộng hành của Mỹ tại Trung Đông đã chấm dứt. Họ phải rời khỏi khu vực”, Đô đốc Hossein Khanzadi, tư lệnh hải quân Iran, tuyên bố hôm 29/12 trong cuộc họp báo bên lề cuộc tập trận chung giữa Iran, Trung Quốc và Nga tại vịnh Oman và phía bắc Ấn Độ Dương.

Cuộc tập trận mang tên Vành đai An ninh Hàng hải diễn ra vào 27-30/12 với mục tiêu đảm bảo an ninh thương mại hàng hải quốc tế, huấn luyện chống cướp biển và khủng bố. Moskva điều tàu hộ vệ tên lửa Yaroslav Mudry cùng một tàu tiếp dầu và một tàu kéo, trong khi Bắc Kinh cử tàu khu trục tên lửa Tây Ninh tham gia. “Kết quả tập trận cho thấy Iran không thể bị cô lập”, Đô đốc Iran Gholamreza Tahani phát biểu.

Tuy nhiên, thay vì rút quân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thêm hàng nghìn binh sĩ tới Trung Đông để đối phó Iran, giữa lúc hai nước căng thẳng cao độ vì vụ không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani ở Iraq hôm 3/1. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc dường như không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột ngày càng khó lường.

Iran đơn độc chống lại Mỹ - Hình 1

Một tàu chiến trong cuộc tập trận chung giữa Iran, Nga và Trung Quốc tại vịnh Oman hôm 29/12. Ảnh: Reuters.

Bình luận viên Yaroslav Trofimov của WSJ chỉ ra rằng sau vụ hạ sát Soleimani, phản ứng của Moskva và Bắc Kinh đều dừng lại ở chỉ trích mà không đưa ra cam kết hành động nào, mặc dù họ tỏ ý bênh vực Tehran. Vì vậy, Iran chỉ có thể dựa vào chính họ, cùng mạng lưới dân quân Shiite và các lực lượng ủy nhiệm mà Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds, đã xây dựng tại Lebanon, Iraq, Syria hay Yemen.

“Iran là một trong những quốc gia cô đơn nhất thế giới về mặt chiến lược. Họ coi hàng chục nước là đối thủ, trong khi chỉ có một người bạn đáng tin cậy duy nhất là chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria”, Karim Sadjadpour, chuyên gia về Iran tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Washington, cho hay.

Sự đơn độc của Iran được cho là nguyên nhân nước này hành động thận trọng sau cái chết của Soleimani. Tướng Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên lực lượng vũ trang Iran, nói rằng Tehran sẽ trả thù “dữ dội”, nhưng “không vội vàng”. Theo Trofimov, đây là dấu hiệu cho thấy Tehran đang tìm cách tránh leo thang ngay lập tức, bởi nó tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh toàn diện với Washington.

Abas Aslani, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông tại Tehran, bổ sung thêm rằng Iran “đang nói về đáp trả, báo thù, không phải bắt đầu một cuộc chiến”.

“Nếu xung đột trực tiếp nổ ra, tôi nghĩ Iran cũng không hy vọng Nga và Trung Quốc tuyên chiến với Mỹ vì họ. Moskva và Bắc Kinh chỉ có thể hỗ trợ Tehran theo cách khác, như ủng hộ về mặt chính trị hay trong một số tổ chức quốc tế. Khả năng cung cấp thiết bị cho Iran cũng chưa chắc chắn”, Aslani nói.

Bình luận viên Trofimov cho rằng Iran chắc chắn muốn nhận được thiết bị quân sự để thay thế số máy bay, tàu chiến và xe tăng lỗi thời của họ, nhưng Nga và Trung Quốc đều không thể cung cấp số thiết bị đó hợp pháp, ít nhất là tới tháng 10, thời điểm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với hầu hết giao dịch quân sự với Iran hết hạn.

Khó khăn trong việc hỗ trợ Iran thể hiện qua hợp đồng tên lửa S-300 nước này ký với Nga hồi năm 2005. Sau khi Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt Iran vì chương trình hạt nhân, Nga phải hủy hợp đồng vào năm 2010. Quá trình chuyển giao các tổ hợp tên lửa nối lại hồi tháng 4/2015, sau khi 6 cường quốc và Iran đạt thỏa thuận tạm thời về hạt nhân. Trung Quốc cũng từng cam kết đầu tư hàng trăm tỷ USD vào ngành dầu khí Iran, nhưng các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ khiến kế hoạch bị đình trệ.

Một yếu tố cần tính đến là cả Nga và Trung Quốc đều duy trì mối quan hệ gần gũi với Arab Saudi và Israel, hai đối thủ “không đội trời chung” của Iran tại khu vực.

Nga và Iran từng chung chiến tuyến tại Syria. Tuy nhiên, khi chính quyền Syria dần ổn định và Nga tìm được chỗ đứng mới tại nước này bằng cách bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng gần đây, lợi ích của Nga và Iran ở Syria bắt đầu chia rẽ.

Xét về mặt lịch sử, Nga và Iran cũng từng có nhiều hiềm khích. Người Nga có lẽ không quên vụ sát hại đại sứ Alexander Griboedov, đồng thời là nhà viết kịch nổi tiếng, khi đám đông xông vào sứ quán Nga ở Tehran hồi năm 1829. Iran cũng ủng hộ các phiến quân chống Liên Xô ở Afghanistan vào những năm 1980.

Trong khi đó, ký ức của người Iran bao gồm những vùng đất mà Nga sáp nhập từ đế quốc Ba Tư qua nhiều thế kỷ, cũng như việc Liên Xô kiểm soát nước này vào năm 1920 và 1941.

“Không ai ở Nga thực sự quan tâm về Iran. Họ không coi Iran là đối tác và chắc chắn không phải người bạn đáng để hy sinh”, Alexander Gabuev, chuyên gia tại Trung tâm Carnegie Moskva, cho hay.

Video đang HOT

Iran đơn độc chống lại Mỹ - Hình 2

Một người dân cầm ảnh tướng Soleimani trong lễ tang của ông tại thủ đô Tehran, Iran hôm 6/1. Ảnh: Reuters.

Theo chuyên gia này, Nga và Trung Quốc thậm chí có thể hưởng lợi từ sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Xung đột ở Trung Đông sẽ khiến Mỹ bị phân tâm, giúp họ có thêm thời gian củng cố những lợi ích cốt lõi ở Đông Âu và châu Á.

“Nga không có dù chỉ một chút ý định tham gia vào tình huống tranh cãi này và đang cố gắng tránh nó xa nhất có thể, ngay cả khi tiếp tục lớn tiếng ủng hộ Iran”, Ruslan Pukhov, giám đốc Trung Tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moskva, nhận định. “Ít nhất về ngắn hạn, điều này hoàn toàn có lợi cho Nga. Giá dầu đang tăng và Iran, vốn là đối tác khá cứng rắn, buộc phải trở nên hợp tác hơn nhiều”.

Dù Trung Quốc hiện là nước mua dầu nhiều nhất từ Trung Đông, giới chuyên gia của nước này từ lâu đã cảnh báo Bắc Kinh nên kiềm chế và tránh nhúng tay vào khu vực đầy biến động, một phần vì dầu vẫn tiếp tục được cung cấp bất chấp loạt xung đột chính trị trong những thập kỷ gần đây.

“Trung Đông không quá quan trọng trong chiến lược tổng thể của Bắc Kinh. Kể từ năm 2011, nhiều nước Trung Đông cùng rơi vào nội chiến, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Trung Quốc”, Niu Xinchun, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, cho biết.

Zhu Feng, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, đánh giá việc Trung Quốc tập trận hải quân chung với Iran “mang tính biểu tượng hơn là thực tế”. “Tôi nghĩ Trung Quốc không bận tâm chút nào tới khả năng tham gia vào căng thẳng tại Trung Đông”, Feng nói thêm.

Mặc dù Iran không thể trông đợi nhiều vào sự giúp đỡ ngay lập tức từ Nga và Trung Quốc, tình hình trong tương lai có thể sẽ thay đổi, cựu cố vấn cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ Vali Nasr nhận định. “Những gì Washington đang làm khiến Moskva, Bắc Kinh và Tehran dần xích lại gần nhau. Họ có động lực chung nhất định trong việc ngăn cản Mỹ gây áp lực tối đa”, ông nói.

“Chúng ta sẽ không thấy ảnh hưởng trong tương lai gần, nhưng sau 10 năm, mọi người sẽ nhận ra rắc rối giữa chính quyền Trump và Iran đã thúc đẩy Nga và Trung Quốc phát triển chiến lược bảo vệ, nhằm đối phó với loại chính sách mà Mỹ đang sử dụng để chống lại Iran hiện nay”, Nasr cho hay.

Theo Ánh Ngọc (VNE)

Đằng sau sự "xuống thang" giữa Iran và Mỹ

Dù đã có những dấu hiệu "xuống thang", song sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran khó có thể chấm dứt.

Đằng sau sự xuống thang giữa Iran và Mỹ - Hình 1

Tranh biếm họa tượng Nữ thần Tự do đặt bên ngoài trụ sở cũ của Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran (Ảnh: AP)

Rất may, cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran sau cái chết của tướng Qasem Soleimani đã không leo thang thành một cuộc chiến toàn diện.

Nếu hiểu theo cách trên, dường như 2 nước đã có sự xuống thang. Nhưng thực tế, trang tin BBC đã phân tích 5 yếu tố cơ bản khiến mâu thuẫn giữa 2 nước còn lâu mới chấm dứt.

1) Việc xuống thang chỉ mang tính tạm thời

Theo BBC, Những gì một số nhà phân tích cho là một sự xuống thang đều không hoàn toàn đúng.

Giới lãnh đạo của Iran, choáng váng đến cùng cực sau cái chết của tướng Soleimani, đã tìm mọi cách để trả thù. Một trong những động thái cho việc này là bắn hàng loạt tên lửa vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq.

Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế mang tính thực tiễn và chính trị về hành động này. Nó cho thấy Iran đang mất cân bằng, muốn giải quyết nhanh mọi thứ, và không muốn bắt đầu một cuộc chiến toàn diện, dù người phát ngôn của nước này nhiều lần nói rõ ràng mọi thứ sẽ không dừng lại ở đây.

Cũng có ý kiến cho rằng việc Iran sẵn sàng nhận trách nhiệm về việc bắn hạ máy bay chở khách của Ukraine là một nỗ lực khác nhằm giảm căng thẳng với Mỹ. Đây cũng là một nhận định sai lầm.

Đằng sau sự xuống thang giữa Iran và Mỹ - Hình 2

Người Iran giơ biểu ngữ chống Mỹ khi đưa tang tướng Qassem Soleimani tại Tehran (Ảnh: AP)

Phản ứng tự nhiên của Iran ban đầu là từ chối bất kỳ sự liên quan đến vụ tai nạn. Chỉ đến khi Mỹ tuyên bố nguồn tin tình báo của nước này chứng minh điều ngược lại, chỉ khi các nhà điều tra Ukraine tìm thấy bằng chứng về một cuộc tấn công tên lửa và chỉ khi các nhà điều tra độc lập chứng minh tính xác thực của video quay lại cảnh chiếc máy bay bị bắn hạ, Iran có rất ít sự lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận.

Thật vậy, khi đưa những máy ủi đến dọn dẹp đống đổ nát từ nơi xảy ra vụ tai nạn, rõ ràng Iran biết chính xác những gì vừa xảy ra. Nếu đó chỉ đơn thuần là một vụ tai nạn, thì không có lý do để chính quyền Tehran gây ảnh hưởng đến các mảnh vỡ tại hiện trường.

Chính quyền của nhà nước Hồi giáo này còn đau đầu với các vấn đề nội bộ. Chỉ vài tháng trước, một làn sóng phản đối tình trạng tham nhũng và nền kinh tế suy sụp đã bùng nổ. Những vấn đề trong nước mới khiến Iran trở nên thất thế, chứ không phải nước này thực sự muốn xuống thang với Mỹ.

2) Chính sách của Mỹ không thay đổi

Tại sao Mỹ lại sát hại tướng Soleimani và cố gắng ám sát một quan chức cấp cao khác của Iran ở Yemen? Để đưa ra lời giải thích mang tính pháp lý, nước này cho rằng hành động trên nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công nghiêm trọng sắp xảy ra nhằm chống lại các lợi ích của Mỹ.

Lập luận này đã không thuyết phục được nhiều nhà phân tích hoặc những người chỉ trích Tổng thống Donald Trump.

Nhiều khả năng các cuộc tấn công là một nỗ lực để thiết lập lại một lằn ranh răn đe rõ ràng. Trong ngắn hạn, điều này có thể sẽ phát huy hiệu quả. Iran sẽ phải điều chỉnh các động thái trong tương lai của mình một cách cẩn trọng.

Đằng sau sự xuống thang giữa Iran và Mỹ - Hình 3

Mỹ vẫn đang tăng cường sự hiện diện quân đội của mình ở Trung Đông (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, dù vẫn gửi lời đe dọa gây tàn phá đối với Iran, Tổng thống Donald Trump cũng đồng thời đánh tiếng muốn rời khỏi Trung Đông, vì ông chỉ coi đây là vấn đề của các nước trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm trọng lực của bất kỳ thông điệp răn đe nào của Mỹ được gửi đi.

Mỹ vẫn sẽ tiếp tục làm tê liệt nền kinh tế Iran. Nhưng điều này sẽ không đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán, mà chỉ thôi thúc Tehran tiếp tục tấn công bằng cách thực hiện một chiến dịch gây áp lực tối đa của riêng nước này.

Vì vậy, dù Mỹ muốn cắt giảm nguồn lực triển khai cho khu vực Trung Đông, nhưng đồng thời vẫn muốn tăng gấp đôi áp lực đối với Tehran, nước này khó có thể đạt được cả 2 mục đích trên.

3) Các mục tiêu chiến lược của Iran vẫn được bảo toàn

Dù nền kinh tế của Iran có thể đang ọp ẹp và nhiều công dân của họ có thể ngày càng trở nên bất mãn, nhưng bối cảnh cho một cuộc cách mạng dường như là điều không tưởng. Chế độ thần quyền tại Iran hiện tại vẫn khó có thể suy yếu. Các tổ chức vũ trang như Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) còn quá mạnh.

Mục tiêu chiến lược của Iran là đẩy lui Mỹ ra khỏi khu vực Trung Đông, ít nhất là tại Iraq, và điều này càng trở nên rõ ràng hơn so với trước thời điểm tướng Qassem Soleimani bị sát hại.

Ít nhất, từ quan điểm của chính quyền Iran, chính sách của nước này vẫn có một số thành công đáng chú ý, như bảo vệ được chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria và cho phép mở ra một mặt trận mới để chống lại Israel. Điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể đối với nước láng giềng Iraq.

Do những mâu thuẫn trong chính sách của Tổng thống Trump, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đang cảm thấy ngày càng bị cô lập. Ả rập Saudi gần đây đã phải mở một số kênh cuộc đối thoại cấp thấp với Tehran, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang đi theo con đường riêng của mình và thiết lập mối quan hệ mới với Nga. Chỉ có chính phủ Israel dường vẫn nghĩ rằng vụ sát hại Soleimani thể hiện cam kết mới của Tổng thống Trump trong khu vực.

Họ có thể sẽ thất vọng.

Những bất đồng trong vấn đề nội bộ và một nền kinh tế suy sụp chỉ càng thúc đẩy IRGC gia tăng áp lực lên Mỹ theo thời gian. Iran dù vừa phải chịu 2 cú đánh chí mạng, nhưng nước này vẫn có đủ khôn ngoan để thực hiện các hành vi trả đũa.

4) Mâu thuẫn trong vị thế của Iraq

Đằng sau sự xuống thang giữa Iran và Mỹ - Hình 4

Quốc hội Iraq trong tuần trước đã bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu rút các binh sĩ ngoại quốc ra khỏi nước này (Ảnh: Getty)

Dấu hiệu chỉ ra lối thoát cho quân đội Mỹ ở Iraq giờ đây lại rõ ràng và sáng sủa hơn bao giờ hết.

Chính phủ lâm thời của Iraq đang gặp khủng hoảng khi phải hứng chịu làn sóng phản đối từ người dân. Nhiều người không hài lòng với cả sự hiện diện của Mỹ và ảnh hưởng của Iran tại quốc gia này.

Một cuộc bỏ phiếu không ràng buộc của Quốc hội Iraq đã đặt vấn đề rút quân Mỹ vào chương trình nghị sự. Để đáp trả, Tổng thống Trump đe dọa sẽ đóng băng các quỹ của chính phủ Iraq trong các ngân hàng Mỹ nếu họ buộc lính Mỹ phải rời đi.

Vấn đề ở đây là sự can dự của Mỹ vào tình hình tại Iraq. Khi các lực lượng của nước này và các đồng minh nhận nhiệm vụ truy quét các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq, đây luôn được coi là một nhiệm vụ dài hơi. Kể cả khi IS bị tiêu diệt hoàn toàn, các lực lượng Mỹ dự kiến vẫn sẽ còn ở lại trong nhiều năm nữa.

Nếu Mỹ rút quân, điều này không chỉ gây nguy cơ hồi sinh của IS, mà còn làm cho sự hiện diện của Mỹ ở phía đông Syria trở nên khó khăn hơn, vì phần lớn sự hỗ trợ cho các lực lượng Mỹ tại khu vực này đến từ các căn cứ tại Iraq. Cuộc tranh luận về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Trung Đông dù mới chỉ bắt đầu, nhưng nếu Mỹ thua, Iran sẽ là nước giành phần thắng.

5) Thỏa thuận hạt nhân đang gặp rắc rối thực sự

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng mới nhất này bắt đầu từ tháng 5.2018, khi chính quyền Tổng thống Trump đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.

Kể từ đó, Mỹ đã áp dụng tối đa áp lực lên nền kinh tế của Iran, và nước này đã theo đuổi một chiến dịch gây áp lực lên khu vực của riêng mình bằng việc né tránh các chế tài trong thỏa thuận hạt nhân bằng nhiều cách khác nhau.

Thỏa thuận này rất quan trọng, vì trước đó, nguy cơ chiến tranh trở nên hiện hữu hơn khi Israel được cho là sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

Iran sẽ cố gắng giữ các bên ký kết khác ở lại thỏa thuận càng lâu càng tốt. Nhưng đây là một cuộc khủng hoảng mang tính dây chuyền. Bất chấp những nỗ lực của châu Âu, dường như không còn cách nào khác để giảm bớt áp lực kinh tế đối với Tehran. Cuối cùng, thỏa thuận có thể sụp đổ và trong thời gian đó, Iran có thể tiến gần hơn đến việc chế tạo thành công bom hạt nhân

Nhưng dù bất cứ điều gì xảy ra với thỏa thuận này, BBC nhận định các chính sách của Tổng thống Trump sẽ càng kéo Mỹ trở lại Trung Đông bất chấp việc giới chức an ninh Mỹ đang cố gắng tránh xa khu vực này.

Theo danviet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở CrimeaNga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea
21:41:32 05/05/2025
Chính quyền Trump cấp tiền cho người nhập cư tự nguyện rời MỹChính quyền Trump cấp tiền cho người nhập cư tự nguyện rời Mỹ
15:46:58 06/05/2025
MW 2025 vừa mở màn đã gặp nạn thí sinh bỏ thi, Ấn Độ đòi hủy đăng cai, rớt đài?MW 2025 vừa mở màn đã gặp nạn thí sinh bỏ thi, Ấn Độ đòi hủy đăng cai, rớt đài?
16:30:53 06/05/2025
Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấuRơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu
10:46:20 06/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnhPhản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
22:04:08 05/05/2025
Rộ tin Mỹ âm thầm xây thành phố ngầm đề phòng thảm họa 'cận kề tuyệt chủng'Rộ tin Mỹ âm thầm xây thành phố ngầm đề phòng thảm họa 'cận kề tuyệt chủng'
18:24:44 06/05/2025
Hàng loạt vụ bắt cóc nhằm vào các đại gia tiền điện tử ở châu ÂuHàng loạt vụ bắt cóc nhằm vào các đại gia tiền điện tử ở châu Âu
13:38:46 06/05/2025
Mỹ không kích các mục tiêu của HouthiMỹ không kích các mục tiêu của Houthi
21:46:12 05/05/2025

Tin đang nóng

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
09:39:17 07/05/2025
Thu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhânThu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhân
11:05:53 07/05/2025
Nóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảmNóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảm
10:57:17 07/05/2025
Đại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệmĐại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệm
10:27:02 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
12:00:25 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
10:35:53 07/05/2025
Người đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắcNgười đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắc
10:58:31 07/05/2025
Cảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sôngCảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sông
11:04:37 07/05/2025

Tin mới nhất

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

14:01:02 07/05/2025
Việc hạ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng cường khả năng cho vay của các ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu bị suy giảm do căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

13:43:18 07/05/2025
Ông Petersen bình luận với kênh CNN: Nếu lượng container giảm 60% thì nghĩa là hàng hóa về ít hơn 60%. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi lượng hàng tồn kho bán hết, rồi ta sẽ thấy tình trạng thiếu hụt. Và đó là lúc giá cả tăng vọt .
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

13:37:55 07/05/2025
Ukraine và Liên bang Nga "phải cùng nhau đưa ra những nỗ lực cụ thể, thừa nhận thực tế, đề xuất và chiến lược để kết thúc xung đột", bà Bruce nói thêm, đồng thời thừa nhận rằng sẽ rất khó để thuyết phục hai bên đồng ý ngừng giao tranh.
Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga

13:36:54 07/05/2025
Trong khi đó, Nga liên tục cố gắng cải tiến tên lửa đạn đạo của mình, đặt ra thêm nhiều thách thức cho Ukraine. Kẻ thù vẫn đang hiện đại hóa tên lửa đạn đạo , người phát ngôn Không quân Ukraine, Yuriy Ihnat, cho biết hồi tháng 4.
Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines

Tình huống hy hữu trong tập trận bắn đạn thật Mỹ - Philippines

13:33:46 07/05/2025
Lý giải về việc chọn BRP Miguel Malvar làm mục tiêu trong cuộc tập trận Balikatan, quân đội Philippines chia sẻ: Chiếc tàu được lựa chọn vì đã vượt quá thời hạn phục vụ và không còn phù hợp cho các hoạt động thông thường".
Pakistan đáp trả vụ tấn công quân sự của Ấn Độ, căng thẳng hai cường quốc hạt nhân leo thang

Pakistan đáp trả vụ tấn công quân sự của Ấn Độ, căng thẳng hai cường quốc hạt nhân leo thang

12:56:38 07/05/2025
Trước đó, cùng ngày Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif tuyên bố Islamabad đang đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước những gì mà theo ông là "một hành động chiến tranh" từ phía Ấn Độ.
Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc

Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc

11:45:46 07/05/2025
Hoạt động xuất khẩu dầu của Iran dựa vào một mạng lưới phức tạp và bí mật. Các tàu chở dầu thường xuyên tắt bộ thu phát tín hiệu (transponder) để ẩn mình khỏi các hệ thống theo dõi hàng hải.
Mỹ-Trung Quốc xác nhận chuẩn bị đàm phán thương mại

Mỹ-Trung Quốc xác nhận chuẩn bị đàm phán thương mại

10:28:51 07/05/2025
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ đến Thụy Sĩ vào cuối tuần này để khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ, theo AFP hôm nay 7.5 dẫn thông báo từ cả hai nước.
New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

10:23:57 07/05/2025
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon ngày 6.5 đã đề xuất một dự thảo luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội.
Mỹ đẩy mạnh kế hoạch tinh giản, cắt giảm ngân sách

Mỹ đẩy mạnh kế hoạch tinh giản, cắt giảm ngân sách

10:12:11 07/05/2025
Reuters ngày 6.5 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh hạn chế tài trợ các dự án nghiên cứu cường hóa tác nhân gây bệnh để tìm giải pháp điều trị.
Trung Quốc đẩy nhanh tham vọng tàu sân bay

Trung Quốc đẩy nhanh tham vọng tàu sân bay

09:51:56 07/05/2025
Tờ Newsweek vừa dẫn một số hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành đợt xây dựng thêm hạ tầng cho việc mở rộng hạm đội, trong đó bao gồm việc đồn trú tàu sân bay.
Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế

Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế

09:34:50 07/05/2025
Iran cho biết nước này có khả năng giải quyết các mối quan ngại về khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời lưu ý rằng việc đạt được thỏa thuận hoàn toàn nằm trong tầm tay với điều kiện Mỹ tránh các lập trường phi thực tế và phi logic...

Có thể bạn quan tâm

Thiên vương "trăng hoa" bán sạch 30 nghìn vé concert trong 15 giây, hút hơn 5 tỷ view tạo nên sự kiện văn hóa phi thường

Thiên vương "trăng hoa" bán sạch 30 nghìn vé concert trong 15 giây, hút hơn 5 tỷ view tạo nên sự kiện văn hóa phi thường

Nhạc quốc tế

14:26:13 07/05/2025
Ngôi sao họ Vương được truyền thông ưu ái xếp vào hàng ngũ Tứ Đại Thiên Vương thế hệ mới, trong khi giới chuyên môn quốc tế gọi anh là ông vua nhạc Pop Trung Quốc .
Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả

Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả

Sao việt

14:19:22 07/05/2025
Trên trang cá nhân, Hoa hậu Phương Lê mới đây đã có động thái lên tiếng đính chính về chuyện mang thai giả. Hiện tại, người đẹp này đang mang bầu bé thứ 4 được 13 tuần.
Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Tin nổi bật

14:18:33 07/05/2025
UBND tỉnh Nam Định chấn chỉnh công tác công vụ tại các cơ quan, đơn vị, trong đó có ngành y tế sau vụ bé trai bị từ chối cấp cứu vì chưa đóng đủ tiền, gây bức xúc trong dư luận trong những ngày qua vì xem nhẹ mạng sống con người.
Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế

Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế

Thời trang

14:14:47 07/05/2025
Vài ngày trước vụ Mỹ hạ sát tướng Soleimani, Iran lần đầu tiên tập trận hải quân chung với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ toàn cầu của Mỹ.
Vợ mới cưới của Uông Tiểu Phi - chồng cũ Từ Hy Viên bị bóc phốt quá khứ không mấy tốt đẹp

Vợ mới cưới của Uông Tiểu Phi - chồng cũ Từ Hy Viên bị bóc phốt quá khứ không mấy tốt đẹp

Sao châu á

14:11:41 07/05/2025
Những bằng chứng về mối quan hệ mờ ám giữa vợ Uông Tiểu Phi với nhiều người đàn ông khác bị phanh phui, khiến dư luận xôn xao.
Thiều Bảo Trâm bên trai lạ, bị chê "lụy tình"

Thiều Bảo Trâm bên trai lạ, bị chê "lụy tình"

Nhạc việt

13:59:05 07/05/2025
Tối 6/5, Thiều Bảo Trâm đã tung ra teaser MV mang tên không lời. Đây là màn comeback của nữ ca sĩ kể từ sau MV Chắc Anh Có Nỗi Khổ Tâm ra mắt cuối năm 2023
Yamaha ra mắt xe tay ga 125cc, phanh ABS, màn hình LCD, giá thấp hơn Honda Lead

Yamaha ra mắt xe tay ga 125cc, phanh ABS, màn hình LCD, giá thấp hơn Honda Lead

Xe máy

13:28:25 07/05/2025
Ở thị trường Philippines, Yamaha Mio Gravis 2025 có 3 màu sắc cho khách hàng lựa chọn gồm đen nhám, xám đậm, nâu mờ. Mẫu xe tay ga này có giá niêm yết 84.900 Peso (tương đương 39,77 triệu đồng).
Audi Q6 e-tron bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam

Audi Q6 e-tron bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam

Ôtô

13:17:23 07/05/2025
Như vậy, nhiều khả năng là Audi Q6 e-tron sẽ sớm được ra mắt trong thời gian tới đây kèm với giá bán để khách hàng Việt Nam có thể đặt cọc sớm cho mẫu xe này.
Xả suộc loạt ảnh nóng bỏng của dàn gái xinh nổi tiếng: Đường đua bikini 2025, căng!

Xả suộc loạt ảnh nóng bỏng của dàn gái xinh nổi tiếng: Đường đua bikini 2025, căng!

Netizen

13:02:26 07/05/2025
Chưa cần được báo hiệu bằng tiếng ve kêu hay hoa phượng đỏ rực, hoa bằng lăng tím lịm thì cõi mạng cũng đã ngập tràn không khí mùa hè với loạt ảnh của dàn gái xinh Gen Z.
Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?

Thế giới số

12:58:45 07/05/2025
Để tránh lặp lại tình trạng này, có tin đồn Samsung sẽ đưa chip Exynos trở lại với phiên bản Exynos 2600 trên dòng Galaxy S26 vào năm tới, nhưng có thể chỉ ở một số thị trường nhất định.
Lật tẩy thủ đoạn tinh vi đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy xuyên quốc gia

Lật tẩy thủ đoạn tinh vi đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy xuyên quốc gia

Pháp luật

12:43:51 07/05/2025
Nhằm qua mắt lực lượng chức năng, đường dây này hoạt động với các phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, kín kẽ.