Iran đưa thành công chú khỉ thứ 2 lên vũ trụ
Ngày 14-12, Tổng thống Iran cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo này đã lần thứ 2 đưa thành công một chú khỉ lên vũ trụ và trở về trái đất an toàn, trong một chương trình đầy tham vọng của nước này nhằm đưa người lên vũ trụ.
Theo website của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, trong sứ mệnh lần này, các nhà khoa học vũ trụ Iran đã sử dụng tàu thám hiểm mang tên ‘Pajouhesh’ (Nghiên cứu) mang theo chú khỉ mang tên Fargam lên gần quỹ đạo và trở về trái đất an toàn.
Đây là lần đầu tiên Iran sử dụng nhiên liệu đẩy lỏng để phóng tàu vũ trụ. Tàu thăm dò đã thực hiện chuyến hành trình cận quỹ đạo cách trái đất khoảng 120km trong vòng 15 phút sau đó trở về trái đất với một sinh vật sống an toàn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, tổng thống Iran không cho biết vụ phóng này diễn ra khi nào hay bất kỳ chi tiết khác nào liên quan đến vụ phóng này.
Hồi tháng 1, nước này cũng cho biết đã đưa chú khỉ đầu tiên bằng tàu thăm dò Pishgam (Người tiên phong) I lên vũ trụ, đạt độ cao 120km, và trở về trái đất an toàn.
Mỹ và đồng minh quan ngại rằng công nghệ từ chương trình vũ trụ này còn có thể được sử để phát triển tên lửa tầm xa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Theo ANTD
Video đang HOT
Trung Quốc muốn dùng mặt trăng như một căn cứ quân sự?
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phóng tàu thăm dò mặt trăng nhằm tìm kiếm khoáng chất, nhưng các nhà nghiên cứu phương Tây lại cho rằng điều này không khả thi.
Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc - Ảnh: AFP
AFP dẫn lời ông Luan Enjie, một cố vấn cấp cao của chương trình mặt trăng Trung Quốc, phát biểu với báo chí trong nước rằng mục tiêu hàng đầu của chương trình này là dùng mặt trăng như một "bàn đạp" để khám phá vũ trụ.
Giới phân tích cho rằng để làm được điều này Trung Quốc cần thiết lập một căn cứ trên mặt trăng.
Mặt trăng được cho là có chứa urani, titan và nhiều khoáng sản khác, cũng như có khả năng trở thành nơi cung cấp nguồn năng lượng mặt trời.
Tờ Thời báo Bắc Kinh (Trung Quốc) thậm chí dẫn lời các chuyên gia "có liên quan" thuộc một cơ quan nhà nước nói rằng Trung Quốc có khả năng dùng mặt trăng như một căn cứ quân sự để phóng tên lửa tiêu diệt "các mục tiêu quân sự hiếu chiến trên Trái đất".
Xe tự hành Thỏ Ngọc hiện đang phân tích các mẫu khoáng chất tại một vùng cao nguyên lâu đời trên mặt trăng có tên gọi là Vịnh Cầu Vồng.
Thỏ Ngọc được trang bị radar có khả năng khoan vào lòng đất, nhằm kiểm tra liệu khoáng chất trong bụi mặt trăng có ở mức khai thác được hay không, theo AFP.
Mặt trăng hiện có rất nhiều helium-3, một chất đồng vị của nguyên tử Heli mà Tân Hoa xã gọi là "nguồn năng lượng hỗn hợp hoàn hảo có thể thay thế dầu và khí đốt".
"Ai cũng biết là các loại nhiên liệu hóa thạch như khí đốt và than đá rồi sẽ cạn kiệt, nhưng mặt trăng có ít nhất 1 triệu m3 helium-3", ông Ouyang Ziyuan, một một cố vấn cấp cao của chương trình mặt trăng Trung Quốc, nói với Tân Hoa xã.
Được biết, Bắc Kinh đã đổ hàng chục tỉ USD vào chương trình thám hiểm không gian.
Trung Quốc có thể sẽ mang mẫu bụi đất trên mặt trăng về Trái đất để phân tích kỹ hơn trong vòng 5 năm nữa, theo AFP.
Tại sao các cường quốc khác không khai thác mặt trăng?
"Giai đoạn tiếp theo (của chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc) là làm chuyện mà người Mỹ đã không làm - đó là khai thác chút đỉnh", ông Richard Holdaway, Giám đốc Phòng Thí nghiệm không gian RAL (Anh), nói với AFP.
Mỹ từng gửi tàu lên thám hiểm mặt trăng - Ảnh: Reuters
"Hiện họ (Trung Quốc) có công nghệ để làm chuyện đó, họ có đủ tài lực để thực hiện chuyện đó, họ có mối quan tâm mang tính chiến lược về chuyện đó. Vì thế, kết luận là nếu họ đã muốn làm, họ sẽ làm", ông này nói thêm.
Chuyên gia không gian này so sánh mối quan tâm đối với "chị Hằng" của Bắc Kinh với mong muốn khai thác tài nguyên ở Bắc cực của nhiều nước khác, đồng thời nói rằng những việc dạng này hoàn toàn là xuất phát từ mục đích kiếm lời.
Tuy nhiên, ông Karl Bergquist, Giám đốc quan hệ quốc tế tại Cơ quan Không gian châu Âu (ESA), người có làm việc với các quan chức trực thuộc chương trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, nói rằng phải mất "rất, rất nhiều năm nữa" để có thể khai thác khoáng chất trên mặt trăng.
"Tại châu Âu, chúng tôi tin rằng chi phí để khai thác khoáng chất trên mặt trăng khiến việc khai thác này không thể sinh lời", ông Bergquist nhận định.
Việc khai thác helium-3 đòi hỏi một loại xe có khoang chở đồ bằng kích cỡ một phi thuyền con thoi, Joan Johnson-Freese, giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia tại Trường cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết.
Ý tưởng khai thác khoáng chất trên mặt trăng được nêu lên khi các chính trị gia muốn gắn một cái cớ kinh tế cho các hoạt động không gian. Mỹ từng dùng chiêu này và giờ tới lượt Trung Quốc", AFP dẫn lời giáo sư Johnson-Freese cho biết.
Theo TNO
Tàu tự hành Thỏ ngọc của Trung Quốc gửi hình ảnh về Trái đất Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc mang tên Thỏ ngọc đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên sau khi có mặt trên 'chị Hằng', AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay ngày 16.12. Tàu thăm dò Hằng Nga 3 đáp an toàn xuống bề mặt mặt trăng, mở rộng hai cánh thu năng lượng mặt trời, đánh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Indonesia tìm kiếm 19 người mất tích sau vụ sạt lở tại một mỏ vàng

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Tình cờ mua xổ số ở ngoài đồng, vợ chồng nông dân trúng 4,6 tỷ đồng

Mỹ so sánh việc nhận máy bay từ Qatar với tượng Nữ thần Tự do từ Pháp

Ngoại trưởng Mỹ nêu cách duy nhất để đàm phán Nga - Ukraine đột phá

Nỗi lo của Ukraine trước thềm cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin

Ukraine mất tiêm kích F-16 thứ 3: Mối đe dọa sinh tử trong không chiến

Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư

Hàng không Nga thông báo tin tích cực trước thềm điện đàm thượng đỉnh Putin - Trump

Triều Tiên xóa từ 'thống nhất' trong tên của tòa nhà ở làng đình chiến Panmunjom

Ấn Độ phóng thất bại vệ tinh quan sát Trái Đất
Có thể bạn quan tâm

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin
Tin nổi bật
19:24:16 19/05/2025
Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ
Ôtô
19:16:36 19/05/2025
Khi AI biết kiểm chứng thông tin: Bước tiến mới từ Viettel AI tại NAACL 2025
Thế giới số
18:51:11 19/05/2025
Vừa đến khách sạn, tôi bị bạn trai chia tay với lý do... chỉ có trong phim
Góc tâm tình
18:47:55 19/05/2025
Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa
Sức khỏe
18:36:25 19/05/2025
Nàng dâu ở TPHCM khoe cơm cữ mẹ chồng nấu, dân mạng xuýt xoa khen
Netizen
18:33:34 19/05/2025
Ca sĩ Đoan Trang bức xúc vì một người phụ nữ bỏ việc để chồng nuôi, nói thẳng một điều
Tv show
18:19:23 19/05/2025
Kỷ lục Guinness cho thị trấn 'Xì Trum' ở Pháp

Đi xem siêu concert ở Singapore, nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chế giễu: Ai mới là Lady Gaga?
Nhạc quốc tế
18:16:13 19/05/2025
Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?
Sao châu á
18:11:57 19/05/2025