Iran không loại trừ khả năng rút khỏi NPT
Ngày 20/1, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Hồi tuần trước, Anh, Pháp và Đức đã kích hoạt quy trình giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) vì cho rằng Tehran đã vi phạm thỏa thuận. Nếu không được giải quyết trước ủy ban chung, vấn đề sẽ được tiếp tục đưa lên một ban cố vấn và cuối cùng có thể lên tới HĐBA LHQ, dẫn tới việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của LHQ với Tehran. Iran cáo buộc các quốc gia châu Âu không có động thái gì trước việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran.
Trang web chính thức của Quốc hội Iran dẫn lời Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif cho rằng động thái mới của các nước châu Âu “không có căn cứ pháp lý” và nếu các bên này tiếp tục tiến xa hơn, Iran sẽ xem xét rút khỏi NPT.
Ngoại trưởng Iran cũng khẳng định quốc gia này đã dừng các bước nhằm thu hẹp cam kết cần tuân thủ trong thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015. Nếu các quốc gia châu Âu trở lại tuân thủ các cam kết, Iran cũng sẽ ngừng việc thu hẹp các cam kết tuân thủ. Ngược lại, nếu các nước này tiếp tục có động thái như thời gian qua, Iran sẽ có những lựa chọn khác.
Video đang HOT
Ông Zarif nêu rõ trong 3 lá thư gửi hồi năm 2018, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã c ảnh báo cựu Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini về những hậu quả tương tự. Nội dung thư nêu rõ nếu vấn đề bị đưa ra đến HĐBA thì Iran sẽ cân nhắc rút khỏi NPT sau khi xem xét các phương án khác.
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), Iran chấp thuận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, thỏa thuận dần suy yếu sau khi Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018.
Một năm sau, Tehran liên tục thực hiện các bước đi “thu hẹp” cam kết cần tuân thủ trong thỏa thuận, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani. Đầu năm 2020, căng thẳng Mỹ- Iran tiếp tục leo thang sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến một Tư lệnh cao cấp của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng. Tehran ngay sau đó đã đáp trả bằng cuộc tập kích tên lửa vào hai căn cứ có binh lính Mỹ và liên quân quốc tế đồn trú tại Iraq.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Mỹ đề ra cơ chế thương mại mới đối với Iran để chống rửa tiền
Ngày 25/10, Mỹ đã đề nghị các chính phủ nước ngoài trình báo cáo chi tiết các hoạt động xuất khẩu của Iran nhằm mục đích nhân đạo, trong một động thái mà các quan sát viên cho rằng có thể tác động lớn và phủ bóng lên các nỗ lực của châu Âu nhằm tạo điều kiện cho thương mại với Iran.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Mỹ đã xác định Iran là một nguồn rửa tiền chính và đã đề ra một cơ chế để đảm bảo rằng các quỹ dành cho thương mại nhân đạo với Tehran không được sử dụng vào mục đích sản xuất vũ khí hoặc các hoạt động nguy hiểm khác.
Thông cáo báo chí của bộ trên nêu rõ: "Cơ chế mới sẽ giúp cộng đồng quốc tế tăng cường giám sát hoạt động thương mại của Iran nhằm mục đích nhân đạo, để đảm bảo rằng các quỹ liên quan hoạt động thương mại được phép của người dân Iran không bị Tehran thay đổi mục đích sử dụng nhằm phát triển tên lửa đạn đạo, hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố hoặc tài trợ các hoạt động nguy hiểm khác".
Với việc áp cơ chế mới này đối với Iran, Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh Mỹ đã liệt Iran vào danh sách đen về rửa tiền, theo Đạo luật yêu nước 2001, đồng nghĩa với việc cấm mọi giao dịch của Mỹ với các ngân hàng Iran.
Giới chức Mỹ cho biết cơ chế mới sẽ cho phép các chính phủ nước ngoài và các ngân hàng giảm nguy cơ bằng cách thông báo với Washington các giao dịch của mình, và có thể được chứng nhận rằng họ tuân thủ các trừng phạt. Để được chứng nhận, các thể chế cần khai báo thông tin "nhiều và chưa từng thấy" trên cơ sở hàng tháng, trong đó có tất cả các hóa đơn và chi tiết về các khách hàng, bao gồm cả việc liệu họ có nằm trong bất cứ danh sách đen nào của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hoặc của Liên hợp quốc (LHQ) trong vòng 5 năm trước khi có giao dịch.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gọi đây là "cơ chế nhân đạo" mới và khẳng định cơ chế này sẽ giúp người dân Iran bằng cách tạo điều kiện cho hoạt động thương mại "hợp pháp". Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Trump "vẫn cam kết không ngăn cản dòng viện trợ nhân đạo cho người dân Iran".
Tuy nhiên, Hội đồng quốc gia các vấn đề về Mỹ - Iran nhận định động thái trên sẽ làm tăng gánh nặng cho hoạt động thương mại nhằm mục đích nhân đạo. Cựu cố vấn Bộ Tài chính O'Toole cho rằng biện pháp trên dường như nhằm chống lại cơ chế INSTEX - kênh thương mại mà các cường quốc châu Âu đã lập ra để tránh các trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Các nước châu Âu đã tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 giữa nhóm P5 1 với Tehran sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi văn kiện này hồi năm ngoái. Thông qua INSTEX, các doanh nghiệp châu Âu được bảo vệ khỏi các trừng phạt của Mỹ dù trên thực tế ít công ty sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tham gia cơ chế này.
Theo Ngọc Ánh - Bích Liên (TTXVN)
Lý do Bộ trưởng Iran hủy tham dự các cuộc họp IMF, WB Hãng Thông tấn Nhà nước Iran (IRNA) ngày 24/10 đưa tin Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Iran Farhad Dejpasand đã hủy chuyến đi đến Washington tham dự các cuộc họp thường niên gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WBG). Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Farhad Dejpasand. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện

Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui

Tác động từ việc thay thế Cố vấn An ninh Quốc gia tới chính sách đối ngoại của Mỹ

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

EU phạt TikTok 600 triệu USD
Có thể bạn quan tâm

Dàn siêu sao thế giới như "lu mờ" trước nữ phóng viên thể thao có vóc dáng "cực phẩm"
Netizen
06:59:10 03/05/2025
Yến Xuân từng tự ti vì nặng 60kg, giờ mẹ một con dáng vẫn sexy nuột nà, đây là bí kíp thay đổi ngoạn mục
Sao thể thao
06:57:29 03/05/2025
Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?
Sao châu á
06:45:40 03/05/2025
10 phim Hàn khiến bạn cười lăn lộn như cá mắc cạn: Đừng xem ở nơi công cộng nếu còn sĩ diện!
Phim châu á
06:23:04 03/05/2025
Đặc sản Nha Trang và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Nha Trang dịp nghỉ lễ 30/4
Ẩm thực
05:57:37 03/05/2025
10 cô dâu đẹp nhất Trung Quốc: Lưu Diệc Phi xếp sau Triệu Lộ Tư, hạng 1 trời sinh để làm đại minh tinh
Hậu trường phim
05:53:57 03/05/2025
Trước khi cưới, tôi đã nghe phong thanh danh tiếng của chị chồng, về làm dâu rồi, tôi mới biết sự thật
Góc tâm tình
05:49:10 03/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
Mỹ Tâm gặp sự cố khi diễn ở Hạ Long, nhắc thẳng khán giả hút thuốc kém duyên
Sao việt
23:09:53 02/05/2025