Iran nâng cao năng lực phòng không trong bối cảnh căng thẳng gia tăng
Khi căng thẳng đang leo thang giữa Iran và Saudi Arabia, Tehran tuyên bố đã cải thiện năng lực phòng không của mình, tăng đáng kể phạm vi bao phủ.
Tên lửa Sayyad 4B. Ảnh: Tasnim New
Theo hãng thông tấn Iran MEHR ngày 6/11, trong một buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Reza Ashtiani, Tư lệnh Lực lượng Phòng không Iran Alireza Sabahifard và một nhóm chuyên gia công nghiệp quốc phòng của nước này, tên lửa mới, được mệnh danh là “Sayyad 4B” đã được công bố.
Tên lửa Sayyad 4B được tích hợp vào hệ thống phòng không Bavar-373, có tầm bắn trên 300km. Trong cuộc thử nghiệm gần đây, Bavar-373 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 300km bằng tên lửa mới trên.
MEHR đưa tin, Bavar- 373 đã phát hiện mục tiêu ở cự ly hơn 450 km bằng radar và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách 405 km trước khi kích nổ bằng Sayyad 4B. Động cơ của tên lửa mới chạy bằng nhiên liệu rắn hỗn hợp và đã trải qua một cuộc thử nghiệm hoạt động lần đầu tiên.
Bước đột phá mới cũng đã nâng tầm hoạt động của radar phát hiện Bavar-373 từ 350 lên 450 km, trong khi phạm vi của radar theo dõi đã tăng từ 260 lên 400 km. Việc sử dụng Sayyad 4B cũng có nghĩa là tầm bắn của hệ thống phòng không Iran trên đã được tăng lên trên 300 km và tăng độ cao tác chiến từ 27 lên 32 km.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Tướng Alireza Sabahifard cho biết Iran là một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống như vậy. Ông Sabahifard nói: “Bavar-373 đã được tích hợp những thiết bị và công nghệ mới nhất trên thế giới để ngăn chặn các mối đe dọa hiện nay”.
Về phần mình, Tướng Ashtiani nêu rõ hệ thống này có khả năng phát hiện tới 100 mục tiêu, theo dõi 60 mục tiêu và tấn công cùng lúc 6 mục tiêu. Đây là hệ thống phòng không mà nhiều nước trên thế giới muốn có.
Theo tờ Jerusalem Post, nhìn chung Bavar-373 kết hợp với tên lửa Sayyad 4B giúp tăng phạm vi phòng không của Iran. Iran muốn chứng tỏ rằng họ có thể bao phủ Vịnh Ba Tư và tiếp cận Vịnh Oman, cũng như bảo vệ biên giới phía Bắc với Azerbaijan và biên giới với khu vực người Kurd ở Iraq.
Trước đó truyền thông Mỹ dẫn thông tin tình báo chia sẻ giữa Mỹ và Saudi Arabia cho rằng Iran có thể sắp tấn công Saudi Arabia, khiến nhiều nước nâng mức cảnh báo. Tờ Wall Street Journal dẫn lời giới chức Saudi Arabia lưu ý Iran có thể tiến hành tấn công nhằm vào nước này và khu vực Erbil của Iraq, nhằm thu hút sự chú ý khỏi những vấn đề trong nước từ tháng 9.
Tác dụng ngược của việc Mỹ 'vũ khí hóa' các biện pháp trừng phạt
Khi Mỹ vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt, các mục tiêu bị áp đặt có thể liên kết với nhau để đối phó với Washington.
"Quyền lực chính trị xuất phát từ nòng súng" - Mỹ dường như đã sử dụng cụm từ này để chỉ "quyền lực chính trị phát triển sau các lệnh trừng phạt".
Đó là nhận định trên tờ Thời báo Âu-Á (eurasiantimes.com) mới đây của học giả Jayanta Kalita, nhà báo kỳ cựu và từng là Phó tổng biên tập tại Thời báo Hindustan, hiện cộng tác với ThePrint, Thời báo Ấn Độ (The Times of India), Mail Today cùng các hãng truyền thông khác.
Mỹ đang sử dụng các lệnh trừng phạt như một loại "vũ khí" nhằm vào các nước mà Washington cho là "những quốc gia bất hảo". Ảnh: Russiabusinesstoday.com
Theo học giả Kalita, đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt là vũ khí hiệu quả để trừng trị những gì mà họ coi là "quốc gia chống đối". Trong trường hợp mới nhất, Mỹ đã trừng phạt Moskva bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Và gần đây, Washington đe dọa cả Trung Quốc bằng hình phạt tương tự.
Khi thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc họp kéo dài 7 giờ giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome vào ngày 14/3, Washington cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với "những hậu quả đáng kể" nếu hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga.
Theo báo cáo của Reuters, trước cuộc họp ở Rome, Mỹ đã nói với các đồng minh NATO và các đối tác châu Á rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington không cung cấp bất kỳ bằng chứng công khai nào để củng cố tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt kinh tế để trừng phạt hàng chục quốc gia, bao gồm cả các đồng minh và đối tác, mà theo một số chuyên gia, "đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ trên thế giới mà không thúc đẩy đáng kể an ninh quốc gia của chính Washington".
Năm 2017, Mỹ đề ra đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một trong số các quốc gia phải đối mặt với những hành động theo luật này.
Theo một số nhà phân tích, dù là đối tác chiến lược của Mỹ nhưng Ấn Độ cũng có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt theo CAATSA vì mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, vốn cũng bị trừng phạt.
Richard N. Haass, nhà ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New York, đã chỉ ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington: "Các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng được sử dụng để thúc đẩy toàn bộ mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt quá thường xuyên hóa ra chỉ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ mà không làm thay đổi hành vi của mục tiêu theo hướng tốt hơn".
Nhìn qua một số quốc gia bị trừng phạt sẽ cho thấy các lệnh cấm vận và phong tỏa đã không thể thay đổi thái độ và hiện trạng của các quốc gia đó.
Với Triều Tiên, quốc gia phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt hà khắc do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vào tháng 1 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng vì một loạt vụ phóng tên lửa hạt nhân.
Nhưng trong suốt những năm qua, Triều Tiên đã không từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trước sức ép từ Mỹ. Cho đến nay, những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden trong việc lôi kéo các nước đối thoại để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình đã tỏ ra vô ích. Người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump cũng đã thất bại trong việc ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân.
Với Myanmar, Chính phủ Mỹ cũng áp đặt trừng phạt sau cuộc chính biến đầu năm 2021. Gần đây, Mỹ, Anh và Canada tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với những người và tổ chức có liên hệ với Chính quyền quân sự của Myanmar. Tuy nhiên, những trừng phạt ấy không thể giúp giải quyết những bất ổn tại Myanmar.
Điều đó cho thấy, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương không thực sự cải thiện tình hình ở các nước mục tiêu. Ngược lại, việc làm này có thể gây ra "hậu quả thảm khốc" về lâu dài. Nếu Mỹ tiếp tục cô lập các quốc gia mà Washington cho là đối thủ, các nước có thể hợp tác với nhau thách thức Mỹ.
Do đó, theo nhà báo Jayanta Kalita, lựa chọn tốt nhất của Mỹ nên là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương, tiến hành đối thoại để tìm ra điểm chung với những quốc gia trên. Đã qua rồi cái thời mà Washington có thể bắt nạt các quốc gia và khiến họ phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Mỹ càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt cho hòa bình và ổn định trên thế giới.
Vũ khí của Iran đang dần kéo Israel vào hệ thống phòng thủ Ukraine? Các cuộc tấn công hàng loạt bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất đã làm thay đổi tính toán của Israel, với lo ngại rằng những thử nghiệm trên chiến trường Ukraine có thể cho phép Tehran trau dồi năng lực tấn công các thành phố của Israel. Tên lửa đánh chặn từ hệ thống Vòm Sắt hoạt động hiệu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Moody's hạ bậc tín nhiệm Mỹ, nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài khóa

Bồ Đào Nha tổ chức bầu cử sớm

Đánh bom liều chết ở Somalia, nhiều người thiệt mạng

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng
Có thể bạn quan tâm

Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Góc tâm tình
05:03:41 19/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025