Iran nói đưa tàu đến Đại Tây Dương để phá Mỹ
Tư lệnh hải quân Iran xác nhận việc nước này lần đầu đưa tàu chiến đến Đại Tây Dương một phần nhằm khiến Mỹ bất an, và thông báo sẽ đưa vào sử dụng nhiều tàu chiến mới.
Một tàu chiến Iran tại Đại Tây Dương . QUÂN ĐỘI IRAN
Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, tư lệnh hải quân Iran, ngày 11.7 thông báo Iran sẽ tiếp nhận nhiều tàu chiến mới trước cuối năm nay, trong đó có một tàu đổ bộ đệm khí phóng tên lửa do nước này tự phát triển.
Sputnik dẫn lời ông Khanzadi phát biểu trên truyền hình rằng các tàu chiến khác gồm tàu khu trục Damavand và tàu chiến chưa rõ phân loại tên Konarak.
Ngoài ra, Iran có thể biên chế một tàu tình báo tầm xa trong tương lai gần để bổ sung cho năng lực vươn ra đại dương.
Cũng trong bài phát biểu, chuẩn đô đốc Khanzadi cho biết việc triển khai lần đầu tiên hai tàu chiến đến Đại Tây Dương hồi tháng 5 nhằm mục đích gửi thông điệp đặc biệt về sự ủng hộ của Iran đối với các nước bị chèn ép.
Chiến hạm Iran vượt Đại Tây Dương, Mỹ lo ngại nhưng chưa can thiệp
Iran đã đưa tàu khu trục Sahand và tàu hỗ trợ Makran đến Đại Tây Dương, khiến truyền thông Mỹ dậy sóng, đồn đoán rằng có thể hai tàu chở vũ khí đến Venezuela và tranh luận liệu Mỹ có quyền đưa tàu chiến để ngăn chặn. Theo chuẩn đô đốc, hai tàu đã xuất hiện tại vùng biển ngoài khơi Gambia, nước từng cung cấp nô lệ cho Mỹ những thế kỷ trước.
“Đương nhiên, một phần của sự hiện diện là vì người Mỹ nói người Iran không thể xuất hiện tại Đại Tây Dương”, ông Khanzadi nói với hàm ý cho rằng Mỹ đang lo ngại việc Iran lần đầu tiên trong lịch sử mở được cánh cửa đến Đại Tây Dương. “Người Mỹ đã thiết lập các căn cứ quanh chúng ta trong nhiều năm và ngày nay, họ đang khiếp sợ khi chúng ta cách họ 5.000 km”, ông Khanzadi nói.
Mặt khác, ông Khanzadi nhấn mạnh vùng biển xung quanh Iran đã được đảm bảo an toàn và tàu nước ngoài không thể hiện diện mà không bị giám sát. Vị tư lệnh tuyên bố sự hiện diện của Israel tại khu vực này chỉ là ảo vọng.
Thủy thủ Anh trôi dạt trên biển 133 ngày
Poon Lim, phụ bếp trên tàu buôn vũ trang Anh, sống sót 133 ngày lênh đênh trên bè cứu sinh sau khi bị tàu ngầm Đức tấn công năm 1942.
Không nhiều người nắm giữ kỷ lục thế giới và càng ít người giữ kỷ lục sống trên bè cứu sinh lâu nhất. Một trong số này là thủy thủ Poon Lim, người lênh đênh suốt 133 ngày trên Đại Tây Dương sau khi tàu của ông bị quân Đức đánh chìm.
Poon Lim sinh ra ở đảo Hải Nam năm 1918. Ông luôn thích đi tàu và từng đảm nhận một vị trí trên tàu Anh khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc bị đối xử tàn tệ khi đó khiến ông tự nhủ sẽ không bao giờ lên một tàu nào khác.
Năm 1941, hai năm sau khi Thế chiến II bùng phát, hải quân Anh thiếu hụt quân số trầm trọng sau khi nhiều thủy thủ thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc đụng độ với tàu chiến Đức. Điều này buộc họ tuyển mộ thủy thủ phụ tá từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với các đồng nghiệp Anh, những người này hầu như không được huấn luyện hoặc có cơ hội thăng tiến.
Poon Lim diễn lại cuộc sống trên xuồng cứu hộ. Ảnh: Wikipedia .
Thời điểm đó, Lim đang học lấy bằng kỹ sư ở Hong Kong. Khi nghe một người họ hàng đề cập việc hải quân Anh tuyển thủy thủ, ông khá do dự nhưng vẫn quyết định đăng ký, chủ yếu do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong chiến tranh.
Ngày 10/11/1942, Poon Lim lên tàu buôn vũ trang SS Benlomond với vai trò nhân viên phụ bếp. Tàu di chuyển từ Cape Town, Nam Phi, đến thị trấn ven biển Paramaribo của Brazil với thủy thủ đoàn 54 người. Nó không được hộ tống và di chuyển tương đối chậm dù được trang bị vũ khí.
13 ngày sau, SS Benlonmond bị tàu ngầm U-172 của Đức phát hiện ở khu vực cách Belem, Brazil, khoảng 1.207 km về phía đông. Đây là điều chưa từng có vì địa điểm này nằm ngoài khu vực chiến đấu của các tàu chiến châu Âu.
Tàu ngầm Đức phóng hai quả ngư lôi, đánh chìm SS Benlonmond chỉ trong hai phút. Poon Lim rơi xuống lòng biển cùng đa số thủy thủ đoàn, nhưng cố gắng ngoi lên mặt nước. Ông phát hiện 5 thành viên thủy thủ đoàn trên một xuồng cứu sinh. Ngay khi Lim bơi về đó thì tàu ngầm Đức nổi lên và bắt các thủy thủ, dường như để thẩm vấn.
5 thủy thủ sau đó được cho trở lại xuồng. Tuy nhiên, trước khi Lim bơi đến chỗ họ, tàu ngầm Đức lặn xuống khiến mặt biển khuấy động mạnh. Khi mọi thứ lắng xuống, cả chiếc xuồng và những người trên đó đều mất tích.
Sau hai tiếng bơi trong dầu và mảnh vỡ trôi dạt, Poon Lim bắt gặp một chiếc bè cứu sinh trôi nổi. Chiếc bè dài 8m với đồ dùng hạn chế gồm một bình nước 40 lít, một vài hộp bánh quy, một đèn pin, hai nồi tạo khói, một túi đường, một ít chocolate và pháo sáng.
Khi hết lương thực, Lim phải tìm mọi cách để duy trì sự sống. Ngoài hứng nước mưa để uống, ông dùng dây điện từ đèn pin làm móc câu để bắt cá. Một chiếc đinh được dùng để bắt những con cá lớn hơn. Sau khi bắt được cá, ông mổ chúng bằng dao làm từ hộp bánh quy và treo lên phơi khô. Khi không bắt được cá và tình hình trở nên tuyệt vọng, ông quay bẫy và ăn thịt chim hải âu.
Lim còn buộc dây thừng trên bè vào cổ tay đề phòng trường hợp bị ngã xuống biển chết đuối.
Trong quá trình lênh đênh trên Đại Tây Dương, Poon Lim được một số tàu đi qua phát hiện nhưng không ai giải cứu ông. Một tàu hàng thấy ông nhưng bỏ qua, có thể do thủy thủ đoàn tưởng Lim là người Nhật hoặc cho rằng đó là âm mưu của phát xít Đức. Một phi đội thủy phi cơ Mỹ trông thấy ông và thả thiết bị đánh dấu xuống biển, nhưng một cơn bão đã cuốn ông trôi khỏi vị trí đó.
Thủy thủ trên một tàu ngầm Đức cũng phát hiện Lim nhưng không hành động.
Poon Lim (phải) và quan chức hải quân Anh. Ảnh: Wikipedia .
Ông chỉ được ngư dân phát hiện khi bè trôi dạt vào gần bờ biển Brazil. Lim đợi 4 tuần để chờ lãnh sự quán Anh thu xếp đưa về nước.
Khi trở về Anh, Lim được vua George VI trao Huân chương Đế chế Anh. Kinh nghiệm sống sót trên biển của ông được viết thành sổ tay hướng dẫn sinh tồn cho hải quân Anh, cũng như xuất hiện trong bộ phim tuyên truyền của Bộ Thông tin Anh.
Sau chiến tranh, Lim di cư đến Mỹ. Ông trở thành công dân Mỹ và sống cùng vợ ở New York đến khi qua đời tháng 1/1991 ở tuổi 72.
Taliban kiểm soát tỉnh biên giới trọng yếu của Afghanistan Các tay súng Taliban đẩy mạnh chiến dịch ở tỉnh miền tây Herat, kiểm soát hai cửa khẩu biên giới quan trọng giữa Afghanistan với Iran và Turkmenistan. Quan chức Afghanistan giấu tên hôm nay cho biết phần lớn tỉnh Herat ở miền tây nước này đã rơi vào tay Taliban, chỉ trừ thủ phủ Herat cùng quận Gozara và Injil lân cận....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Somalia mang dự án 'rùng rợn' đến MW, lên án 1 hủ tục, TG sốc quá vô nhân tính

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép
Có thể bạn quan tâm

Ốc đảo như sao Hỏa nơi Tom Cruise, Will Smith 'đi trốn'
Du lịch
10:50:08 22/05/2025
Midu xâm chiếm miền Tây, chụp ảnh giữa ruộng lúa, lộ thứ độc nhất thế giới có 1?
Sao việt
10:48:10 22/05/2025
Chân váy denim, đầm denim dáng dài... làm mới tủ đồ công sở hiện đại
Thời trang
10:47:30 22/05/2025
Ngân 98 tuyên bố sốc hậu bị sờ gáy, nói Ngân Collagen hại, công ty dấu hiệu lạ?
Netizen
10:43:09 22/05/2025
2 mẫu iPhone cũ bạn không nên mua vào thời điểm này
Đồ 2-tek
10:39:41 22/05/2025
Đại nhạc hội ở Huế quy tụ dàn 'Anh trai' lập kỷ lục bán vé
Nhạc việt
10:35:21 22/05/2025
Chu Viên Viên có hôn nhân hoàn hảo, miệt mài đóng phim trước khi qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
10:33:20 22/05/2025
Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi
Thế giới số
10:31:08 22/05/2025
Nữ diễn viên xinh như mộng khoe nhan sắc triệu người mê trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
10:30:46 22/05/2025
Vai diễn gần 2 phút của Đình Tú và tình tin đồn ở 'Cha tôi người ở lại' gây chú ý
Hậu trường phim
10:23:40 22/05/2025