Iran tổ chức tập trận không quân trên toàn quốc
Cuộc tập trận kéo dài từ ngày 17 đến 19/10 với sự tham gia của toàn bộ các lực lượng thuộc không quân Iran, gồm máy bay tiêm kích, trinh sát, vận tải và không người lái (UAV).
Thiếu tướng Alireza Barkhor, phó tư lệnh Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF), cho biết nước này đang tổ chức cuộc tập trận mang tên “Fadaeeyan-e Harim-e Velayat-6″ diễn ra trên toàn bộ không phận, hãng thông tấn FARS ngày 17/10 đưa tin.
Trọng tâm của cuộc tập trận sẽ là tỉnh Isfahan, miền trung Iran. Ông Barkhor cũng tiết lộ rằng không phận Iran đang được giám sát chặt chẽ bởi các máy bay và thiết bị trinh sát không người lái do nước này tự sản xuất.
Một số loại máy bay đang tham gia cuộc tập trận. Ảnh: PressTV.
Tướng Barkhor tuyên bố IRIAF sẽ sử dụng những chiến thuật mới nhất và phương pháp tiên tiến để hoàn tất 18 nhiệm vụ đặt ra trong cuộc tập trận, được thiết kế dựa trên những mối đe dọa trong khu vực và trên thế giới. Hàng loạt máy bay tiêm kích, cường kích, vận tải, trinh sát và tiếp dầu sẽ tham gia cuộc tập trận này.
Trong những năm gần đây, Iran đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt ở khả năng tự chế tạo các hệ thống vũ khí quan trọng. Chính phủ Iran khẳng định chương trình quân sự của họ chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không phải mối đe dọa với các quốc gia khác.
Hồi tháng 4, Iran tổ chức một cuộc triển lãm hàng không với sự xuất hiện của nhiều loại máy bay thuộc biên chế IRIAF. Trong đó, đáng chú ý nhất là dòng máy bay Saeqeh (Tia chớp) do nước này tự chế tạo, cũng như các máy bay tiêm kích F-14A Tomcat và MiG-29.
Tử Quỳnh
Theo VNE
4 vũ khí uy lực nhất của không quân Trung Quốc
Không quân Trung Quốc đang được đầu tư phát triển các vũ khí uy lực từ tên lửa siêu thanh đến oanh tạc cơ chiến lược để tăng cường khả năng tác chiến tầm xa.
Video đang HOT
Ưu thế trên không của Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng nhờ quá trình hiện đại hóa các chiến đấu cơ, vận tải cơ, máy bay tàng hình, tên lửa và phương tiện phóng. Trong một bài viết mới đây trên Defence Aviation, chuyên gia quân sự Larkin Dsouza liệt kê 4 vũ khí đáng gờm mà không quân nước này đang sở hữu và phát triển.
Tên lửa siêu thanh Wu-14/DF-ZF
Tên lửa siêu thanh Wu-14 . Ảnh: Defence Aviation
DF-ZF hay Wu-14 là phương tiện phóng tên lửa siêu thanh đang được Trung Quốc thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã nhiều lần phóng thử Wu-14 nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, nhưng nhiều người cho rằng đây là một phần trong kế hoạch tăng cường tiềm lực quân sự nước này.
Wu-14 được cho là có tốc độ Mach 5 - Mach 10 (tương đương 6.173- 12.359 km/h), có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc tiến hành các nhiệm vụ tấn công chính xác bằng vũ khí thông thường đủ sức xuyên thủng lưới phòng không đa tầng của một cụm tàu sân bay chiến đấu đối phương.
Đây là một vũ khí gần như không thể đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường sử dụng các thiết bị cảm biến và hệ thống radar mặt đất lẫn trên biển để bám bắt mục tiêu, bởi Wu-14 có thể chuyển hướng khi bay. Điểm yếu duy nhất của vũ khí này là không được trang bị hệ thống xử lý hiệu suất cao, khiến nó bị hạn chế đáng kể về tính năng theo thiết kế.
Theo giới phân tích, Wu-14 là một vũ khí chủ yếu để phòng thủ chứ không phải tấn công dù có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Đây sẽ là công cụ răn đe các nước trong khu vực của Trung Quốc, và có lẽ chỉ có các vũ khí laser năng lượng cao mới đủ sức đối phó với nó.
Tiêm kích tàng hình J-20
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20. Ảnh: Defence Aviation
Thành Đô J-20 là tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ 5 đang trong giai đoạn phát triển nguyên mẫu và dự kiến vận hành năm 2018. Nhiều khả năng J-20 sẽ là một hệ thống tấn công tầm xa ở trong và ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các báo cáo cho thấy đây là một tiêm kích chiếm ưu thế trên không, chú trọng vào khả năng tàng hình phía trước, tốc độ cao, phạm vi hoạt động rộng và linh hoạt.
J-20 đã trải qua các cuộc thử nghiệm tốc độ cao bên ngoài Viện Thiết kế Máy bay Thành Đô. Tiêm kích này cũng nhiều lần bay thử tầm thấp và có một vòm radar được thiết kế lại, dường như để lắp radar mảng pha điện tử chủ động (AESA).
Nguyên mẫu J-20 có một cửa hút mới và lớp sơn tàng hình, bộ ổn định thẳng đứng được thiết kế lại, cùng hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử. Máy bay này cũng có một số cải tiến đáng chú ý để giảm trọng lượng, sự phức tạp và độ phản xạ sóng radar.
J-20 sử dụng động cơ AL-31 của Nga hoặc động cơ phản lực nội địa WS-10. Trung Quốc lên kế hoạch thiết kế động cơ WS-15 có lực đẩy tới 18-19 tấn, giúp máy bay hành trình siêu thanh không cần sử dụng buồng đốt phụ.
Khoang vũ khí chính của J-20 có thể chứa các tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm xa trong khi hai khoang vũ khí phụ nhỏ hơn ở sau cửa hút chứa các tên lửa không đối không tầm ngắn.
Tên lửa hành trình CJ-10
Tên lửa hành trình CJ-10. Ảnh: Defence Aviation
CJ-10 (phương Tây định danh DH-10) là tên lửa hành trình tấn công mặt đất thế hệ hai của Trung Quốc có vận tốc siêu thanh với tầm bắn trên 1.500 km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và thông thường nặng 500 kg.
Vũ khí này sử dụng hệ dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh, khả năng xử lý ăn khớp địa hình và thiết bị xử lý đối chiếu khu vực trên bản đồ ở giai đoạn cuối khiến nó rất khó bị hệ thống phòng thủ đối phương gây nhiễu hoặc đánh lừa. Tên lửa này có thể được phóng từ tàu chiến hoặc bệ phóng di động trên mặt đất.
Biến thể diệt hạm cận âm của tên lửa này có tầm bắn 800 km và có thể được triển khai trên oanh tạc cơ H-6K và tiêm kích bom JH-7B hoặc phóng đi từ ống phóng thẳng đứng trên khu trục hạm Type 055.
Tên lửa CJ-10 có khả năng bay tầm thấp để tăng khả năng tàng hình trước radar phòng không cũng như cập nhật đường bay để thay đổi mục tiêu tấn công ở giai đoạn giữa hành trình.
Với trọng lượng khoảng 1-1,5 tấn, CJ-10 nhẹ hơn so với tên lửa đạn đạo và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, đầu đạn sức công phá lớn hoặc đạn thứ cấp để tấn công đội hình tiêm kích trên đường băng hoặc các cụm xe tăng địch. Khả năng linh hoạt, trọng tải lớn, tầm bắn xa khiến CJ-10 trở thành một trong những vũ khí chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc.
Oanh tạc cơ tàng hình Tây An H-8
Hình ảnh mô phỏng oanh tạc cơ tàng hình Tây An H-8 của Trung Quốc. Ảnh:Military
Tây An H-8 được cho là phiên bản tiếp theo của oanh tạc cơ dần lạc hậu H-6. Các nguyên mẫu ban đầu của nó là phiên bản mở rộng của oanh tạc cơ H-6 với 4 động cơ dưới cánh, một radar tấn công mới ở mũi và tích hợp tính năng tấn công các mục tiêu trên biển.
Oanh tạc cơ này có khả năng vọt lên nhanh hơn 40% so với H-6 và tầm hoạt động lên tới 8.000 km, bán kính tác chiến 5.000 km. H-8 có thể mang nhiều loại bom đủ kích cỡ từ 100 kg đến 9 tấn với tổng trọng tải 18 tấn. Máy bay này cũng có thể được trang bị vũ khí hạt nhân và các tên lửa tấn công mặt đất và diệt hạm. Ngoài ra, đuôi máy bay được gắn pháo 23 mm.
Phi hành đoàn trên H-8 gồm 6 người với hai phi công, hoa tiêu và nhân viên ném bom ở phía trước, còn nhân viên tác chiến điện tử và pháo thủ ngồi ở khoang phía đuôi. Hệ thống điện tử của H-8 được cho là sao chép từ hệ thống điện tử trên oanh tạc cơ B-52 của Mỹ.
H-8 sử dụng 4 động cơ phản lực Rolls-Royce Sprey MK 512-5W từng được Trung Quốc mua để thay thế cho máy ban dân sự Hawker Siddeley Trident 2E.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ, Anh, Hàn sắp tập trận không quân đối phó Triều Tiên Không quân Hàn Quốc hôm nay thông báo sẽ tập trận cùng các đối tác Mỹ và Anh trong tháng 11, đề phòng mối đe dọa từ Triều Tiên. Chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ sẽ tham gia tập trận. Ảnh: lockheedmartin.com Cuộc tập trận chung đầu tiên giữa ba nước dự kiến diễn ra ngày 4 - 10/11 tại căn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?
Có thể bạn quan tâm

Khám phá tính cách phức tạp của cung Song Tử: Bí mật của những con người biến hóa
Trắc nghiệm
22:08:31 30/04/2025
Diễu binh 30/4: "Chiếm sóng" truyền thông thế giới, chồng cũ Hằng Du Mục gây sốc
Netizen
21:55:16 30/04/2025
Ngọc Trinh làm điều đặc biệt cho Vạn Hạnh Mall, loạt nhãn hàng động thái khó ngờ
Sao việt
21:35:17 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới
