Iran trình làng tàu chiến chở UAV đầu tiên
Iran ngày 6.2 ra mắt tàu chiến chở máy bay không người lái (UAV) và trực thăng đầu tiên của nước này, đồng thời cho biết tàu có khả năng hoạt động ở các vùng biển xa đất liền.
Hãng thông tấn IRNA đưa tin tàu có tên là Shahid Bagheri, có khả năng phóng tên lửa hành trình. Tàu sẽ do lực lượng hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) điều khiển.
Theo AP, với đường băng dài 180 m dành cho UAV, tàu có thể di chuyển gần 41.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu tại cảng và có thể vận hành trong điều kiện biển động mạnh. Các cảnh quay truyền hình về lễ ra mắt Shahid Bagheri cho thấy ít nhất 4 trực thăng và 3 UAV trên đường băng của tàu. Tàu cũng có một bệnh viện và các tiện ích như phòng tập thể dục dành cho thủy thủ đoàn.
Xem tàu sân bay UAV đầu tiên của Iran
Theo Reuters, con tàu này khác với các tàu chiến trước đây của IRGC vì nó có thể phóng và thu hồi các UAV cỡ lớn như Qaher, phiên bản không người lái thu nhỏ của một mẫu tiêm kích nội địa.
Tư lệnh hải quân của IRGC Alireza Tangsiri cho biết Shahid Beheshti vốn là tàu hàng trước khi được chuyển đổi thành “căn cứ hải quân di động” trên biển. Ông Tangsiri nhấn mạnh Iran cần tăng cường năng lực răn đe để phòng ngừa các cuộc xung đột tiềm tàng và nhấn mạnh rằng nước này không muốn gây chiến với bất kỳ quốc gia nào.
Iran trình làng tàu chở UAV Shahid Beheshti ngày 6.2.2025. ẢNH: AP
Do vậy, “việc bổ sung con tàu vào hạm đội là bước đi quan trọng để tăng cường năng lực phòng thủ và răn đe của Iran ở các vùng biển xa xôi, cũng như duy trì lợi ích an ninh quốc gia”, theo ông Tangsiri.
Iran từ lâu bày tỏ tham vọng gia tăng sự hiện diện của mình trên biển. Từ năm 1992, Iran đã bắt đầu một kế hoạch tự cung tự cấp quân sự. Theo đó, nước này tuyên bố sản xuất tàu ngầm, máy bay phản lực chiến đấu và xe tăng quân sự nội địa, theo AP.
Chính sách 'đa liên kết' của Ấn Độ giữa QUAD và BRICS
Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, Ấn Độ phải đối mặt với thách thức khi đồng thời là thành viên của QUAD và BRICS.
Sự gia nhập gần đây của nhiều quốc gia vào BRICS càng làm tăng thêm sức ép lên Ấn Độ trong việc định hình vai trò của mình trong khối.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Visakhapatnam và tàu tiếp tế INS Aditya của Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo Naseem Sabzal, nghiên cứu viên tại Balochistan Think Tank Network (BTTN) Quetta ngày 7/10, trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức lớn khi vừa là thành viên của QUAD (Nhóm bộ tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) vừa là một phần của BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của QUAD mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở cho tất cả các bên. Điều này phản ánh cam kết của các thành viên QUAD trong việc cạnh tranh với sự ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.
QUAD được hình thành từ năm 2007, dưới sự khởi xướng của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh giữa các quốc gia "dân chủ hàng hải". Ấn Độ, trong vai trò là một thành viên quan trọng, được xem là một đối tác chiến lược của Mỹ trong nỗ lực này.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng là một thành viên quan trọng của BRICS, một liên minh được coi là có xu hướng đối đầu với Mỹ và được dự báo có thể trở thành một thách thức tiềm tàng đối với sự thống trị kinh tế của Mỹ. Sự tham gia của Ấn Độ trong cả hai liên minh này đặt ra nhiều câu hỏi về lập trường của New Delhi trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc.
Trong khi QUAD phục vụ lợi ích an ninh cho các thành viên của mình, thì BRICS lại tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn cho Ấn Độ khi nước này vừa phải bảo vệ lợi ích an ninh của mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vừa phải tìm cách duy trì mối quan hệ với các thành viên BRICS, trong đó có Trung Quốc.
Tình hình biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng làm tăng thêm sự phức tạp cho mối quan hệ này. Việc Ấn Độ lựa chọn ủng hộ QUAD có thể giúp bảo vệ lợi ích an ninh của mình, nhưng cũng có thể khiến mối quan hệ với BRICS, đặc biệt là với Trung Quốc, trở nên căng thẳng.
Sự mơ hồ chiến lược của Ấn Độ trong việc cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh đang tạo ra những thách thức lớn. Nhiều học giả cho rằng, sự tham gia của Ấn Độ trong cả hai liên minh không chỉ thể hiện một chính sách "đa liên kết" mà còn phản ánh sự không rõ ràng trong chiến lược đối ngoại của New Delhi.
Điều này có thể khiến Ấn Độ trở thành một thành viên không ổn định trong cả hai liên minh, làm giảm khả năng hợp tác hiệu quả và định hình tương lai của khu vực.
Gần đây, sự gia nhập của các quốc gia như Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập và Ethiopia vào BRICS vào tháng 1/2024 đã xác nhận sự mở rộng và ảnh hưởng của liên minh này. Điều đó đặt ra câu hỏi về tham vọng và khả năng của QUAD trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Cuối cùng, Ấn Độ có thể hưởng lợi từ thành công của bất kỳ liên minh nào, nhưng sự mơ hồ trong chính sách đối ngoại của mình có thể tạo ra rào cản cho sự phát triển và hợp tác trong khu vực. Nước này đang rơi vào thế khó giữa lựa chọn các đối tác và láng giềng của mình, trong bối cảnh sự gia tăng ảnh hưởng của QUAD có thể dẫn đến một phiên bản NATO tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy rõ những hậu quả của sự phân chia quyền lực trong chính trị quốc tế, và Ấn Độ có thể sẽ cần phải hành động một cách quyết đoán hơn trong tương lai.
Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu MCS Aries Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian thông báo nước này đã thả thủy thủ đoàn trên tàu chở container MCS Aries, treo cờ Bồ Đào Nha, bị chặn giữ do nghi có liên quan tới Israel. Tuy nhiên, ông Amir-Abdollahian cho biết Tehran vẫn kiểm soát con tàu này. Tàu chở container MCS Aries. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Yếu tố khiến giới quân sự toàn cầu quan tâm 'giải mã' không chiến Ấn Độ-Pakistan

Phó Tổng thống Vance: Xung đột Ấn Độ - Pakistan không phải là việc của Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Wikipedia yêu cầu xem xét Đạo luật An toàn Trực tuyến của Anh

Hình ảnh đầu tiên về lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại vùng Viễn Đông Nga

Máy bay trực thăng rơi xuống vực sâu, 6 người thiệt mạng

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 37: Huệ gây náo loạn, Hai Thơ lỡ lời khiến Ba Sịa chạnh lòng
Phim việt
15:16:57 09/05/2025
Huy Ma tình cảnh đáng thương hậu mắc bệnh thế kỷ: Lay lắt ở Thái, GĐ bỏ mặc?
Sao việt
15:14:42 09/05/2025
Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?
Sao châu á
15:06:22 09/05/2025
Sau Doãn Hải My, đến lượt Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải - cảnh báo
Sao thể thao
14:50:14 09/05/2025
Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời
Lạ vui
14:48:20 09/05/2025
Trộn thử kem đánh răng với muối và bất ngờ: Vòi nước cũ mốc bao năm sáng bóng chỉ sau 5 phút chùi nhẹ
Sáng tạo
14:45:00 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) tiết lộ quá trình chuẩn bị đầy căng thẳng cho Coachella
Nhạc quốc tế
14:41:36 09/05/2025
Netizen sốc khi biết 2 mỹ nhân cổ trang Việt hot nhất hiện nay hơn nhau 24 tuổi, visual vừa đẹp vừa sang!
Nhạc việt
14:38:09 09/05/2025
Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững
Thế giới số
14:18:28 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
Pháp luật
13:45:50 09/05/2025