Iraq chống Mỹ, bỏ đồng dollars, đổi dầu cho Iran
Iraq vẫn tiếp tục trao đổi dầu với Iran và từ bỏ dollars, thay bằng đồng euro, rial của Iran và đồng dinar Iraq trong các giao dịch thương mại khác.
Bất chấp áp lực của Washington để phá vỡ quan hệ kinh doanh với Iran, các đối tác thương mại quốc tế của Tehran quyết tâm duy trì sự hợp tác cùng có lợi của họ với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Một số còn từ bỏ đồng dollars Mỹ trong giao dịch thương mại với Iran.
Chính quyền Iraq đã ngừng sử dụng đồng dollars Mỹ trong các hoạt động thương mại với Iran để ủng hộ đồng tiền quốc gia của mình (đồng Dinar) và đồng euro, chủ tịch Phòng Thương mại Iraq-Iran Yahya al-Ishaq nói với tạp chí Mehr hôm 03/9.
“Chúng tôi đã từ bỏ các giao dịch đồng dollars, hầu hết các giao dịch thương mại sẽ bằng euro, rial của Iran và đồng dinar Iraq, trong một số trường hợp, một hệ thống trao đổi cùng có lợi sẽ được xây dựng” – ông Yahya al-Ishaq cho biết.
Theo al-Ishaq, kim ngạch thương mại trung bình hàng năm giữa Iran và Iraq được quy đổi tương đương là 8 tỷ USD .
Theo ước tính của tờ nhật báo Financial Tribute của Iran, nước này đã xuất khẩu 5,57 tỷ USD hàng hóa phi dầu mỏ sang Iraq từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, với thực phẩm và vật liệu xây dựng đứng đầu danh sách hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, Iran cũng cung cấp xe và phụ tùng xe hơi, các linh kiện điện tử cho Iraq.
Trước đó, Thủ tướng Iraq Heydar Al-Abadi xác nhận rằng, Baghdad sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt đối với Iran chỉ trong lĩnh vực ngân hàng. Ông nói thêm rằng ông sẽ cử một phái đoàn đến Washington để thảo luận về các giao dịch tài chính với Iran theo các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, Iraq cũng đã cam kết sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch trao đổi dầu với Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Hãng thông tấn Reuters chỉ ra rằng thỏa thuận hoán đổi có thể là cách trả nợ của Baghdad cho sự giúp đỡ của Tehran trong việc đòi lại tỉnh từ người Kurd.
Nước này vẫn tiếp tục vận chuyển dầu đến các nhà máy lọc dầu ở Iraq bằng 2 con đường, một là bằng đường bộ từ tỉnh Kirkuk sang và một dường khác bằng các tàu chở dầu trên vịnh Ba Tư.
Video đang HOT
Iraq vẫn tiến hành giao dịch thương mại với Iran và từ bỏ đồng dollars, chuyển sang
thanh toán bằng đồng euro, rial của Iran và đồng dinar Iraq
Làn sóng đầu tiên của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào lĩnh vực ô tô của Iran, cùng với việc mua bán vàng và một số kim loại quý hiếm khác đã bắt đầu vào ngày 7 tháng 8.
Một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai nhắm vào các lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của quốc gia dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11.
Vào tháng 7, ông Brian Hook, giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại lập trường cứng rắn của chính quyền Washington nói rằng, mục tiêu của Mỹ là gia tăng áp lực lên chế độ Iran bằng cách triệt tiêu doanh thu từ dầu thô của nước này.
Vào tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện JCPOA) và khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Nhà Trắng cũng cho các công ty nước ngoài thời gian ân hạn từ 90 đến 180 ngày để chấm dứt các giao dịch với Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Động thái này đã gây ra những phản đối mạnh mẽ từ các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng như Nga và Trung Quốc – những người đã liên tục bảo vệ thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.
Ủy viên chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu là bà Federica Mogherini và các bộ trưởng ngoại giao từ Anh, Pháp và Đức cho biết trong một tuyên bố rằng các nước này sẽ giữ “các kênh tài chính mở hiệu quả” với Iran.
EU cũng đã đưa ra một đạo luật ngăn chặn trong một nỗ lực nhằm bảo vệ các công ty châu Âu đang kinh doanh hợp pháp với Iran khỏi ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Hoa Kỳ.
Quy chế cấm các doanh nghiệp châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, vô hiệu hóa bất kỳ phán quyết của tòa án nước ngoài đối với họ và cho phép họ thu hồi thiệt hại từ các hình phạt này.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Liệu Iran đang thấm đòn trừng phạt của Mỹ?
Những bất ổn trên chính trường Iran dường như cho thấy Cộng hòa Hồi giáo này đang thấm đòn trừng phạt của Mỹ.
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến sự bất ổn trên chính trường Iran, ngày 26/8 Bộ trưởng Kinh tế Masoud Karbasian đã bị Quốc hội nước này bỏ phiếu bãi nhiệm với lý do thiếu khả năng xử lý khủng hoảng kinh tế và đối phó các lệnh cấm vận của Mỹ. Đây là đòn giáng mạnh vào chính quyền của Tổng thống Rouhani trong bối cảnh ông liên tiếp chịu sức ép phải cải tổ đội ngũ kinh tế của mình, cùng những chỉ trích trong nước về xử lý khủng hoảng kinh tế, vốn càng nghiêm trọng hơn khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt.
Những bất ổn trên chính trường Iran dường như cho thấy Cộng hòa Hồi giáo này đang thấm đòn trừng phạt của Mỹ. Ảnh minh họa: MR Online
Do có sự phản đối ở trong nước về cách thức ứng phó với các lệnh trừng phạt kinh tế mới của Mỹ, Bộ trưởng kinh tế Masoud Karbasian đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội khi chỉ nhận được sự ủng hộ của 121 nghị sĩ trong khi số nghị sĩ phản đối là 137 cùng với 2 phiếu trắng.
Ông Masoud Karbasian là thành viên thứ 2 trong Nội các của Tổng thống Iran Rouhani bị bãi nhiệm trong tháng 8 này, sau Bộ trưởng Lao động Ali Rabiei. Hồi tháng 7, Tổng thống Rouhani cũng đã cách chức và thay thế Thống đốc Ngân hàng Trung ương Valiollah Seif, sau khi đồng nội tệ xuống mức thấp nhất so với đồng USD.
Các nghị sỹ Iran đã chỉ trích Bộ trưởng Kinh tế Masoud Karbasian vì thất bại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ, cũng như ngăn chặn lạm phát tăng cao và thiếu khả năng đối phó với cuộc chiến tranh kinh tế mà Mỹ phát động. Trước đó vào đầu tháng 8, Quốc hội cũng đã luận tội Bộ trưởng Lao động Ali Rabiei với lý do ông này không giải quyết thỏa đáng nạn thất nghiệp, mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo ở mức 12% trong năm nay.
Đây được coi là những đòn giáng mạnh vào chính quyền của Tổng thống Rouhani, người có quam điểm khá ôn hòa và muốn chống tham nhũng, thúc đẩy minh bạch cũng như muốn mở cửa nền kinh tế với phương Tây bằng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Tuy nhiên kinh tế suy sụp và thỏa thuận hạt nhân Iran "chông chênh" do sự rút lui của Mỹ, phe cứng rắn ở Iran đang tận dụng sự phân hóa giàu-nghèo cùng sự lao dốc của đồng nội tệ để đổ trách nhiệm cho đội ngũ kinh tế của Tổng thống Rouhani cũng như muốn làm suy yếu chiến lược kinh tế của ông. Ngày 28/8, Tổng thống Iran sẽ đối mặt với cuộc chất vấn tại Quốc hội, thậm chí còn có lời kêu gọi luận tội ông.
Trong bài phát biểu ngày 26/8, Tổng thống Rouhani kêu gọi đoàn kết quốc gia, cho rằng, nước này cần chung tay đối mặt với những mối đe dọa từ bên ngoài, đồng thời tái khẳng định cam kết sẽ làm việc để cải thiện đời sống của người dân.
Đại giáo chủ Iran, Ali Khamenei, người có tiếng nói sau cùng trong các vấn đề đại sự của Iran cũng kêu gọi người dân chung tay đối phó với cuộc chiến tâm lý và chiến tranh kinh tế do bên ngoài phát động: "Chúng tôi không bao giờ phát động cuộc chiến, chúng tôi tự hào rằng nước Cộng hòa Hồi giáo Iran chưa bao giờ phát động xung đột. Chúng tôi đã có những cuộc chiến tranh nhưng là do đối phương luôn khơi mào trước. Chúng tôi sẽ đáp trả bằng sức mạnh nếu chiến tranh được phát động nhằm vào chúng tôi".
Có thể nhận rõ, sức ép đối với Tổng thống Rôhani nhanh chóng được đẩy lên cao ngay sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân, tái áp đặt các lệnh cấm vận và sắp tới đây sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu dầu và ngân hàng của Iran nhằm ép Iran thực hiện cái gọi là "thay đổi hành vi ở Trung Đông".
Tình hình kinh tế của Iran xấu đi trong những tháng gần đây. Các chuyên gia phân tích tại hãng nghiên cứu BMI (Anh) dự báo, tăng trưởng kinh tế của Iran sẽ giảm xuống 1,8% trong năm nay và tăng trưởng âm vào năm sau. Kể từ tháng 4 đến nay, đồng Rial của Iran đã mất giá khoảng 50%.
Ảnh hưởng của việc Mỹ cấm vận đang thể hiện rõ nét, song Tổng thống Iran đang ứng phó bằng cách tham vấn với các nước châu Âu để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân và tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Phe chỉ trích chính sách Iran của Tổng thống Mỹ cho rằng, cấm vận Iran nhằm làm tê liệt nền kinh tế đang gây ra những "tác dụng ngược: bởi, chính quyền Mỹ vô hình trung làm suy yếu phe chính trị ôn hòa đang nắm quyền ở Iran và "tiếp sức"cho phe cứng rắn, lực lượng không muốn mở cửa Iran với thế giới bên ngoài)./.
Theo Trần Nga/VOV1
Tehran lên án Mỹ tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế Iran Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 6/8 tuyên bố, Mỹ đã tìm cách gây ra sự hỗn loạn bằng việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời Ngoại trưởng Zarif cho biết các biện pháp tái áp đặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với Iran nhằm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một phụ nữ dùng dao đâm 17 người bị thương tại nhà ga Đức

3 giờ sáng vào nhà vệ sinh, phát hiện con trăn lớn trong bồn cầu

Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận Syria

Thẩm phán chặn lệnh cấm Đại học Harvard tuyển sinh viên quốc tế

Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46
Có thể bạn quan tâm

Chả sụn gà rau thơm phức mềm trong, giòn ngoài, ngon mọng ai ăn cũng thích
Ẩm thực
11:20:26 26/05/2025
Tỏa sáng ngày hè với trang phục gam màu xanh mát lạnh
Thời trang
11:19:40 26/05/2025
Lim Feng đáp trả "phốt" đời tư hậu drama với Wren Evans, bất ngờ ẩn bài tố bạn trai ngoại tình
Sao việt
11:15:05 26/05/2025
Khởi tố vụ đấu giá mỏ cát từ hơn 1,2 tỷ đồng lên hơn 370 tỷ đồng
Pháp luật
11:11:04 26/05/2025
"Squid Game 3" diễn biến sốc, 456 thất bại, quan hệ với Front Man chấn động hơn?
Phim châu á
10:50:21 26/05/2025
Tại sao trồng hoa giấy trước nhà giúp mang lại may mắn, tài lộc nhưng trồng hoa giấy trong nhà lại gây cản dòng năng lượng tích cực?
Sáng tạo
10:26:36 26/05/2025
Cô dâu Vĩnh Long chụp ảnh bên ngôi mộ, phía sau là chuyện thắt lòng
Netizen
10:21:35 26/05/2025
Hấp dẫn hành trình kết nối du lịch khám phá văn hóa Mường
Du lịch
10:18:46 26/05/2025
Chồng của Từ Hy Viên đến viếng mộ vợ mỗi ngày
Sao châu á
10:07:53 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025