Iraq sử dụng tin tình báo Nga để không kích IS
Iraq sử dụng thông tin từ một trung tâm tình báo mới do nước này cùng Nga, Iran và Syria thiết lập để không kích Nhà nước Hồi giáo, động thái được xem là sự đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Binh sĩ Iraq bắn pháo trong lúc giao tranh với phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở quận Karma, tỉnh Anbar, hôm 27/9. Ảnh: Reuters.
Trung tâm hoạt động được khoảng một tuần và cung cấp tin tình báo để không kích vào một cuộc gặp của các thành viên cấp trung Nhà nước Hồi giáo (IS), Reuters dẫn lời Hakim al-Zamili, đứng đầu ủy ban an ninh và quốc phòng, quốc hội Iraq, nói. Nhân viên trung tâm đến từ Nga, Iran và Syria.
Theo Zamili, chính trị gia Hồi giáo dòng Shiite, mỗi quốc gia có 6 thành viên trong bộ phận chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác an ninh, tổ chức họp tại “Vùng Xanh”, được bảo vệ cẩn mật vì là nơi có các cơ quan của Mỹ và chính phủ Iraq.
Có hai thiếu tướng Nga trong trung tâm tình báo ở thủ đô Baghdad, một quan chức Iraq giấu tên cho biết. “Chúng tôi thấy nó cực kỳ hữu ích. Ý tưởng ở đây là chính thức hóa quan hệ với Iran, Nga và Syria. Chúng tôi muốn có một liên minh quân sự phát triển mạnh”.
Sami al-Askari, cựu thành viên quốc hội Iraq, nói Iraq nhận thức được sự nhạy cảm trong thỏa thuận mới. “Chính phủ Iraq muốn thực hiện điều này theo cách không giống như đang đẩy Mỹ ra xa”, ông cho biết.
Việc Iraq thiết lập trung tâm tình báo với Nga, Syria và Iran ở Baghdad cho thấy Mỹ đang mất dần ảnh hưởng ở Trung Đông. Nga bắt đầu không kích IS ở Syria hôm 30/9 theo đề nghị từ Tổng thống Nga Bashar al-Assad. Giới chức Iraq từng nói họ sẽ dựa vào Nga trong cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni này.
Một quan chức an ninh Mỹ thừa nhận Washington đang lo ngại trung tâm tình báo sẽ góp phần củng cố quan hệ Nga – Iraq, đặc biệt là trong chiến dịch chống IS. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói ông hoan nghênh Nga không kích IS trên lãnh thổ Iraq,
Baghdad và lực lượng dân quân dòng Shiite, được Iran hậu thuẫn, đang chiến đấu với IS tại Iraq cáo buộc Mỹ thiếu quyết đoán và không sẵn sàng cung cấp vũ khí để chấm dứt xung đột trong khu vực. Washington bác bỏ điều này.
Như Tâm
Video đang HOT
Theo VNE
Mỹ nguy cơ vuột mất bạn vào tay Nga trong cuộc chiến chống IS
Iraq có dấu hiệu chán chường với sự hỗ trợ không mấy thành công của đồng minh Mỹ trong cuộc chiến chống IS và chuyển hướng sang dựa vào Nga.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: albawaba
Iraq có thể sẽ yêu cầu Nga thực hiện các cuộc công kích vào tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) trên nước mình và muốn Moscow có vai trò lớn hơn so với Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm cực đoan, theo người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của quốc hội Iraq.
"Trong vài ngày hoặc vài tuần tới, tôi nghĩ rằng Iraq sẽ buộc phải yêu cầu Nga tiến hành không kích, và điều đó phụ thuộc vào mức độ thành công của Nga ở Syria", Reuters dẫn lời Hakim al-Zamili, một chính trị gia hàng đầu người Shiite, nói.
Phát biểu này là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy Baghdad dự tính dựa vào Nga trong cuộc chiến chống IS, sau khi các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu không mang lại kết quả rõ rệt.
Một chiến dịch quân sự của Nga tại Iraq, nếu xảy ra, sẽ làm sâu sắc thêm lo ngại của Mỹ rằng họ đang mất thêm địa bàn chiến lược vào tay đối phương, tại một trong những khu vực có tính quyết định nhất thế giới.
Nga đang hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad bằng cuộc không kích ở Syria, trong khi đồng minh Iran nắm giữ ảnh hưởng sâu sắc ở Iraq. Tehran đã điều các cố vấn quân sự đến để trực tiếp giúp đỡ Baghdad trong cuộc chiến chống IS.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết ông sẽ hoan nghênh các cuộc không kích tiêu diệt IS của Nga ở nước này. Trong khi đó, lực lượng dân quân người Shiite thân Iran ở Iraq mong muốn hợp tác với Nga để chống lại ảnh hưởng của Mỹ.
"Chúng tôi đang xem xét liệu Nga có thể có một vai trò lớn hơn tại Iraq hay không. Vâng, chắc chắn là một vai trò lớn hơn so với Mỹ", ông Zamili nói.
Lực lượng dân quân Shiite, vốn luôn nghi ngờ Mỹ, cho rằng sự can thiệp của Nga là cơ hội để xoay chuyển cục diện.
"Sự can thiệp của Nga đến vào đúng thời điểm, đúng nơi và chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ thay đổi cục diện thế trận không chỉ ở Syria mà còn ở Iraq", Muen al-Kadhimi, một phụ tá của Hadi al-Amiri, thủ lĩnh lực lượng dân quân Shiite, nói. "Chính quyền đã dựa dẫm nhiều vào một đồng minh không thật sự đáng tin cậy, đó là Mỹ, và sai lầm này cần phải được sửa chữa".
Thông điệp cho Mỹ
Sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga ở Trung Đông còn bao gồm một cơ chế an ninh và chia sẻ thông tin tình báo với Iran, Iraq và Syria, với trụ sở chỉ huy ở Baghdad.
"Chúng tôi tin rằng trung tâm này sẽ phát triển trong tương lai gần để trở thành tổng hành dinh tác chiến, chỉ huy cuộc chiến chống lại IS ở Iraq", Zamili nói.
Washington đã gây sức ép để Thủ tướng Iraq Abadi kiềm chế lực lượng dân quân Shiite, do vậy chọc giận chính lực lượng được coi là "bức tường thành" chống lại các chiến binh IS dòng Sunni - kẻ thù của Iraq kể từ khi Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003.
"Nếu như các nước muốn giúp đỡ chúng tôi hoặc các nhóm vũ trang khác, họ nên hỗ trợ về mặt huấn luyện, cung cấp vũ khí và yểm trợ trên không thật tốt", Jaafar Hussaini, phát ngôn viên của Hezbollah, lực lượng dòng Shiite nói.
Ông Abadi dường như thất vọng trước kết quả của chiến dịch chống IS do Mỹ dẫn đầu. Nhóm cực đoan đã đe dọa tiến vào Baghdad và muốn vẽ lại bản đồ Trung Đông.
Nguồn tin quân sự cho biết các chỉ huy quân đội hồi đầu tháng 9 gửi thư đến Thủ tướng Abadi, phàn nàn rằng Mỹ chưa hỗ trợ đủ trong trận đánh nhằm giành lại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq gần thị trấn Baiji, một mốc quan trọng trong cuộc chiến chống IS.
Đồng thời, ông Abadi tỏ ra tức giận bởi những lời phàn nàn của giới chức Mỹ rằng quân đội Iraq thiếu ý chí chiến đấu chống nhóm cực đoan, nguồn tin chính phủ cho biết.
Việc Mỹ trì hoãn giao vũ khí cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy ông Abadi thực hiện thoả thuận an ninh với Nga
"Dân chúng, binh lính chúng tôi thiệt mạng hàng ngày, chúng tôi còn tiêu tốn hàng tỷ USD kiếm được từ doanh thu dầu vào việc mua vũ khí từ Mỹ. Trong khi đó, những gì chúng tôi thực sự nhận được chỉ là những lời hứa và hàng chục hợp đồng vũ khí bị trì hoãn giao hàng", Zamili nói.
"Sau một năm, IS vẫn đang phát triển và hàng nghìn chiến binh vẫn đang đổ về cả Iraq và Syria. Họ ngày càng kiểm soát nhiều khu vực hơn. Đó là bằng chứng cho thấy Mỹ không có kế hoạch rõ ràng hay một chiến lược thực sự".
Những nhà phân tích quân sự tại Baghdad, cũng như cựu tướng quân đội Jasim al-Bahadli nói rằng căng thẳng với Mỹ là một trong những lý do khiến ông Abadi quay sang Moscow để được giúp đỡ.
"Abadi có vẻ như đã thành công trong việc gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Mỹ rằng, Iraq vẫn còn phương án khác để dựa vào nếu Mỹ không hỗ trợ một cách thiết thực", ông Jasim nói.
"Mỹ đã lo lắng trước sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran tại Iraq. Lo ngại này tăng gấp đôi sau khi Nga vượt mặt Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria".
Tuy nhiên, Abadi có nguy cơ bị cô lập. Ông đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ và gây nên mâu thuẫn với lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn và cả Tehran. Nhưng khi IS không có dấu hiệu suy yếu, ưu tiên của Iraq sẽ là tìm ra một "công thức" cho sự ổn định và dường như cán cân đang nghiêng về phía Nga.
"Cần phải thiết lập liên quân và lực lượng mới, có thể tiến hành hoạt động mặt đất hiệu quả và đạt được kết quả thực chất trong cuộc chiến chống IS," Mohammed Naji, một trợ lý của Amiri nói.
"Đang có một cuộc thảo luận nghiêm túc về việc yêu cầu Nga tiến hành chiến dịch không kích IS ở Iraq".
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Thủ lĩnh tối cao IS có thể bị thương trong không kích Iraq xác nhận thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi bị thương sau khi quân đội không kích trúng đoàn xe chở tên này cùng các thành viên cấp cao của nhóm phiến quân. Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: BBC. "Abu Bakr al-Baghdadi bị thương trong đợt ném bom nhằm vào đoàn xe của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025