IS thu lợi lớn từ buôn người nhân cuộc khủng hoảng tị nạn
IS đang thu lợi từ đường dây buôn người trong cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu, và nguồn thu từ hoạt động này đã thật sự thay thế nguồn thu từ dầu mỏ của tổ chức cực đoan này.
IS đang dần biến nguồn thu từ hoạt động buôn người thành lợi nhuận chính – Ảnh: Reuters
Chuyên gia Christian Nellemann của Trung tâm Na Uy về phân tích toàn cầu đã nhận định như trên trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik. Ông Nellemann cho biết tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cần một nguồn quỹ lớn, ít nhất là nửa tỉ USD để điều hành công việc và xây dựng nhà nước tự phong của tổ chức này. Nguồn tiền của IS chủ yếu từ dầu mỏ nhưng nguồn này đã bị giảm khoảng 60 đến 80%.
Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá IS cực kỳ chuyên nghiệp trong việc tìm nguồn thu thay thế, và giờ đã chuyển sang thu thuế từ hoạt động buôn người, mafia. Các nhóm của IS giờ trở thành người hưởng lợi lớn nhất tại Bắc Phi và Trung Đông từ cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện tại. Ông Nellemann ước tính lợi nhuận từ hoạt động buôn người trong năm 2015 sẽ đạt 2 tỉ USD và IS sẽ dần chiếm phần lớn trong số này, theo Sputnik ngày 12.9.
IS rất thành thạo trong việc thiết lập và kiểm soát các điểm buôn người chính tại Libya, bán đảo Sinai, dần hướng về biên giới Lebanon-Jordan. Tổ chức này hiện không kiểm soát tuyến đường phía bắc, nhưng điều đó sẽ sớm xảy ra, chuyên gia này nhận định.
IS lái dòng người tị nạn đi theo tuyến đường mà tổ chức này vạch ra – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo ông Nellemann, thành công của IS có được nhờ vào sự tổ chức, hệ thống kế toán kiểm toán hiệu quả của chúng và có thể vào cuối năm nay, IS sẽ trở lại với con đường mà chúng đã tạo ra một năm trước, kiếm hơn một tỉ USD nhờ việc thu thuế buôn người.
Nhà phân tích này cũng cho rằng IS đã cố tình tạo ra cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu bằng việc tấn công dân thường, thảm sát, tấn công trại tị nạn để làm gia tăng số người di cư. Ông Nellemann cho biết khả năng đóng và mở cửa các khu vực biên giới giúp IS lái dòng người tị nạn đi theo con đường mà tổ chức này định sẵn.
Việc lái dòng người tị nạn là chiến thuật không mới khi từng được các nhóm nổi dậy ở Congo thực hiện nhiều năm trước. Tuy nhiên, cách tổ chức và kỹ thuật điều hành, phân phối nguồn thu của IS là nét nổi bật. Theo ông Nellemann, tấn công vào kênh tài chính của IS là một cách có thể chặn sự bành trướng của tổ chức này.
Ông Nellemann cho rằng các nước cần hành động phối hợp nhiều mặt, giải quyết xung đột ở Syria và Iraq, đánh vào nguồn tài chính, việc tuyển dụng, tuyên truyền của IS; và giải quyết nạn tham nhũng, cân bằng trật tự xã hội ở các nước. Đó là cách đối đầu với IS trong quy mô lâu dài, bên cạnh các cuộc không kích của phương Tây.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Vì sao người tị nạn Syria rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Tây Âu?
Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban cho rằng người tị nạn Syria không nên vượt biên sang nước ông để đến Tây Âu: "Thổ Nhĩ Kỳ là nước an toàn. Hãy ở lại đó". Tuy nhiên, người tị nạn Syria không màng đến lời ông, bởi tại Thổ Nhĩ Kỳ họ không được phép làm việc và đối mặt với nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ phải sống cuộc sống thiếu thốn - Ảnh: Reuters
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rất rộng lượng khi tiếp nhận khoảng 2 triệu người Syria. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chu cấp cho người Syria với chi phí đến hàng tỉ USD trong 4 năm qua. Nhưng tình hình vẫn rất bấp bênh, theo hãng thông tấn Đức DPA ngày 5.9.
"Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Syria chỉ được bảo vệ tạm thời. Thổ Nhĩ Kỳ cho phép họ ở lại nhưng không cho họ chút an ninh nào", luật sư Mustafa Rollas làm việc cho Hiệp hội nhân quyền (IHD) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Ông Rollas nói rằng nhiều người Syria rất sợ hãi vì họ không có được sự hợp thức của một người tị nạn và có thể bị trả về quê hương, nơi chiến tranh vẫn đang xảy ra.
Hơn 240.000 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi xung đột bắt đầu hồi tháng 3.2011. Sau hàng tháng trời, các nhóm quân nổi dậy lớn mạnh và giờ đây là các nhóm Hồi giáo cực đoan như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tràn ra khắp lãnh thổ đất nước. Chiến tranh càng kéo dài thì càng nhiều người phải bỏ nhà cửa ra đi.
"Syria là một trong những nước thảm họa về vấn đề nhân đạo", nhà nghiên cứu Andrew Gardner của tổ chức Ân xá quốc tế đánh giá. Tuy nhiên mọi điều chỉ tốt lên đôi chút cho những người rời nước và đến được Thổ Nhĩ Kỳ. Những tiêu chuẩn sống cho người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ là rất tồi tệ, ông Gardner nhận định.
Họ tìm cách vượt biển đến châu Âu mặc cho những nguy hiểm, thậm chí mất mạng - Ảnh: Reuters
Thiếu từ lương thực, chỗ ở đến việc làm
Các trại tị nạn chỉ chứa khoảng 10% người Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Số còn lại sống rải rác, khoảng 10% là người vô gia cư trong khi số khác sống tạm bợ tại các khu lán trại thiếu vệ sinh.
Những đường phố miền nam và miền tây dọc theo biển Địa Trung Hải, nơi những con thuyền bắt đầu đến châu Âu, đầy rẫy người tị nạn.
"Họ sẽ là những người tiếp theo bị đuối nước và sẽ được tìm thấy tại bờ biển", ông Rollas cảnh báo.
Ông Gardner chỉ ra nhiều vấn đề mấu chốt mà người tị nạn phải đối mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và lý giải vì sao họ lại muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. "Vấn đề khó khăn nhất là mọi người sống phụ thuộc vào nguồn từ thiện và không đủ tiền để chuẩn bị cho những bữa ăn sắp tới".
Về mặt pháp lý, người Syria không được phép làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này buộc họ tìm đến thị trường chợ đen.
"Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều người làm những công việc tồi tệ nhất vì những đồng lương ít ỏi, chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 lương của người Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cũng gặp nhiều người không thể tìm nổi một công việc", ông Gardner nói.
Nhà nghiên cứu này lo ngại những người tị nạn có thể bị nhóm buôn người bóc lột và đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng ngoài biển xa khi cố đến được châu Âu.
Ông Gardner cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ người tị nạn là cho họ một cuộc sống xứng đáng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên theo ông, châu Âu và các nước phương Tây khác cũng cần san sẻ bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng.
Điều đó có thể là giúp đỡ tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon, cùng tiếp nhận khoảng 3,7 triệu người tị nạn Syria. Thậm chí Iraq, đang trong cuộc chiến với IS, cũng đã tiếp nhận 250.000 người tị nạn từ nước hàng xóm Syria. Ngoài ra, các nước phát triển cũng nên rộng lòng trong việc giúp đỡ và tái định cư, tái xây dựng cuộc sống cho người tị nạn.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Từ người tị nạn trở thành huyền thoại Nhà sáng lập Apple Steve Jobs, nhà đầu tư Mỹ George Soros, tỉ phú hàng đầu nước Úc Frank Lowy, đồng sáng lập Google Sergey Brin... Đó là vài doanh nhân có xuất thân là một người tị nạn hoặc có cha mẹ từng lâm vào cảnh phải di cư vì bất ổn. Đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin - Ảnh: AFP...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025