Iskander – vũ khí có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania
Với vận tốc, khả năng cơ động và tàng hình cao, tên lửa chiến thuật Iskander có thể giúp Nga nhanh chóng đánh bại lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania.
Hệ thống tên lửa Iskander của Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik
Ngày 12/5, Mỹ và NATO thông báo kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania, trong khi một hệ thống tương tự cũng đang được xây dựng tại Ba Lan, khiến Nga nổi giận và tuyên bố có quyền tiến hành các biện pháp đáp trả. Các chuyên gia quân sự cho rằng, một trong các biện pháp như vậy là triển khai các hệ thống tên lửa Iskander đến bán đảo Crimea, theo Reseau international.
9K720 Iskander (hoặc Alexandre) là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật được Nga thiết kế nhằm phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin, chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Iskander sử dụng loại đạn tàng hình có thể mang đầu đạn hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma, tạo ra một lớp mây điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn chuyển hướng linh hoạt.
Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008. Khi đó, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.
Video đang HOT
Không thể đánh chặn
Với tầm bắn lên đến 500 km, trong khi khoảng cách từ Crimea đến Romania chỉ là 387 km, Iskander sẽ là con át chủ bài trong chiến lược đánh úp hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa tại Deveselu, theo các chuyên gia quân sự.
Trong trường hợp Moscow cảm thấy bị đe dọa, thời gian để quân đội nước này phóng một tên lửa Iskander chỉ khoảng 4 phút. Quỹ đạo của tên lửa Iskander không giống với quỹ đạo của một tên lửa đạn đạo liên lục địa . Phần lớn hành trình bay của nó được thực hiện ở độ cao 40 km trong khí quyển Trái đất. Trong khi đó, các tên lửa đánh chặn SM-3 block IB của Mỹ được lắp đặt ở Deveselu chỉ có thể bắn hạ các mục tiêu bay trên độ cao 80 km, vì thế chúng hoàn toàn vô dụng trước Iskander.
Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khi Iskander tiến vào phạm vi đánh chặn của lên lửa tầm xa như MIM-104, Patriot PAC-3 (khoảng 30-35 km) mà Romania hiện chưa sở hữu trong biên chế, Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2000 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh).
Dù Romania được Mỹ trang bị tên lửa Patriot, với thời gian đánh chặn quá ngắn, các tên lửa này không thể phân biệt được đâu là đầu đạn thật và đâu là đầu đạn giả, vì thế việc đánh chặn Iskander trong giai đoạn cuối hầu như không thể.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, chỉ vài phút sau khi phóng loạt đạn đầu, tổ hợp Iskander đã có thể bật các thiết bị ngụy trang và rời xa khỏi vị trí ban đầu, tránh nguy cơ bị đối phương phát hiện vị trí và phóng tên lửa tiêu diệt.
Ngoài ra, để đối phó với một tên lửa Iskander được phóng đi, Mỹ và NATO sẽ phải triển khai 11 tên lửa Patriot, con số tương đối lớn đối với ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm của khối này.
“Hiện nay Iskander đã được triển khai ở Kaliningrad để đối phó với tên lửa Mỹ bố trí tại Ba Lan, và ở Leningrad để ‘canh chừng’ những căn cứ quân sự của NATO ở các nước vùng Baltic. Nếu kết hợp với máy bay ném bom Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-22 và Kh-15, Iskander sẽ có thể xóa sổ hoàn toàn các lực lượng hải quân đối phương tại Biển Đen”, một quan chức quân sự Nga nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nga tuyên bố có quyền đáp trả lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu
Nga khẳng định nước này có quyền tiến hành các biện pháp đáp trả trước việc Mỹ kích hoạt một lá chắn phòng thủ tên lửa đặt tại châu Âu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Reuters
"Tiến trình ngoại giao vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, những cuộc thảo luận đã được tổ chức. Vài năm trước, một hội nghị chuyên đề quy mô có sự tham gia của các chuyên gia quân sự, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, những nhà ngoại giao, chuyên gia phân tích cùng đại diện các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra", Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm qua nói. "Tại phiên họp, phía Nga đề xuất xem xét điều gì sẽ xảy đến trong trường hợp một hệ thống phòng thủ tên lửa được xây dựng và triển khai đơn phương".
Theo bà, Nga khi đó cung cấp hàng loạt thông số, bản đồ cùng sơ đồ chi tiết để làm bật những mối đe dọa mà một hệ thống như vậy có thể và không thể gây ra, cũng như các lợi ích của việc tạo dựng một hệ thống chung mà Nga rất sẵn lòng hợp tác với NATO và Mỹ.
"Chúng tôi đã làm tất cả. Vì thế, hôm nay, chúng tôi không cần phải tự đổ lỗi cho mình về quan điểm ngoại giao cũng như những kiến nghị cụ thể mà chúng tôi gửi đến các đối tác châu Âu", bà nhấn mạnh. "Trước tình hình hiện tại, chúng tôi chắc chắn bảo lưu quyền thực thi các biện pháp đáp trả".
Mỹ và NATO hôm 12/5 kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania, sau nhiều năm lập kế hoạch và đầu tư hàng tỷ USD. Mỹ cho hay hệ thống Aegis nói trên là lá chắn mặt đất bảo vệ NATO khỏi các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, nhất là từ Trung Đông.
Trong khi đó, Điện Kremlin cho rằng mục đích thực sự của hệ thống là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân Nga đủ lâu để Washington có thể tấn công Moscow trước nếu chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định lá chắn trên không hướng đến mục tiêu chống lại Nga.
Trung tâm chỉ huy của cơ sở phòng thủ tên lửa mới thành lập tại Deveselu, Romania. Ảnh: Reuters
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tổng thống Putin: Nga buộc coi Romania, Ba Lan là mục tiêu Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27.5 khẳng định việc Mỹ và NATO đặt lá chắn tên lửa tại Romania và Ba Lan buộc Nga phải coi 2 nước này là mục tiêu và có hành động đáp trả. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng NATO có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Chân váy dài và áo thun, 'bản tình ca thời trang' cho mùa hè 2025
Thời trang
21:01:09 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
Sao việt
20:28:19 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025