Italy kêu gọi quốc tế can thiệp giải quyết vấn đề người nhập cư
Chính quyền thành phố Catania trên đảo Sicily của Italy đã kêu gọi một sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người nhập cư.
Cuộc khủng hoảng người nhập cư không chỉ là vấn đề nhức nhối tại khu vực Đông Nam Á, đối với châu Âu, đặc biệt là với Italy cũng như vậy.
Chính quyền thành phố Catania trên đảo Sicily của Italy, nơi phải tiếp nhận trung bình hàng trăm người nhập cư mỗi tuần, đã kêu gọi một sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người nhập cư. Chính quyền Catania cho rằng làn sóng người nhập cư có thể là cái cớ để những kẻ cực đoan thâm nhập vào châu Âu tiến hành các cuộc tấn công khủng bố.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Phó Thị trưởng thành phố Catania Marco Jan Lio đã kêu gọi một sự can thiệp quân sự vào các quốc gia đang phải chống chọi với chủ nghĩa khủng bố như Libya, Ai Cập.
Ông Marco Jan Lio, Phó Thị trưởng Catania, Italy cho biết: “Một sự can thiệp quân sự sớm là cần thiết tại các quốc gia này, đặc biệt để chiến đấu chống lại các phần tử cực đoan. Chúng thường sử dụng những người nhập cư như một thứ vũ khí để chống lại Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế”.
Theo chính quyền Catania, mỗi tuần thành phố này phải tiếp nhận trung bình hơn 300 người nhập cư, chủ yếu đến Libya và Ai Cập, các quốc gia đang chìm trong khủng hoảng chính trị.
Video đang HOT
Không chỉ Italy, trong năm 2014 đa số người tìm đường nhập cư lậu vào các nước Châu Âu cũng thuộc các quốc gia Libya và Ai Cập.
Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol) đã từng lên tiếng cảnh báo, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang tìm kiếm cơ hội để đưa các phần tử khủng bố từ Lybia thâm nhập vào Châu Âu.
Theo kế hoạch hành động được thông qua ngày 18/5 vừa qua, các nước thành viên EU do Italia dẫn đầu sẽ triển khai các tàu chiến dọc theo bờ biển của Lybia để ngăn chặn các tàu nhập cư và bắt giữ những kẻ buôn người.
Theo_VTV
Trung Quốc ngang ngược, Nhật sẽ ra đòn bẻ gãy càng cua
Trong bàn cờ cục diện châu Á Thái Bình Dương mà người Mỹ đang tích cực xây dựng ở thời điểm hiện tại để chuẩn bị cho sự xoay trục của mình trong tương lai, quốc gia được coi là ẩn số lớn nhất không ai khác ngoài Nhật Bản.
Việc thành lập một hệ thống các quốc gia trong khu vực tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc chỉ có giá trị về mặt chiến lược và danh nghĩa, cần thiết cho những cuộc hội nghị hay đàm phán quốc tế để có thể gây sức ép với Trung Quốc. Còn để nó thực sự hoạt động hiệu quả, thì Mỹ cần một số ít những đồng minh có thể phản ứng nhanh với bất cứ động thái bất ngờ nào của Trung Quốc trong khu vực. Ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí đó phải là Nhật Bản. Và để làm được điều này, người Nhật cần tái hiện lại chiến lược Đại Đông Á hơn bao giờ hết.
Nhắc đến khái niệm Đại Đông Á, thế giới nhớ ngay tới một khái niệm đặc trưng mang tính biểu tượng đối với Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Chủ thuyết của người Nhật khi đó là tạo dựng một hệ thống Đại Đông Á thống nhất bao gồm các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương dưới sự lãnh đạo của Nhật Bản để chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây và giành lại độc lập cho các nước trong khu vực. Chủ thuyết này ban đầu được hướng tới như một học thuyết chính trị và kinh tế, đã dần chuyển sang một học thuyết quân sự khi chủ nghĩa quân phiệt lên nắm quyền ở Nhật Bản.
Học thuyết này trở thành một chiến lược, trong đó Nhật Bản cần đánh chiếm tất cả các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, từ Triều Tiên và Trung Quốc ở phía Bắc, các nước Đông Nam Á cho tới các nước châu Đại Dương như Australia và New Zealand. Nắm được tiềm lực tài nguyên và nhân lực ở các quốc gia này, Nhật Bản sẽ đủ sức đối đầu với bất cứ cường quốc phương Tây nào.
Thế chiến hai kết thúc với thất bại của Nhật Bản đã chính thức chôn vùi chiến lược Đại Đông Á này. Trong quá trình xây dựng lại đất nước và nền kinh tế sau cuộc chiến, Nhật Bản dường như đã quên chiến lược đầy tham vọng này. Trong hơn nửa thế kỷ sau khi thế chiến hai kết thúc, người Nhật hướng về Âu Mỹ nhiều hơn, khi đây là thị trường chủ đạo cho những hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Nhật. Những sản phẩm công nghệ cao đắt tiền của Nhật chỉ có thể được tiêu thụ ở thị trường phương Tây vốn có thu nhập cao hơn là các quốc gia châu Á khi đó vẫn còn rất nghèo nàn.
Khi các quốc gia châu Á bắt đầu trỗi dậy trong những năm 80, với Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và hai gã to xác là Trung Quốc và Ấn Độ, thì sự quan tâm của người Nhật tới châu Á mới bắt đầu thay đổi. Hàng hóa và đầu tư của Nhật đổ về các thị trường châu Á nhiều hơn, và khi châu Á Thái Bình Dương chính thức trở thành trung tâm kinh tế năng động nhất thế giới thì Nhật Bản bắt đầu phải tính đến việc thay đổi chiến lược của mình.
Theo đó, chỉ trong khoảng hai thập kỷ tới, châu Á Thái Bình Dương sẽ gần như trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới cũng như trung tâm chính trị đáng chú ý nhất toàn cầu với sự trỗi dậy của hai gã khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Gần như chắc chắn Nhật Bản sẽ bị cuốn vào cơn bão này và Tokyo cần có sự chuẩn bị. Mối uy hiếp lớn nhất với Nhật Bản trong tương lai gần như chắc chắn sẽ là Trung Quốc, và để đối phó với Trung Quốc thì những sự chuẩn bị về quốc phòng an ninh thôi là chưa đủ.
Nhật Bản cần cạnh tranh ảnh hưởng và kinh tế với Trung Quốc ngay tại châu Á Thái Bình Dương nữa. Chiến lược Đại Đông Á vì thế bắt đầu được nhắc lại, khi người Nhật cần xác định một trọng điểm trong việc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Nếu như trong thế chiến hai, Nhật Bản muốn thống lĩnh toàn bộ Đại Đông Á dưới quyền lãnh đạo của mình, thì giờ đây mục tiêu đặt ra là Nhật Bản cần đóng vai trò quan trọng nhất trong khu vực kinh tế rộng lớn và đa dạng này.
Để làm được điều này, Nhật Bản cần một đối tác chủ chốt, và đối tượng được Tokyo nhắm tới là Australia, cường quốc và cũng là đồng minh của Mỹ trong khu vực. Những cuộc hội đàm về một liên minh ba bên Mỹ - Nhật - Australia đã được bắt đầu từ năm 2006, Australia cũng bắt đầu thương thảo một hợp đồng mua tàu ngầm quân sự của Nhật Bản và một thỏa thuận cho phép hai nước tập trận chung có thể sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Một thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước cũng chính thức có hiệu lực bắt đầu từ năm nay.
Nhật Bản không hề giấu diếm việc tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng kinh tế cũng như chính trị quốc phòng với Australia - nơi Trung Quốc cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng về kinh tế của mình. Trong chiến lược Đại Đông Á, thì Nhật Bản và Australia là hai cường quốc lớn nhất ở hai đầu Nam Bắc, một khi hai đầu này nối kết lại với nhau, các quốc gia Đông Nam Á sẽ dần bị hút vào tuyến đường kết nối kinh tế giữa hai cường quốc này.
Chiến lược Đại Đông Á của Nhật Bản, vì thế đang là cái gai trong mắt Trung Quốc. Trong chiến lược trỗi dậy của mình, Trung Quốc cũng coi khu vực châu Á Thái Bình Dương là nền tảng quan trọng nhất. Để vươn tầm ảnh hưởng ra thế giới, Trung Quốc cần đặt một nền tảng vững chắc ảnh hưởng của mình ở châu Á Thái Bình Dương. Nếu như bị Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị ở khu vực này, Trung Quốc sẽ mãi chỉ là một con ngáo ộp ngay trên sân nhà.
Các đối tác ở Âu Mỹ hay châu Phi của Trung Quốc là những đối tác ở quá xa và nước xa không thể cứu được lửa gần, khi mà phần lớn sự thịnh vượng của kinh tế Trung Quốc là mối quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia trong khu vực. Bị bẻ gãy ảnh hưởng kinh tế ở các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ chỉ là một con cua bị bẻ mất một nửa số càng của mình.
Trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng sống còn ở châu Á Thái Bình Dương này, thì Nhật Bản đang có lợi thế hơn. Tầm nhìn vĩ mô của người Nhật chỉ tập trung vào khu vực Đại Đông Á này, trong khi tầm nhìn và tham vọng của Trung Quốc lại dàn trải ra ở tầm thế giới khi Bắc Kinh luôn đặt mục tiêu trở thành siêu cường tầm cỡ toàn cầu. Sự dàn trải nguồn lực này sẽ khiến Trung Quốc gặp bất lợi trong việc cạnh tranh các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn với Nhật Bản vốn có mức độ tập trung nguồn lực lớn hơn.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
Theo Biz Live
Hải quân Malaysia phát hiện 2 thuyền nhập cư bất hợp pháp Hãng tin Bernama ngày 28/5 cho biết Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã phát hiện hai chiếc thuyền được cho là chở người nhập cư bất hợp pháp vào vùng biển Malaysia, gần đảo Langkawi, bang Kedah. Một chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya neo đậu tại Langkawi tuần trước. (Nguồn: Reuters) Sỹ quan chỉ huy tàu KD Kasturi, Đại úy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Campuchia sơ tán dân, ông Hun Sen lên tiếng chuyện đưa quân đến biên giới

Phía vợ Tổng thống Trump bác bỏ tin đồn con trai từng trượt Harvard

Đức hợp tác với EU 'đóng sập cánh cửa' Nord Stream: Nga đã hết đường xoay?

Binh sĩ Campuchia và Thái Lan nổ súng tại biên giới, có thương vong

Tổng thống Trump phản ứng khi được hỏi về thuật ngữ 'thương mại TACO'

Thông tin mới về sức khỏe của 2 phi hành gia từng mắc kẹt trên vũ trụ suốt 9 tháng

Bastogne - Nơi ký ức chiến tranh hồi sinh trong nhịp sống hiện đại

IISS đánh giá khả năng Trung Quốc dùng biện pháp quân sự với Đài Loan

Thủ tướng Nhật Bản hy vọng mở rộng CPTPP

Chuyện gì xảy ra với tàu chiến hạ thủy ở Triều Tiên theo góc nhìn chuyên gia?

Nhật cảnh báo súng đồ chơi được bán trên mạng có thể bắn đạn thật

Mỹ điều tàu sân bay trở lại Biển Đông
Có thể bạn quan tâm

Sao nam đình đám đã căng: Tố chị em Từ Hy Viên là "u ác tính của showbiz"
Sao châu á
21:54:13 29/05/2025
NÓNG: Jack thông báo Toà đã thụ lý đơn kiện Thiên An, yêu cầu làm rõ 2 điều!
Sao việt
21:51:16 29/05/2025
Justin bị cho là "bám váy vợ" giữa bờ vực phá sản và xuất hiện video 44 phút bóc trần đời tư gây chấn động
Sao âu mỹ
21:49:18 29/05/2025
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"
Nhạc việt
21:45:29 29/05/2025
Ngọc Huyền 'quên sạch lời thoại' khi nhìn thấy Duy Hưng diễn cảnh quát vợ
Hậu trường phim
21:35:48 29/05/2025
Vụ nữ bệnh nhân chết bất thường: Đình chỉ hoạt động phòng khám, lộ nhiều điểm lạ
Tin nổi bật
21:32:49 29/05/2025
Hero Xpulse 160: Xe côn tay địa hình lộ diện với thiết kế thể thao, giá rẻ
Xe máy
21:21:30 29/05/2025
Top 10 mẫu ô tô bán chạy nhất 4 tháng đầu năm 2025 tại Việt Nam
Ôtô
21:12:30 29/05/2025
Sự hết thời của 2 mỹ nhân nức tiếng Hàn Quốc: "Xào couple" nhiệt tình vẫn không "thoát kiếp flop"
Nhạc quốc tế
20:59:03 29/05/2025
'Our Written Seoul' dẫn đầu Top 10 Netflix chỉ sau 3 ngày công chiếu
Phim châu á
20:35:00 29/05/2025