Kế hoạch của Anh nhằm ngăn Nga kiểm soát Bắc Cực
Bắc Cực không còn là vùng đất hoang vu – mà là mặt trận địa chính trị nóng bỏng. Anh và NATO đang tìm cách chặn Nga mở rộng ảnh hưởng, trong bối cảnh Moskva tăng cường quân sự và hạ tầng chiến lược tại đây.
Tàu tuần duyên Na Uy KV Bergen ở Tromso. Ảnh: Stefan Rousseau/PA Wire
Bắc Cực đang trở thành chiến trường mới trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc, khi Nga, Mỹ và Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng tại khu vực chiến lược này. Theo tờ Telegraph (Anh) ngày 29/5, trong bối cảnh trên, Anh đã triển khai loạt biện pháp nhằm ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Nga ở Bắc Cực.
Tờ Telegraph cho rằng những nỗ lực của Nga trong việc củng cố vị thế tại Bắc Cực đã gặp phải trở ngại đáng kể. Bến tàu nổi dài 200 mét của Nga, được thiết kế để hỗ trợ sửa chữa các tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, hiện đang mắc kẹt ở Địa Trung Hải do lệnh trừng phạt của Anh. Hành trình đưa bến tàu về cảng Murmansk đã bị gián đoạn khi tàu kéo Vengery phải quay trở lại Nga, bỏ lại cơ sở hạ tầng quan trọng này.
Cơ sở hạ tầng trên có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì nó sẽ giúp Moskva mở đường đi an toàn qua vùng biển đóng băng quanh sườn phía Bắc của NATO, từ đó kiểm soát tuyến đường biển phía Bắc – tuyến có thể giảm gần một nửa quãng đường tàu thuyền di chuyển giữa châu Âu và châu Á khi không bị đóng băng.
Chiến lược của Anh
Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy đã bắt đầu chuyến thăm Na Uy và Iceland vào giữa tuần này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với hai nước láng giềng gần nhất ở Bắc Cực. “Bắc Cực đang nhanh chóng trở thành khu vực tập trung mạnh mẽ cho cạnh tranh địa chính trị – và là một mặt trận phòng thủ quan trọng của NATO”, ông Lammy nhận định.
Trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Lammy sẽ quan sát các tàu của Anh và Na Uy thực hiện tuần tra chung, đồng thời công bố chương trình trí tuệ nhân tạo với Iceland nhằm phát hiện các tàu của đối thủ. Đây là những bước đi cụ thể trong chiến lược ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Nga tại khu vực.
Mặc dù gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, Nga vẫn duy trì sức mạnh quân sự đáng gờm tại Bắc Cực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đầu tư mạnh mẽ vào Hạm đội phương Bắc với 18 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chiến được trang bị tên lửa siêu vượt âm.
Moskva cũng đã bố trí nhiều căn cứ quân sự mới tại các khu vực ở Bắc Cực, nâng cấp Hạm đội phương Bắc và đầu tư vào tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon phóng từ tàu ngầm với tầm bắn 1.000km, có khả năng tấn công các mục tiêu phương Tây. Nga cũng đã triển khai thiết bị bay không người lái dọc theo biên giới dài 200 km với Na Uy, tận dụng thành công từ kinh nghiệm sử dụng UAV ở Ukraine.
Ed Arnold, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (RUSI) có trụ sở ở London, cho rằng Nga đã “thắng thế” trước NATO với “một thập kỷ tái quân sự hóa” ở Bắc Cực trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến quân đội Nga phải căng mình và hiện tại “bị hạn chế đến mức gần như trao cho NATO một lá bài ‘miễn phí’ quan trọng”.
Video đang HOT
Ông Arnold giải thích: “Nếu bạn đầu tư và nghiêm túc thực hiện ngay bây giờ, bạn có thể đảm bảo quyền thống trị ở Bắc Cực” trong dài hạn. Đây chính là cơ hội mà phương Tây cần nắm bắt.
Trước sự gia tăng sức mạnh từ Nga, NATO đã tăng cường hợp tác quân sự giữa các thành viên. Trong cuộc tập trận NATO ở Vòng Bắc Cực đầu tháng này, hải quân Anh và Na Uy đã cùng nhau thực hành khả năng bắn hạ tên lửa hành trình mới nhất của Nga.
Anh cũng triển khai máy bay “săn tàu ngầm” P-8 Poseidon và đang chia sẻ công nghệ quốc phòng với quân đội Na Uy. Tại Oslo, các chính trị gia đã đề xuất kế hoạch 12 năm tăng chi tiêu quốc phòng và mua công nghệ chống thiết bị bay không người lái cũng như chống tàu ngầm.
Ngoài ra, có suy đoán rằng báo cáo “Đánh giá Phòng thủ Chiến lược” sắp tới của Đảng Lao động cầm quyền ở Anh sẽ dẫn đến việc quân đội nước này đồn trú thường trực ở Bắc Cực.
Về phần mình, Đại tá Không quân Na Uy đã nghỉ hưu Per Erik Solli nhấn mạnh: “Tất nhiên là bạn cần tàu hải quân. Bạn cần tàu ngầm và máy bay chiến đấu phản lực, chẳng hạn như F-35, có khả năng mang theo thiết bị chống hạm. Ưu tiên số một ở Na Uy là hải quân của chúng tôi”.
Có thể nói cuộc cạnh tranh tại Bắc Cực sẽ ngày càng gay gắt khi các tảng băng tan chảy, mở ra các tuyến đường vận chuyển và tài nguyên mới. Việc Anh và các đồng minh NATO tăng tốc hành động có thể tác động đến việc ai sẽ kiểm soát khu vực chiến lược này trong tương lai.
Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ
Washington đang thúc đẩy việc Thụy Điển gia nhập NATO để đạt được lợi thế chiến lược ở Bắc Cực.
Một chiếc trực thăng Merlin trên boong tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc tập trận chung Viking với lực lượng NATO ở biển Na Uy gần Bắc Cực hồi tháng 3/2023. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã nhắc lại sự ủng hộ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO trong cuộc gặp với Thủ tướng quốc gia Bắc Âu này, ông Ulf Kristersson.
Cụ thể, Nhà Trắng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ, nước phản đối mạnh mẽ nhất, bật đèn xanh cho việc Stockholm gia nhập khối quân sự trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius dự kiến diễn ra vào ngày 11-12/7. Tuy nhiên, Ankara một lần nữa khẳng định rằng họ chưa sẵn sàng phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển do nước này không đáp ứng các yêu cầu của Ankara liên quan đến cuộc chiến chống lại "các tổ chức khủng bố" người Kurd và phong trào bài Hồi giáo.
Nikita Lipunov, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học MGIMO đánh giá: "Mỹ đã cố gắng để các nước Bắc Âu hội nhập đầy đủ vào NATO trong nhiều năm qua bằng cách tích cực phát triển quan hệ quốc phòng với họ. Kết quả là, cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã hội nhập sâu vào hệ thống liên minh quân sự này vào thời điểm họ nộp đơn xin gia nhập NATO".
Ông Lipunov nhấn mạnh: "Bằng cách đẩy NATO về phía đông, Washington tìm cách kiềm chế Nga. Việc mở rộng liên minh thông qua Thụy Điển sẽ củng cố sườn đông bắc của NATO vì nó sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Bắc Âu-Baltic, biến Biển Baltic trở thành một vùng biển gần như nội bộ của khối".
Sườn Đông Bắc của NATO
Theo chuyên gia Lipunov, với sự hội nhập chặt chẽ của các quốc gia Bắc Âu trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác, sườn đông bắc sẽ trở nên gắn kết và có sự kết nối quân sự tốt hơn và điều này làm thay đổi thực chất tình hình chiến lược quân sự ở châu Âu và đặt ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga dọc theo toàn bộ biên giới phía tây.
Cùng với đó, việc Thụy Điển gia nhập khối sẽ có tác động gián tiếp đến Bắc Cực, đáng chú ý nhất là vùng biển Barents - Bắc Cực liền kề, nơi hoạt động quân sự và căng thẳng sẽ gia tăng.
Ông Lipunov cho rằng, đến nay NATO đã có một lập trường kín đáo về vấn đề hiện diện và các hoạt động ở Bắc Cực với các hoạt động chính tập trung vào các vùng biển lân cận của Bắc Đại Tây Dương, có tầm quan trọng sống còn đối với tổ chức này. Tuy nhiên, về lâu dài, NATO có thể xem xét lại cách tiếp cận của mình, bao gồm cả sau khi mở rộng sang Thụy Điển.
Mỹ xoay trục sang Bắc Cực
Từ thời chính quyền Donald Trump cho đến khi Tổng thống Biden lên nắm quyền hiện nay, Mỹ luôn đặc biệt chú trọng đến Bắc Cực. Chính sách xoay trục mới của Mỹ sang vùng cao phía Bắc đã được phản ánh rõ trong Chiến lược Bắc Cực năm 2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ. Sau đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã công bố Triển vọng Chiến lược Bắc Cực vào tháng 4 cùng năm đó. Không quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch chi tiết vào tháng 7/2020. Hải quân Mỹ đã vạch ra chiến lược Bắc Cực vào tháng 1/2021. Quân đội Mỹ đã công bố tài liệu mang tên "Giành lại sự thống trị ở Bắc Cực" vào tháng 3/2021.
Theo chiến lược của mình, Washington đã ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng bổ sung với Na Uy vào tháng 4/2021, trong đó cho phép Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng tại ba căn cứ không quân và một cơ sở hải quân dọc theo bờ biển Na Uy. Lầu Năm Góc và các đồng minh NATO cũng tăng cường các cuộc tập trận hải quân và không quân chung trong khu vực.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine được sử dụng như một cái cớ để thuyết phục các quốc gia trung lập trước đây là Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO và từ đó biến 7 quốc gia Bắc Âu, vốn là chìa khóa cho "sự thống trị" của Washington trong khu vực, trở thành đồng minh NATO. Trong khi tư cách thành viên NATO của Phần Lan đã được các quốc gia thành viên của khối phê chuẩn, đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển vẫn đang treo lơ lửng.
Chuyên gia Lipunov chỉ ra rằng Bắc Cực được Mỹ coi là khu vực "kiềm chế chiến lược" và là khu vực "răn đe hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô/Nga và Mỹ".
"Do biến đổi khí hậu và băng tan, khu vực Bắc Cực đang trở nên dễ tiếp cận hơn, buộc các quốc gia ven biển phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở đó", ông Lipunov giải thích.
Ông Lipunov cũng đánh giá: "Đối với Nga, Bắc Cực là một khu vực chiến lược quan trọng vì nhiều lý do và vì vậy họ đang tích cực tăng cường phòng thủ ở khu vực Bắc Cực. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc mới và điều kiện khí hậu thay đổi, Mỹ coi Bắc Cực là một sân khấu đối đầu khác với Nga và Trung Quốc. Bắc Cực liên kết các khu vực châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, vốn rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Những hoàn cảnh này đã quyết định một chính sách Bắc Cực tích cực hơn của Mỹ trong những năm gần đây".
Sự thống trị mạnh mẽ của Nga ở Bắc Cực
Nga trải dài trên 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và mặc dù phải đối mặt với 7 quốc gia Bắc Cực trong khu vực, họ vẫn duy trì vị trí mạnh mẽ và kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ Bắc Cực của mình.
Theo các nhà quan sát quốc tế, quân đội phương Tây vẫn đứng sau Nga ở Bắc Cực khoảng mười năm về quốc phòng và sự sẵn sàng.
Lực lượng thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga trong một cuộc tập trận.
Chuyên gia Samu Paukkunen, Phó Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, cho biết: "Kể từ thời Liên Xô, Moskva đã tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự và phòng thủ ở vùng cao phía Bắc, và trong những năm gần đây đã có sự hiện đại hóa tích cực của các lực lượng vũ trang đóng quân ở khu vực Bắc Cực của Nga. Nhờ vậy, Moskva đã trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này. Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực bắt kịp và đã tích cực tăng cường sự hiện diện của họ ở miền Bắc, tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển các công nghệ quân sự đặc biệt".
Trong bối cảnh đó, sự gia nhập của Phần Lan và khả năng Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này với chi phí cho các lĩnh vực công nghệ phát triển cao của họ. Một tài sản quý giá đối với NATO sẽ là công nghệ của Phần Lan và Thụy Điển trong lĩnh vực thông tin liên lạc, vũ khí và chế tạo tàu phá băng.
Về phần mình, Nga đã hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định khu vực ở Bắc Cực. Cả hai nước đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự hợp tác của họ không nhằm vào bất kỳ quốc gia bên thứ ba nào.
Trong khi đó, sách trắng "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã công bố bày tỏ ủng hộ việc sử dụng Bắc Cực vì mục đích hòa bình. Vào tháng 4/2023, Moskva và Bắc Kinh đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác thực thi pháp luật hàng hải ở thành phố Murmansk, phía bắc Nga.
Nga sẽ triển khai tàu ngầm tên lửa tối tân cho Hạm đội Thái Bình Dương? Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Nga sẽ chuyển đến căn cứ thường trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào tháng 8, theo Hãng tin TASS hôm nay 24.5. "Tàu ngầm Generalissimo Suvorov sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi liên hải quân từ Hạm đội Phương Bắc (ở Bắc Cực)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Câu hỏi lớn với Ukraine khi dàn siêu tăng Abrams viện trợ sắp được giao

Bê tông đối đầu bom xuyên phá: Bài toán hóc búa trong chiến tranh hiện đại

Khám phá lý do cá voi sát thủ tặng cá cho con người

Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường

Điện Kremlin bình luận về việc Mỹ đình chỉ cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine

Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng sau thông tin về thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Colombia lần đầu thu giữ tàu ngầm không người lái chở ma túy

Lần đầu tiên giải mã bộ gen hoàn chỉnh người Ai Cập cổ đại nhờ răng 4.800 năm tuổi

Xuất hiện bãi mìn lớn chưa từng có sau Thế chiến II, có thể mất hàng trăm năm rà phá

Israel: Cháy rừng bùng phát tại ngọn núi linh thiêng

Châu Âu thiệt hại nặng nề vì nắng nóng kỷ lục

Xung đột Hamas - Israel: Lực lượng Hamas chưa đồng ý với đề xuất ngừng bắn mới
Có thể bạn quan tâm

VinFast Minio chưa bàn giao đã nâng cấp miễn phí: Đi xa hơn, sạc nhanh hơn
Ôtô
14:10:38 03/07/2025
Hải Tú: Nghệ sĩ công ty của Sơn Tùng M-TP có phong cách thời trang giản dị
Phong cách sao
14:06:17 03/07/2025
Hải Tú bị lộ loạt ảnh nóng 18+ gây sốc, ai là người rắp tâm hãm hại?
Sao việt
14:03:10 03/07/2025
Sunderland ra mắt áo đấu mùa giải 2025 - 2026
Sao thể thao
14:01:50 03/07/2025
Vụ C.P. Việt Nam: Cán bộ đóng dấu sai quy trình vào heo bệnh bị kỷ luật
Tin nổi bật
13:58:00 03/07/2025
4 loại cây càng trồng càng xui xẻo, rước bực tức, thậm chí chuốc họa vào người
Sáng tạo
13:57:29 03/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 23: Xuân chăm sếp giữa đêm, Nghĩa bất ngờ chứng kiến
Phim việt
13:55:58 03/07/2025
Mang ma tuý cất giấu trong nghĩa trang để bán
Pháp luật
13:53:52 03/07/2025
Lưu Diệc Phi bị phanh phui 'tình đồng giới', tài tử Hàn 'chạy mất dép' có lý do?
Sao châu á
13:49:02 03/07/2025
"Thần đồng trí nhớ" nổi tiếng từ 2 tuổi, khiến Lại Văn Sâm kinh ngạc giờ ra sao?
Tv show
13:41:57 03/07/2025