Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất
Nhật Bản chuẩn bị phóng một tàu vũ trụ truyền năng lượng Mặt Trời xuống Trái Đất. Các máy thu sẽ biến đổi năng lượng này thành năng lượng có thể sử dụng được.
Nhật Bản muốn tận dụng nguồn năng lượng thu được từ vũ trụ (Ảnh minh họa: Adobe).
Một con tàu vũ trụ kích cỡ chỉ như một chiếc máy giặt sẽ được Nhật Bản phóng lên quỹ đạo. Nó là niềm hy vọng trở thành bước tiến lớn định hình tương lai của năng lượng sạch.
Theo kế hoạch, dự án OHISAMA, tên trong tiếng Nhật có nghĩa là “Mặt Trời”, sẽ được hoàn thành trong năm 2025.
Vệ tinh này chỉ nặng khoảng 200 kg và bay trên quỹ đạo thấp ở độ cao khoảng 400 km từ bề mặt Trái Đất. Nó sẽ thu nhận ánh sáng mặt trời qua một tấm pin rộng 200 m và chuyển đổi năng lượng này thành vi sóng. Những vi sóng này sẽ được truyền xuống một loạt các ăng ten đặt ở Suwa, Nhật Bản.
Từ đây, năng lượng sẽ được chuyển đổi thành điện. Công suất đầu ra ban đầu chỉ khoảng 1 kW, tương đương với năng lượng đủ để chạy một chiếc máy pha cà phê hoặc máy rửa bát trong 1 giờ.
Mặc dù chỉ ở quy mô khiêm tốn như vậy, nhưng khả năng thành công của thử nghiệm sẽ có ý nghĩa sâu rộng. Đây là một trong những thử nghiệm thực tế đầu tiên về mạng lưới chùm tia năng lượng mặt trời thu nạp năng lượng mặt trời trong không gian và sau đó truyền xuống Trái Đất.
Hệ thống này có thể cung cấp năng lượng cả ngày lẫn đêm, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mây hoặc bóng tối do Trái Đất xoay quanh mình. Đây đều là những biến số hiện tại ảnh hưởng lớn đến lượng năng lượng mà các tấm pin mặt trời hiện đại tạo ra.
Video đang HOT
Khái niệm truyền năng lượng mặt trời từ quỹ đạo không phải là mới. Ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1968 bởi Peter Glaser, một kỹ sư làm việc với NASA trong giai đoạn triển khai các dự án tàu Apollo.
Vào thời điểm đó, nó được coi là không thực tế chút nào. Các vệ tinh cần thiết sẽ rất lớn, chi phí phóng quá cao và công nghệ truyền năng lượng vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Nhưng trong 10 năm gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Những tiến bộ về vật liệu nhẹ, truyền vi sóng và hệ thống phóng tàu vũ trụ có chi phí thấp hơn đã khiến giấc mơ thu thập năng lượng mặt trời trong không gian trở nên thực tế. Điều đó phần lớn là nhờ vào những cải tiến như tên lửa tái sử dụng của SpaceX.
Vệ tinh OHISAMA của Nhật Bản được thiết kế để kiểm chứng cho khái niệm rằng công nghệ chùm năng lượng mặt trời là khả thi.
Mười ba máy thu mặt đất được đặt trên một khu vực rộng 600 mét vuông sẽ thu được các vi sóng truyền xuống.
Thí nghiệm này sẽ kiểm tra không chỉ khả năng truyền năng lượng mặt trời chính xác từ quỹ đạo mà còn kiểm tra xem các hệ thống mặt đất có thể tiếp nhận và chuyển đổi năng lượng đó thành điện năng sử dụng được hay không.
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất theo đuổi công nghệ này. Vào năm 2020, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ đã triển khai thí nghiệm năng lượng trên không gian của riêng mình có tên là PRAM, và vào năm 2023, Caltech tiếp nối với một nguyên mẫu giá rẻ có tên là MAPLE.
Mỗi nỗ lực này đều nhằm mục đích xác thực các yếu tố khác nhau của việc truyền năng lượng mặt trời từ quỹ đạo đến Trái Đất.
Với kết quả của tất cả các dự án này hợp lại, chúng ta đang đặt nền móng cho một tương lai mà vệ tinh có thể trở thành cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời toàn cầu.
Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản đáng kể. Một trong những rào cản lớn nhất là chi phí. NASA ước tính rằng sản xuất điện thông qua các hệ thống trên không gian có thể đắt hơn mười lần so với năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió trên Trái Đất.
Một vệ tinh di chuyển với tốc độ 28.000 km/giờ phải truyền năng lượng mặt trời đến một mục tiêu cố định bên dưới, đòi hỏi phải theo dõi chính xác và có khả năng là các mảng thu sóng khổng lồ trải dài hàng km. Rất may, OHISAMA không cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề đó cùng một lúc.
Thay vào đó, dự án này đang đặt nền móng để một ngày nào đó chúng ta có thể có lưới điện toàn cầu chạy bằng năng lượng từ không gian.
Nếu thành công, các phiên bản vệ tinh trong tương lai có thể mở rộng quy mô để cung cấp năng lượng tái tạo liên tục từ quỹ đạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch và ổn định ngay cả khi Mặt Trời không chiếu sáng lên Trái Đất.
Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng
Nghiên cứu mới vừa gióng hồi chuông báo động: Với tình trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay, Bắc Băng Dương sẽ có ngày đầu tiên không có băng vào năm 2027.
Một con gấu Bắc Cực đang đứng trên tảng băng nổi trên mặt biển. Loài gấu cần có băng để di chuyển tìm kiếm thức ăn (Ảnh: Sepp Friedhuber/ Getty Images).
Băng trên biển Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có, hơn 12% mỗi thập kỷ, có nghĩa là chúng ta đang chạy đua tới ngày gần như toàn bộ băng ở đây biến mất.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 vừa qua trên tạp chí Nature Communications cho biết cột mốc đáng lo ngại cho cả hành tinh sẽ xảy ra trong vòng 9 đến 20 năm nữa kể từ năm 2023, bất kể con người thay đổi hành vi phát thải khí nhà kính như thế nào. Còn với tốc độ phát thải như hiện nay thì chỉ 3 năm nữa điều đó sẽ xảy ra.
Băng biển trên Trái Đất được lập biểu đồ hàng năm bằng dữ liệu vệ tinh, dữ liệu này đã đo lường sự dao động của băng ở cả hai cực kể từ năm 1979.
Băng biển trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ đại dương và không khí, duy trì môi trường sống ở biển, cung cấp năng lượng cho các dòng hải lưu vận chuyển nhiệt và chất dinh dưỡng trên toàn cầu.
Bề mặt băng biển cũng phản chiếu một phần năng lượng của Mặt Trời trở lại không gian trong một quá trình được gọi là hiệu ứng phản chiếu. Hiệu ứng này cũng có thể hoạt động ngược lại - khi băng biển tan chảy để lộ ra vùng nước sẫm màu hơn hấp thụ nhiều tia nắng mặt trời hơn.
Điều này có nghĩa là khi hành tinh của chúng ta ấm lên, trong đó Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của thế giới.
Sự nóng lên nhanh chóng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và rõ rệt. Phạm vi băng biển cực bắc của hành tinh, từng trải rộng trung bình 6,85 triệu km2 từ năm 1979 đến năm 1992, đã giảm mạnh xuống còn 4,28 triệu km2 trong năm nay.
Sự suy giảm liên tục đó có nghĩa là những biến động khí hậu trong tương lai ngày càng có khả năng đẩy băng vượt quá giới hạn 1 triệu km vuông, mà dưới mức đó khu vực này được coi là "không có băng".
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo rằng ngày này có thể đến sau ba đến sáu năm nữa và chắc chắn không thể tránh khỏi vào những năm 2030.
Tuy nhiên, càng giảm được nhiều phát thải CO2 thì cú sốc do mất băng Bắc Cực càng đỡ nặng nề và bất kỳ mức cắt giảm phát thải nào cũng đều mang lại lợi ích lùi thời gian hành tinh của chúng ta mất băng.
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ có thể truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất Nhóm phát triển cho biết các tấm pin Mặt trời đặt trên quỹ đạo sẽ có lợi thế hơn so với hệ thống trên mặt đất, do không thể hoạt động vào ban đêm hoặc bị mây che phủ. Ảnh minh họa - Getty Images Tờ Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một mô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng sún.g giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia
Thế giới số
10:00:54 20/05/2025
Phương Mỹ Chi khoe nốt cao tại Trung Quốc trước dàn "quái thú" quốc tế, Quán quân Giọng Hát Việt lại bị ch.ỉ tríc.h
Nhạc việt
09:57:41 20/05/2025
"Nam thần tuổ.i thơ" hối hận vì dạy hư cả thế hệ trẻ
Sao châu á
09:53:03 20/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên xác định thời điểm hợp tác kẹo rau củ: "Vì tôi mọi người sẽ mua sản phẩm rất nhiều"
Sao việt
09:48:30 20/05/2025
Phản ứng của dân tình khi thiếu gia nhà bầu Hiển khoe con thứ 3, từ doanh nhân nghìn tỷ đến ca sĩ, cầu thủ đều chúc mừng
Netizen
09:43:43 20/05/2025
Cảnh khó tin trên bãi biển ở Thanh Hóa: Du khách khổ sở tìm đường xuống tắm
Du lịch
09:43:04 20/05/2025
Subaru 'quay xe', không dám bán ôtô điện vì sợ thuế
Ôtô
09:39:10 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in
Mọt game
08:49:32 20/05/2025