Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá
Cơ chế nào để tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia triển khai các Dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vành đai 4 vùng Thủ đô? Vai trò huyết mạch của hai dự án trên có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới?
Câu trả lời đã được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “ Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 4/5.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000 km đường cao tốc. Phát triển hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; trong đó đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021-2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, dành nhiều nguồn lực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là hai trong số những dự án giao thông trọng điểm đang tích cực được triển khai đầu tư. Theo kế hoạch, hai dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Đánh giá về tầm quan trọng của Vành đai 4 vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội hiện nay có 6 cao tốc hướng tâm. Khu vực Vành đai 4 là trung tâm kết nối phía Bắc với cao tốc Bắc – Nam phía Đông, kết nối với Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, cho phép hướng tới chỉnh thể của hệ thống cao tốc, vì vậy, không chỉ Thủ đô Hà Nội mà cả vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới.
Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế – xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng. Đối với Hà Nội, tuyến vành đai này còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía Đông Nam; đồng thời, kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phía Nam Thủ đô.
“Việc mở rộng Vành đai 4 cho phép Thành phố điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô, để khai thác động lực phát triển đô thị và nông thôn. Đặc biệt, Vành đai 4 có lộ giới từ 90 -135 m, bao gồm lộ giới cho toàn bộ đường sắt quốc gia. Điều này rất quan trọng cho việc đồng bộ hóa đường bộ, đường sắt”, ông Dương Đức Tuấn nói.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng kết nối 4 tuyến cao tốc hướng tâm, 4 địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – khu vực chiếm 45% GDP của cả nước, đầu mối giao thông lớn kết nối với quốc tế. Đặc biệt, nơi đây có Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước và hệ thống cảng biển chiếm 1/4 cả nước, trong đó, Cảng Cát Lái là một trong 20 cảng lớn nhất thế giới.
Việc triển khai tuyến Vành đai 3 sẽ giải quyết ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh; giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư, nhất là các khu chế xuất, khu công nghiệp; tăng cường kết nối giao thông các tỉnh trong vùng, đặc biệt từ Đông sang Tây; hoàn thành hệ thống cao tốc đi các nước bạn; cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Video đang HOT
Cho rằng hiện là thời điểm chín muồi để triển khai hai dự án, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương thông tin, nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội được đề cập trong các nhiệm vụ triển khai trong nhiệm kỳ 2021-2025. Số lượng đường cao tốc chúng ta đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đặt ra mục tiêu hoàn thành hai tuyến đường Vành đai số 3 Thành phố Hồ Chí Minh và số 4 Hà Nội tại thời điểm hiện nay hết sức hợp lý khi quãng thời gian của giai đoạn 2011-2020, chúng ta không có điều kiện làm được.
Tán thành với quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước suốt thời gian dài tắc nghẽn giao thông, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển đô thị do thiếu đường giao thông. Việc Chính phủ quyết định phải làm hai tuyến đường thể hiện tầm nhìn khác trước. Đây là hai trong 5 dự án ưu tiên hàng đầu của quốc gia về giao thông.
Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô có tổng mức đầu tư lớn, hình thức đầu tư hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm dự án thành phần. Trong đó, nhóm dự án 1 là giải phóng mặt bằng, nhóm 2 là dự án đường đô thị song hành dưới thấp và nhóm 3 là dự án xã hội hóa (chỉ 1 dự án) theo mô hình đối tác công tư (PPP) và hợp đồng BOT do nhà đầu tư đảm nhận. Vốn đầu tư nhóm 1, 2 do ngân sách Trung ương và địa phương đảm nhận; nhóm dự án 3 do nhà đầu tư BOT đảm nhận với tổng mức đầu tư là 29.410 tỷ đồng.
Phần vốn ngân sách Trung ương và địa phương đã được cân đối tương đối hoàn chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đối với Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ đồng; 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh phải cân đối trên 28.000 tỷ đồng, trong đó Hà Nội là chủ yếu, tiếp đó đến Bắc Ninh và Hưng Yên.
Ba địa phương triển khai dự án đường song hành dưới thấp, có khả năng vốn phải tính đến năm 2026 và tiến độ đầu tư phù hợp với quá trình hình thành cấu trúc toàn tuyến. Dự án PPP-BOT quy mô 29.410 tỷ đồng, phải triển khai xong vào năm 2025.
Khó khăn lớn nhất của dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô là công tác giải phóng mặt bằng, khi quy mô giải phóng mặt bằng tương đối lớn, 1.341 ha cho cả 3 tỉnh, thành phố; chiếm 19.000 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Riêng Hà Nội phải có một phương án bồi thường tái định cư cho 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, đã chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha. Vượt qua khó khăn này, các dự án thành phần kế tiếp như dự án nhóm 2 đường song hành đô thị sẽ diễn ra từ năm 2022-2026; đặc biệt là dự án trung tâm PPP-BOT với 65% đi trên cao, 35% đi dưới thấp để tạo ra điều kiện phát triển đô thị hai bên tuyến sẽ phải hoàn thành trong năm 2025.
Đề cập đến cơ chế nguồn vốn cho đầu tư, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, trên cơ sở triển khai dự án cao tốc phía Đông giai đoạn 2 đã được Quốc hội cho phép, Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cho hai dự án Vành đai 3, 4. Theo đó, Chính phủ xin phép sử dụng linh hoạt nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để phát triển dự án; tăng tổng mức đầu tư trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tạm thu của các địa phương và cho Chính phủ phát hành trái phiếu để các địa phương vay lại nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ giải ngân cho dự án, đặc biệt trong giai đoạn 2024-2025. Các địa phương chịu trách nhiệm cân đối nguồn thu ngân sách địa phương, bao gồm nguồn thu sử dụng đất để hoàn trả ngân sách địa phương trong giai đoạn 2026-2030.
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bên cạnh đó, Chính phủ kiến nghị phân chia dự án thành các dự án thành phần, giao địa phương tổ chức thực hiện. Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong trường hợp cần điều chỉnh theo quy định. Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong điều kiện không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án đã được Quốc hội thông qua; cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định thầu trong quá trình triển khai dự án đối với các gói thầu tư vấn phục vụ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư, gói thầu xây lắp các dự án thành phần. Các nhà thầu thực hiện các gói thầu quy định đến khi hoàn thành dự án, trình tự thủ tục chỉ định thầu theo quy định hiện hành.
Trình Thủ tướng về "siêu dự án" nối TPHCM với 4 tỉnh trọng điểm kinh tế
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Thủ tướng giao cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án đường vành đai 4 TPHCM đi qua 5 tỉnh, thành phố vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Huyết mạch vùng trọng điểm kinh tế phía Nam
Dự án đường vành đai 4 TPHCM với tổng chiều dài khoảng 200 km, đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh, thành phố là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Long An.
Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án tuyến vành đai 4 TPHCM, theo nguyên tắc phân chia các đoạn theo địa giới hành chính của từng địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo TPHCM ngày 13/5.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, chiều dài khoảng 18 km; UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45 km.
UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km; UBND TPHCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 17 km.
UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TPHCM), chiều dài khoảng 71 km.
Đường vành đai TPHCM đang được xúc tiến triển khai (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Tuyến đường vành đai 4 TPHCM đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Long An với tổng chiều dài quy hoạch khoảng 197,6 km, tổng chiều dài nghiên cứu thực tế khoảng 200 km.
Đường vành đai 3, vành đai 4 TPHCM là các tuyến vành đai cao tốc đô thị, kết nối các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; liên kết, phát huy hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc và quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô TPHCM và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Mặc dù có vai trò rất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện rất chậm, không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, đặc biệt là TPHCM.
Theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 và Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 TPHCM, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ động kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng Dự án thành phần, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Đến nay, tuyến Vành đai 3 mới chỉ hoàn thành 16,3 km/89 km; tuyến Vành đai 4 hoàn thành 11 km/197,6 km. Việc chậm triển khai đã dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng tăng nhiều lần, làm tăng chi phí đầu tư, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và khu vực...
Trước đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan lập phương án phân chia các dự án thành phần, theo hướng triển khai tối đa theo phương thức đối tác công - tư (PPP); hướng dẫn và đôn đốc các địa phương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án; các địa phương có trách nhiệm bố trí vốn giải phóng mặt bằng; phần vốn tham gia của nhà nước trong các dự án PPP sử dụng kết hợp ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
17 triệu USD nâng cấp quốc lộ 19
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1, sử dụng vốn dư của Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam - VRAMP vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) trong khuôn khổ Hiệp định tài trợ số 5331-VN.
Theo đó, Bộ trưởng KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT gửi WB công hàm thông báo về việc Dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1 được phê duyệt chủ trương đầu tư và sử dụng vốn dư của dự án VRAM.
Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT căn cứ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1 của Thủ tướng Chính phủ, góp ý của các cơ quan có liên quan tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Bộ GTVT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ, mục tiêu, kết quả và thời hạn hoàn thành.
Cùng đó, Bộ GTVT có trách nhiệm thực hiện thủ tục bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021-2025 cho dự án theo quy định pháp luật đầu tư công.
Liên quan đến việc tổ chức triển khai Dự án, UBND tỉnh Quảng Trị sẽ có trách nhiệm hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kịp thời hạn để đảm bảo tiến độ thi công Dự án trong năm 2021-2022.
Được biết, với tổng mức đầu tư dự án là 19,05 triệu USD (tương đương 440,38 tỷ đồng), quốc lộ 9 là tuyến đường chạy theo hướng Đông - Tây từ Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), chiều dài 97 km, trong đó đoạn từ cảng Cửa việt đến quốc lộ 1 có chiều dài 13,8 km.
Quốc lộ 9 thuộc tuyến đường Xuyên Á (AH16), là một trong các trục giao thông huyết mạch từ Đông sang Tây có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Trị nói riêng, khu vực Bắc miền Trung nói chung. Đây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Myanmar.
Phát triển vùng vì cả nước - Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng Trong suốt 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn chú trọng phát triển vùng nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và các địa phương trong vùng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM
Có thể bạn quan tâm

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025