Kết quả sốc khi mổ xác tên lửa Triều Tiên
Sau khi thu thập các vỏ và mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên, các chuyên gia Hàn Quốc kết luận rằng vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng trên thực tế là thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Tên lửa Unha 3 của Triều Tiên
Triều Tiên đã phóng tên lửa ba tầng Unha – 3 (Ngân Hà 3) vào ngày 12/12, đưa vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) lên quỹ đạo Trái đất thành công. Tầng thứ nhất của tên lửa này rơi xuống biển Hoàng Hải và tầng thứ hai rơi xuống biển gần Philippines.
Hai ngày sau vụ phóng, Hải quân Hàn Quốc đã vớt được một ống trụ dài 7,6m, đường kính rộng 2,4m. Đây được cho là phần trên của tầng thứ nhất của tên lửa.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia Hàn Quốc kết luận đây là thùng chứa nhiên liệu đẩy ở tầng thứ nhất của tên lửa. Nhiên liệu này là acid nitric đỏ dễ bay hơi, ít được sử dụng ở các nước có công nghệ không gian tiên tiến.
Hàn Quốc trục vớt thân tên lửa Triều Tiên
“Acid nitric đỏ dễ bay hơi được sử dụng trong phát triển tên lửa từ thời Liên Xô. Bởi vì họ sử dụng loại nhiên liệu này như một chất ôxy hóa, có thể lưu trữ lâu dài trong điều kiện nhiệt độ thường nên nhóm nghiên cứu kết luận rằng (tên lửa) này có mục đích nhằm thử nghiệm công nghệ ICBM chứ không phải là phát triển một thiết bị phóng không gian” – tờ Yonhap trích lời một nguồn tin giấu tên trong nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong thùng nhiên liệu có bốn lỗ thủng lớn ở dưới đáy, các nhà phân tích nói rằng các lỗ này được sử dụng để cung cấp chất ôxy hóa cho thùng nhiên liệu.
Thông thường, các chất ôxy hóa được nạp trong một thùng khác và phát ra với một lượng thích hợp tương đương với nhiên liệu khi tên lửa được phát hỏa.
Các nhà phân tích cũng cho biết Triều Tiên đã sử dụng công nghệ tên lửa Scud và Nodong để phát triển loại tên lửa Unha 3, nhờ đó mỗi tầng tên lửa đã phân tách thành công.
“Tên lửa sử dụng bốn động cơ tên lửa Nodong cho tầng đẩy thứ nhất, và tận dụng động cơ tên lửa Scud để đẩy tầng thứ hai nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí” – chuyên gia Hàn Quốc phân tích.
Các chuyên gia Hàn Quốc đã mô phỏng tên lửa tương tự mà Triều Tiên phóng đi, và nhận định rằng tên lửa này có thể chứa khoảng 48 tấn chất ôxy hóa, và nhiên liệu đẩy có thể mang theo 500kg đầu đạn và bay một chặng đường dài tới 10.000km. Với tầm bay này, tên lửa Triều Tiên hoàn toàn có thể ‘đặt chân’ tới khu vực phía tây nước Mỹ.
Bản thân tên lửa được sản xuất từ hợp kim nhôm và magie, AIMg6 và trang bị camera giám sát động cơ, động cơ đẩy và các đường ống dẫn nhiên liệu.
“Mặc dù nhiều người tin rằng Triều Tiên sản xuất nên loại hợp kim này, vẫn có khả năng nước này đã nhập khẩu chúng từ bên ngoài” – nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc nhận định.
Các vết hàn và bề mặt gồ ghề của tên lửa cho thấy Triều Tiên dường như không đạt được bước tiến nào trong lĩnh vực này.
Một số thành phần của tên lửa như một loại thiết bị cảm biến và dây điện được xác định là nhập ngoại, nhưng nhóm nghiên cứu Hàn Quốc cho biết là không có vật liệu ngoại nhập nào vi phạm bản hướng dẫn về giới hạn các hệ thống được vận chuyển hoặc xuất khẩu liên quan tới công nghệ tên lửa đạn đạo cho các quốc gia bị cấm vận (MTCR).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tên lửa này có khả năng quay vòng trở về Trái đất để đánh trúng mục tiêu tầm xa hay không vì các nhà khoa học Hàn Quốc chưa có thông tin về tầng thứ hai và thứ ba của tên lửa. Đây là một yếu tố then chốt trong công nghệ của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Sau vụ phóng vệ tinh, Triều Tiên nói rằng vệ tinh Kwangmyongsong-3 hoạt động trên quỹ đạo bình thường, nhưng các quan chức Seoul tin rằng Bình Nhưỡng đã mất liên lạc với vệ tinh này vì tên lửa này có vẻ như đang trong điều kiện không ổn định.
Theo Dantri
Triều Tiên trở thành nước thứ 8 sở hữu tên lửa liên lục địa
Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này hoàn toàn hợp logic. Trên thực tế, tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu và nguyên lý như nhau, các tên lửa liên lục địa hoàn toàn có thể thay thế tên lửa đẩy vệ tinh và ngược lại.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin lúc 10g sáng 12-12 (giờ địa phương, 8g sáng giờ VN), tên lửa Unha-3 từ Trung tâm vũ trụ Sohae ở Triều Tiên đã bay lên quỹ đạo, mang thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 bay đúng quỹ đạo đã định. Báo Asahi của Nhật cho biết khoảng 12 phút sau rời bệ phóng, tên lửa đã bay qua vùng trời đảo Okinawa. Tầng thứ nhất của tên lửa rơi xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, cách vùng Đông Bắc Nhật Bản 400km, tầng thứ hai rơi xuống vùng biển Philippines sau khi bay được 3000km. Bộ chỉ huy phòng vệ không gian Bắc Mỹ (NORAD) xác nhận tên lửa Triều Tiên "đã đưa một vật thể &'giống vệ tinh' lên quỹ đạo Trái đất".
Triều Tiên đã 3 lần thử nghiệm phóng vệ tinh lần lượt vào các thời điểm tháng 8/1998, tháng 4/2009 và tháng 4 năm nay. 2 lần trước Bình Nhưỡng đều tuyên bố đã thành công nhưng trên thực tế, cả Nga và Mỹ đều khẳng định các vụ thử này đều thất bại. Đến tháng 4 năm nay, chính Triều Tiên cũng phải thừa nhận chỉ 2 phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy Unha-3 đã mất điều khiển và phát nổ. Tên lửa đẩy Unha-3 được cải tiến từ tên lửa Unha-2 mà Triều Tiên phóng hồi tháng 4/2009 với ba tầng nhiên liệu dài 30m có thể đạt tầm bắn 6.000-7000km.
Trong cả 3 lần thất bại trước đó, nguyên nhân đều được xác định là có liên quan đến tên lửa đẩy, đây cũng là nguyên nhân thất bại trong cả 2 lần phóng thử vệ tinh của Hàn Quốc với tên lửa đẩy vệ tinh KSLV-I (hay còn gọi là Naro). Thế nhưng lần này thì Triều Tiên đã thành công với phiên bản cải tiến của tên lửa Unha-3
Tên lửa Unha-3 sẵn sàng trên bệ phóng
Nền tảng công nghệ tên lửa đẩy của Triều Tiên là loại tên lửa tầm ngắn nổi tiếng Scud với nền tảng kỹ thuật và độ tin cậy lạc hậu so với công nghệ tiên tiến hiện nay. Đại đa số các tên lửa đẩy của họ đều có kết cấu vỏ bằng thép có động cơ là một phiên bản nâng cấp công suất của động cơ tên lửa Scud. Sau khi Liên Xô giải thể, Bình Nhưỡng đã nhận được một tên lửa tương đối tiên tiến của Nga là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 (NATO gọi là SS-N-6).
Ngày 31/8/1998, Triều Tiên phóng vệ tinh Kwangmyongsong-1 với mục đích chính là thử nghiệm tên lửa Taepodong-1, còn vào ngày 05/07/2006 Bình Nhưỡng tiến hành tập trận bắn tên lửa trên quy mô lớn, họ đã phóng 7 quả tên lửa Taepodong-2 Musudan từ tàu ngầm. Loại tên lửa này chính là cùng một cơ sở công nghệ với tên lửa Unha-2, nó đã bay bình thường được 40 giây thì tự nhiên phát nổ, điều này chứng tỏ Triều Tiên vẫn không làm chủ được công nghệ sao chép động cơ 4D10 của tên lửa R-27.
Tên lửa Unha-2 của Triều Tiên sử dụng loại động cơ 4D10 cải tiến, đây cũng là nền tảng để Bình Nhưỡng phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vụ phóng thử thất bại của vệ tinh Kwangmyongsong-2 với tên lửa Unha-2 năm 2009 đã một lần nữa chứng tỏ họ chưa có bước tiến vượt bậc trong nâng cao công suất động cơ tên lửa đẩy.
Sau đó Triều Tiên lại một lần nữa cải tiến Unha-2, tạo nên một cuộc cách mạng trong công nghệ tên lửa đẩy vệ tinh và họ đã thành công trong phát triển tên lửa đẩy Unha-3. Sau lần thất bại tháng 4 năm nay, Triều Tiên đã có bước đột phá về công nghệ, họ đã điều chỉnh thành công các tham số của Unha-3, đạt được một bước tiến lịch sử trong công nghệ tên lửa đẩy vệ tinh, đồng nghĩa với những thành công trong phát triển tên lửa liên lục địa.
Tên lửa Unha-3 có thể bắn tới, thậm chí vượt qua Los Angeles của Mỹ
Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này hoàn toàn hợp logic. Trên thực tế, tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu và nguyên lý như nhau, các tên lửa liên lục địa hoàn toàn có thể thay thế tên lửa đẩy vệ tinh và ngược lại. Thế hệ tên lửa liên lục địa Đông Phong (DF) của Trung Quốc đều có tính năng so sánh tương đương để thay thế các tên lửa đẩy Trường Chinh (dùng để phóng vệ tinh Bắc Đẩu) khi cần thiết.
Có thể nói, với thành công của tên lửa Unha-3 có tầm bắn từ 6000-7000km, Triều Tiên đã chính thức trở thành nước thứ 8 làm chủ được công nghệ phát triển tên lửa liên lục địa sau Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan nhưng thành công của họ được đánh giá cao hơn Pakistan rất nhiều. Tên lửa Unha-3 giờ đã được đặt ngang hàng tên lửa Đông Phong-4 (DF-4) của Trung Quốc, có tầm bắn tới, thậm chí vượt qua Los Angeles trên lãnh thổ Mỹ. Tuy con đường phát triển thành một cường quốc tên lửa thế giới của Bình Nhưỡng còn nhiều chông gai nhưng hiện Triều Tiên đã trở thành một đối trọng mà Mỹ và Trung Quốc phải để mắt trong chiến lược toàn cầu
Theo ANTD
Vì sao Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa? Ngày 12-12, Triều Tiên thông báo nước này đã phóng thành công tên lửa đẩy Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo. Sơ đồ vụ phóng thành công tên lửa của Triều Tiên Các vụ phóng vệ tinh thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hè do điều kiện thời tiết thuận lợi nhưng Triều Tiên lại phóng vệ tinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm
Có thể bạn quan tâm

Sao nữ trải qua 400 ngày địa ngục khi làm dâu hào môn, bạc mệnh khi mới 27 tuổi
Sao châu á
14:22:07 05/05/2025
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ
Pháp luật
14:21:48 05/05/2025
Minh Triệu gây hấn, 'đào bới' chuyện tình cũ, 1 cặp hoa hậu bị khui tin hẹn hò
Sao việt
14:20:34 05/05/2025
Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong
Tin nổi bật
14:14:36 05/05/2025
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?
Nhạc việt
14:01:34 05/05/2025
Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM
Netizen
13:55:37 05/05/2025
Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025
Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất
Thế giới số
12:06:31 05/05/2025