Kêu gọi hành động khẩn cấp để ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 21/9, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) David Malpass, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã ra tuyên bố chung thứ hai kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu.
Tàu MV Brave Commander chở lúa mì của Ukraine cập cảng Djibouti ngày 30/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cuộc chiến ở Ukraine được cho là đang tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu, với giá năng lượng, thực phẩm, phân bón biến động và tăng cao, các chính sách thương mại hạn chế và sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Mặc dù giá lương thực toàn cầu có giảm và việc xuất khẩu ngũ cốc từ Biển Đen được nối lại, nhưng thực phẩm vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người do giá cao và các cú sốc thời tiết.
Số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Thị trường phân bón vẫn biến động, đặc biệt là ở châu Âu, nơi nguồn cung khí đốt tự nhiên thắt chặt và giá cao đã khiến nhiều nhà sản xuất urê và amoniac phải ngừng hoạt động. Điều này có thể làm giảm tỷ lệ bón phân cho vụ mùa tiếp theo, kéo dài và làm sâu sắc thêm ảnh hưởng của khủng hoảng.
Video đang HOT
Những người đứng đầu các tổ chức đa phương cho rằng đã có những tiến bộ đáng kể kể từ tuyên bố chung đầu tiên hồi tháng 4. Các biện pháp trợ giúp xã hội được công bố hoặc thực hiện trên tất cả các nền kinh tế tăng gấp 4 lần trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2022. Hỗ trợ tài chính quốc tế cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất đang tăng lên từ nhiều sáng kiến khác nhau.
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế hoan nghênh nỗ lực của Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu và Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, thông qua Trung tâm điều phối chung, hơn 3 triệu tấn ngũ cốc và thực phẩm đã được xuất khẩu từ Ukraine. Xu hướng giảm các biện pháp hạn chế thương mại do các nước thực hiện với hy vọng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục. Hỗ trợ tài chính quốc tế cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất đang tăng lên từ nhiều sáng kiến khác nhau. Ngân hàng Thế giới đang thực hiện chương trình trị giá 30 tỷ USD để ứng phó với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. IMF đang đề xuất biện pháp giảm cú sốc lương thực mới trong các công cụ cho vay khẩn cấp. FAO đã đề xuất một loạt khuyến nghị chính sách và đưa ra bản đồ dinh dưỡng đất đai chi tiết ở cấp quốc gia để tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Tuy nhiên, để duy trì động lực và xây dựng khả năng phục hồi cho tương lai đòi hỏi nỗ lực phối hợp toàn diện liên tục nhằm hỗ trợ sản xuất và thương mại hiệu quả; Cải thiện tính minh bạch; Đẩy nhanh đổi mới và lập kế hoạch chung; Đầu tư vào chuyển đổi hệ thống lương thực.
Những người đứng đầu các tổ chức quốc tế tiếp tục cam kết làm việc cùng nhau để giải quyết nhu cầu dinh dưỡng và an ninh lương thực tức thời, giải quyết các vấn đề cấu trúc thị trường có thể làm trầm trọng thêm các tác động bất lợi và xây dựng khả năng phục hồi của các quốc gia để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Nông sản Nga và khả năng thế giới đối mặt khủng hoảng lương thực vào năm 2023
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, phân bón và lương thực của Nga phải đến được với các thị trường thế giới, nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 20/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết LHQ đang phối hợp với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua các rào cản để đưa các mặt hàng phân bón và lương thực của Nga ra các thị trường thế giới.
Phát biểu tại Trung tâm điều phối chung ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), TTK LHQ nhấn mạnh các mặt hàng trên của Nga phải đến được với các thị trường thế giới mà "không bị cản trở", nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới. Ông nêu rõ: "Quan trọng là tất cả các chính phủ và khu vực tư nhân phải hợp tác để đưa ra mặt hàng này ra thị trường".
Tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, ông Guterres cũng nói rõ theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Nga và Ukraine ký hồi tháng 7 vừa qua dưới sự trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 650.000 tấn ngũ cốc và một số nông sản của Ukraine đã được xuất khẩu. Phần khác của gói thỏa thuận này là sự tiếp cận các thị trường toàn cầu của lương thực và phân bón Nga.
Theo ông Guterres, những quốc gia đang áp đặt trừng phạt Nga liên quan xung đột Ukraine đã khẳng định rằng những biện pháp này không có hiệu lực với các mặt hàng phân bón và lương thực. Tuy nhiên, các chính sách trừng phạt đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này và có một số rào cản cũng như khó khăn mà các bên cần vượt qua trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và tài chính. Theo đó, LHQ đang làm việc với Mỹ và EU để xóa bỏ những rào cản đó.
Tổng Thư ký LHQ cảnh báo nếu nguồn cung phân bón không đủ trong năm 2022 thì sẽ dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung lương thực trong năm 2023, do vậy, việc đưa lương thực và phân bón của Ukraine và Nga ra thị trường là yếu tố rất quan trọng để ổn định thị trường hàng hóa và hạ giá thành cho người tiêu dùng.
Tàu đầu tiên chở lương thực viện trợ nhân đạo cho châu Phi đã rời cảng Ukraine Dữ liệu của Refinitiv Eikon ngày 16/8 cho thấy tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2 vừa qua. Người tị nạn nhận lương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz nhận cát-xê bằng vàng: Sống ở biệt thự có vị trí đắc địa 40 tỷ, bí ẩn 1 thông tin
Sao việt
07:53:17 10/05/2025
Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện
Tin nổi bật
07:41:56 10/05/2025
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ
Sao châu á
07:32:17 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
07:17:02 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
Netizen
07:11:33 10/05/2025
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'
Góc tâm tình
06:49:17 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025