Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Còn nhiều vấn đề phải giải quyết
Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.
Kiểm tra thiết bị giám sát hành trình VMS lắp đặt trên tàu cá. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Sau 5 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều nỗ lực trong việc giám sát khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và thủy sản nhập khẩu chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục nếu muốn được gỡ bỏ ” thẻ vàng ” IUU và phát triển nghề cá bền vững.
Trên đây là nội dung được tập trung thảo luận tại “Hội nghị bàn giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế về chống khai thác hải sản bất hợp pháp , không báo cáo và không theo quy định” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29/9.
Nhiều tồn tại
Theo Bộ Nông và Phát triển nông thôn, ngay khi nhận cảnh báo “thẻ vàng,” Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã bắt tay ngay vào các giải pháp khắc phục.
Nhờ đó, việc quản lý đội tàu từng bước đi vào nề nếp; cụ thể: phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác ở vùng khơi, vùng lộng và ven bờ; quản lý tốt hạn ngạch về giấy phép khai thác.
Đến nay, tổng số tàu cá toàn quốc đã thực hiện đánh dấu đạt 96,5%.
[Tăng cường các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp]
Việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển cũng có chuyển biến.
Tính đến ngày 25/9, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt 95,29%, tăng 5,03% so với trước.
Các tỉnh đã thực hiện có kết quả như Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn chế.
Cụ thể, việc rà soát, đăng ký, cập nhật vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia chưa đạt yêu cầu.
Triển khai Hệ thống giám sát tàu cá để giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, xử lý các hành vi khai thác IUU còn nhiều bất cập.
Hiện chỉ có các tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Cà Mau, Sóc Trăng… hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị VMS.
Nhiều địa phương có tỷ lệ lắp đặt thấp hơn trung bình cả nước như Hải Phòng (89,25%), Nam Định (88,2%) Thành phố Hồ Chí Minh (87,5%), Trà Vinh (87,92%), Bạc Liêu (89,11%)…
Việc trực khai thác, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá thiếu đồng bộ, thực hiện quy định về quản lý thiết bị VMS lắp đặt trên tàu cá chưa đảm bảo.
Tình trạng mất kết nối VMS diễn ra phổ biến, tàu cá vượt ranh giới trên biển phát hiện qua VMS nhưng kết quả điều tra, xử phạt rất ít.
Kiểm tra hồ sơ tàu cá của ngư dân tại cảng cá Mỹ Tân (huyện Ninh Hải). (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Video đang HOT
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ ra việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt là tại các cảng cá còn nhiều hạn chế, so với sản lượng hải sản khai thác 3,67 triệu tấn năm 2021 thì mới kiểm soát được khoảng 15-18%.
Khi các cảng không đáp ứng được công tác bốc dỡ thì rất khó để kiểm soát sản lượng và truy xuất nguồn gốc.
Đại diện Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng nhận định việc truy xuất nguồn gốc hải sản tồn tại nhiều vấn đề, hồ sơ còn mang tính chất đối phó, đặc biệt là việc ghi, nộp nhật ký còn nhiều sai sót và mới đạt khoảng 45%; mới giám sát được 50% sản lượng qua cảng đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Hầu hết các cảng cá chưa kiểm soát được tàu cá của tỉnh khác cập cảng làm xác nhận nhưng thực hiện chứng nhận tại tỉnh khác.
Ở góc độ doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình làm các giấy tờ theo quy định pháp luật cho các lô hàng hải sản xuất khẩu đi EU.
Cụ thể, mất nhiều thời gian trong chờ đợi xác minh thông tin để cấp duyệt hồ sơ (như S/C, C/C…) trong khi các hồ sơ, dữ liệu ở khâu trước liên quan đến chủ tàu-thuyền trưởng hoặc cảng cá (nhật ký khai thác, giấy phép, nhật ký hành trình, biên bản bốc dỡ…) nhiều lúc có sự sai khác, sai số so với nhật ký điện tử hành trình.
Theo quy định hiện hành, các tàu cá khi được xác định là “không IUU” và chấp hành mọi quy định thì được Ban quản lý cảng cá cho phép vào cập cảng.
Doanh nghiệp chỉ thu mua từ những tàu cá được cập cảng theo quy định (an toàn, không IUU), tức là lô hàng không vi phạm IUU.
Nhưng, các vấn đề bất cập, thiếu hoặc có sự “vênh” số liệu giữa các hồ sơ (nhật ký và dữ liệu điện tử hành trình) sau đó khi làm giấy S/C hoặc C/C doanh nghiệp thu mua không thể can thiệp được nhưng nếu có vấn đề lại ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất, xuất khẩu.
Tập trung khắc phục
Để hướng tới mục tiêu gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển tập trung thực hiện việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn).
Đồng thời, Bộ yêu cầu khẩn trương rà soát, thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá.
Các địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS và khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá để quản lý hoạt động của tàu cá địa phương trên biển; thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản .
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh các địa phương phải nâng cao trách nhiệm của mình phối hợp cùng với Tổng cục thủy sản trong việc kiểm soát tàu cá, hoàn thành việc gắn thiết bị giám sát hành trình nhanh chóng; thực hiện nghiêm việc giám sát định vị liên tục, kể cả tàu cá nằm bờ.
Đối với các phương tiện vi phạm phải xử phạt nghiêm cả chủ tàu và thuyền trưởng để tạo tính răn đe.
Song song đó, duy trì việc tuyên truyền, tập huấn về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác đảm bảo chất lượng nội dung; tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ; rà soát, củng cố hồ sơ còn tồn tại, thiếu sót; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu trên phần mềm điện tử để dễ dàng lưu trữ, quản lý.
Các địa phương lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để kiểm soát tàu cá của tỉnh hoạt động ngoài tỉnh.
Rà soát, xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản tại địa phương, đảm bảo ổn định đời sống, sinh kế của ngư dân.
Xác định cấp xã/phường/thị trấn là lực lượng nòng cốt trong quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân về chống khai thác IUU.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét rà soát và đơn giản hoá mẫu nhật ký khai thác để hạn chế việc có độ “vênh” dữ kiện giữa nhật ký khai thác với dữ liệu hành trình điện tử của tàu cá.
Đồng thời ưu tiên nâng cấp, kiện toàn các giải pháp công nghệ để giải quyết bài toán lớn về quản lý nghề cá hiện đại cũng như cải thiện quá trình cấp các giấy tờ liên quan (S/C, C/C), như CSDL nghề cá VNFishbase, nhật ký khai thác điện tử…
Về lâu dài, bà Nguyễn Thị Thu Sắc cho rằng Chính phủ cần đẩy mạnh các giải pháp ngoại giao, có các hướng dẫn hoặc bản đồ chi tiết đường biên giới biển để ngư dân có cơ sở thực thi quy định pháp luật được tốt hơn.
Mặt khác, ưu tiên đầu tư khơi thông cho kinh tế biển như: đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực cho các cảng cá chỉ định và tăng số lượng các cảng cá đủ chuẩn được chỉ định; đào tạo cán bộ quản lý IUU, cán bộ chuyên môn, ban quản lý cảng cá đủ năng lực, chuyên nghiệp.
Có biện pháp hay quy định để doanh nghiệp khi đi mua nguyên liệu thì biết được nguyên liệu đó là hợp pháp hay không hợp pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về sau, không chỉ tại thị trường EU mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới .
Quyết liệt gỡ 'thẻ vàng' IUU
Theo dự kiến, vào cuối tháng 10 năm nay phái đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam để khảo sát tình hình thực hiện các khuyến nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định - IUU), cũng như sự đầu tư hạ tầng, tình hình nuôi trồng thủy sản.
Đây là cơ hội lớn để nước ta gỡ "thẻ vàng" IUU.
EU - thị trường quan trọng
Việt Nam được xem là quốc gia có điều kiện lý tưởng để phát triển công nghiệp thủy sản, bao gồm cả lĩnh vực nuôi, trồng và khai thác. Hệ thống chế biến thủy sản của Việt Nam vô cùng đa dạng, có được từ sự thuận lợi về thiên nhiên và vị trí địa lý.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Nước ta có 3 vùng khai thác thủy sản, mỗi vùng miền đều sở hữu một thế mạnh riêng biệt cho từng loại thủy sản. Khu vực phía Bắc chủ yếu khai thác thủy sản là những loài sống nước ngọt và nuôi lồng bè trên biển. Miền Trung tập trung nuôi thâm canh và đánh, bắt các loại tôm như tôm sú, tôm hùm và nuôi cá lồng bè. Khu vực miền Nam được coi là trung tâm của lĩnh vực thủy sản, cùng với những hoạt động nuôi, trồng đa dạng như cá tra, cá lóc, cá rô, tôm càng xanh và nhiều loại hải sản khác. Sản phẩm nuôi, trồng thủy sản chủ yếu của nước ta là cá tra và tôm.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 7,6 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2021 (thời điểm cao điểm của dịch COVID-19), trong đó xuất khẩu tôm đạt kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022 tăng từ 10-12%, kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD, trong đó, tăng trưởng do yếu tố giá là 7-10%, tăng trưởng do tăng sản lượng là 2-5%.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt qua các quy định khắt khe để giữ vững vị thế của tôm, cá tra Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Báo cáo tại Hội nghị giao thương thủy sản Việt Nam - EU 2022 mới đây do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, cho biết: Trong 10 năm qua xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU dao động từ 1,1-1,5 tỷ USD/năm. EU luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu sang thị trường này không ổn định do nhiều nguyên nhân.
Thị trường cao cấp châu Âu có những quy định rất khắt khe. EU đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý để quản lý đánh, bắt và nuôi, trồng thủy sản, quản lý đội tàu... Nhằm đảm bảo chất lượng và thực hiện đúng quy trình đã đề ra, vài năm một lần, EU cử người đến khảo sát các hệ thống đánh, bắt và nuôi, trồng đang có của nước xuất khẩu, đi thăm một số nơi trong chuỗi cung ứng.
Với từng mặt hàng cụ thể, EU có thêm các quy định riêng. Mặt hàng cá tra chịu thêm một số quy định như kiểm soát cacbon, tỷ lệ nước... Tôm phải giảm dư lượng thuốc kháng sinh và không chứa tạp chất. Mặt hàng cá ngừ chịu tác động từ các quyết định chống đánh, bắt bất hợp pháp.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã tăng mạnh trong 20 năm qua, từ 90 triệu USD vào năm 1999 lên gần 1,5 tỷ USD vào năm 2017 (sau đó giảm xuống còn 1,22 tỷ USD vào năm 2020).
Tiến sỹ Vũ Thành Toàn (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội) nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh bình thường mới. Trong đó, đối với nuôi trồng thủy sản, Việt Nam cần thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến từ nuôi, trồng một cách hợp tiêu chuẩn, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
Ngoài ra, Nhà nước cần đề ra các nhiệm vụ về quy hoạch và ưu tiên đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho vùng nuôi thủy sản tập trung. Việc này cần được áp dụng với mục đích tạo ra nguồn cung ứng nguyên liệu chất lượng, an toàn thực phẩm để đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa vào thị trường EU.
Tác động tiêu cực đối với ngành thủy sản
Việt Nam nhận "thẻ vàng" cảnh báo từ EC vào ngày 23/10/2017, do bị cho là còn để xảy ra tình trạng ngư dân khai thác hải sản trái phép.
Trong ngót 5 năm qua, ngành thủy sản nước ta đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ tấm "thẻ vàng" này.
Báo cáo "Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam" do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, cho biết: Làm phép tính so sánh kết quả xuất khẩu 2017-2019 thì thấy rằng sau hai năm chịu tác động từ thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thuộc EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm hơn 10% sau hai năm, tương đương giảm 43 triệu USD; trong đó, bạch tuộc giảm mạnh nhất là 37%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 11%, cá ngừ giảm gần 2%, cua giảm 11%. Xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng sang EU cũng giảm 13% từ năm 2017 đến năm 2019.
Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19, thẻ vàng IUU và Brexit (việc Anh rời EU), xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 5,7% so năm 2019, chỉ đạt 959 triệu USD. Kể từ năm 2019, EU đã tụt từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ tư trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường lớn có tính định hướng và chi phối đối với các thị trường khác và là đối tác quan trọng với ngành thủy sản Việt Nam.
Trong thời gian bị áp "thẻ vàng", 100% số container hàng hải sản xuất khẩu bị giữ lại cảng đến để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Điều này khiến cho doanh nghiệp không chỉ mất thêm thời gian thông quan (có khi phải mất 3 - 4 tuần/container) mà còn tốn thêm chi phí, chỉ riêng kiểm tra "nguồn gốc" là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ cảng... Rủi ro nhất là các container hàng bị từ chối, trả lại, khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề.
Ngoài ra, cảnh báo từ EU kéo theo những thị trường khác cũng sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Quyết liệt gỡ "thẻ vàng"
Năm 2017, Việt Nam đã ban hành Luật Thủy sản, triển khai hàng loạt biện pháp phát triển bền vững thủy sản - ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, cũng là nhằm đáp ứng những khuyến nghị từ phía EC về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản) kết nối từ Trung ương đến địa phương; nỗ lực để sớm chấm dứt tình trạng tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài nhằm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC. Việc này không chỉ vừa bảo đảm lợi ích, sinh kế lâu dài của ngư dân, mà còn bảo vệ uy tín ngành thủy sản Việt Nam và hình ảnh của nước ta trong quan hệ quốc tế.
Đề án "Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/9/2022. Mục tiêu chung là tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác IUU; ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC...
Cụ thể, đến năm 2025 Việt Nam sẽ chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo; ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU...
Để làm được điều này, đề án đặt ra tám nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thông tin truyền thông, tuyên truyền; hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách; đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá và kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị tại cảng cá...
Bên cạnh đó, muốn giảm khai thác IUU thì Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo phát triển nghề cá bền vững; xây dựng, triển khai một số chính sách về phát triển thủy sản bền vững; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế của cộng đồng ngư dân...
Nhằm vượt qua "thử thách tháng mười", Chính phủ Việt Nam vừa quyết định mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm khai thác IUU.
Ngày 20/9, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU) thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban châu Âu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, việc gỡ "thẻ vàng" và tuyệt đối không để EC rút "thẻ đỏ" là nhiệm vụ rất cấp bách. Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến cấp xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, tổng số tàu cá trên cả nước là 91.716 chiếc, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá đã có tiến bộ - đạt 95,27%, tăng hơn 5% so với trước.
Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đã triển khai nhiều giải pháp như duy trì trên 30 tàu, sử dụng máy bay không người lái để tuần tra, kiểm soát; lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài để theo dõi, giám sát... Các địa phương như Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hòa đã kéo giảm đáng kể các vụ việc tàu cá vi phạm; đặc biệt là Phú Yên từ năm 2021 đến nay chưa phát hiện vụ việc vi phạm.
Thiết bị giám sát hành trình được ngư dân xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải) lắp đặt trên tàu cá. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thành/TTXVN
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu thành lập các đoàn liên ngành, ở Trung ương do lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, ở địa phương do lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách, nhằm kiểm tra cụ thể, kịp thời phát hiện, xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Các lực lượng cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, công an các địa phương cần đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên biển và tại các cảng cá. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để ngư dân hiểu rõ rủi ro, tác hại, từ đó nâng cao ý thức trong chống khai thác IUU.
Phó Thủ tướng yêu cầu, về lâu dài các bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Đề án phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025 vừa được Thủ tướng ban hành, phát triển ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam an toàn, bền vững.
Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả Để ngăn chặn tình trạng sản xuất, lưu hành thuốc và thực phẩm chức năng giả vào thị trường Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng khoa học công nghệ để truy xuất nguồn gốc. Đây là nội dung chính của Hội thảo "Thuốc và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025