Khám phá Đồng Tháp với 5 địa điểm không thể bỏ qua
Đồng Tháp được biết đến là xử sở sen hồng, nơi mà bác Hồ kính yêu của chúng ta được sinh ra.
Nơi đây ngoài có những cảnh sắc thiên nhiên sông nước còn có cho mình một nền ẩm thực độc đáo với những món ăn miệc vườn độc đáo.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Tràm Chim vườn quốc gia nổi tiếng nhất Việt Nam nằm ở ấp 4, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông. Nơi ở của khoảng 130 loài thực vật và hơn 200 loài chim quý hiêm như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java,…Đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ, lớn nhất họ nhà Hạc – tài sản thiên nhiên vô giá của Tràm Chim. Vườn Quốc Gia Tràm Chim với hệ sinh thái đa dạng nên thu hút vô số khách đến tham quan. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm vô số các hoạt động thú vị như: Đi xuồng len lõi giữa rừng tràm chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với ngắm cảnh chim làm tổ, kiếm ăn, bơi xuồng, câu cá giải trí, lên tháp ngắm rừng tràm. Ngoài những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thì Tràm Chim còn có ẩm thực đặc sắc. Các món đặc sản miền sông nước không nên bỏ qua như cá lóc nướng trui, chuột đồng nướng, lẩu cua đồng,… Khu di tích Xẻo Quýt có hệ động thực vật rất đa dạng và phong phú với nhiều loài quý hiếm.
Khu du lịch Xẻo Quýt
Khu du lịch Xẻo Quýt một trong những điểm đến thú vị ở Đồng Tháp nằm ở ấp 4, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh. Nơi đây vào năm 1960 từng là căn cứ cách mạng trong thời kháng chiến chống Mỳ cứu nước. Khu du lịch Xẻo Quýt nơi có hệ động vật độc đáo, phong phú, đa dạng một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Do có một hệ thống rừng ngập nước nên vào mùa nước nổi du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chèo xuồng ba lá đi xuyên rừng. Tuy nhiên trải nghiệm vào mùa khô cùng rất thú vị, bạn có thể đi bộ len lõi trên con đường rừng tham quan các sống ảo cực chất và ghé thăm căn cứ của bộ đội ta. Ngoài ra tại khu du lịch Xẻo Quýt bạn sẽ được trải nghiệm ẩm thực tại miền sông nước.
Làng hoa Sa Đéc
Một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thăm Đồng Tháp là làng hoa Sa Đéc – nơi mà những loài hoa khoe sắc tỏa hương. Người dân nơi đây trồng những loại hoa và cung cấp các loại hoa, cây cảnh, bon sai cho khu vực miền Tây cũng như các khu vực khác trong và ngoài nước. Làng hoa Sa Đéc tọa lạc tại xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan check-in vào tháng chạp âm lịch đây là thời điểm mà nhiều loài hoa nở rộ khoe sắc. Các điểm đến đặc sắc không thể bỏ qua khi đến làng hoa Sa Đéc là Happy Land Hùng Thy, vườn Hồng Sa Đéc, vườn chà là…
Video đang HOT
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mang đậm nét kiến trúc cổ xưa tại miền Tây Nam Bộ nơi mà nhiều du khách nước ngoài lựa chọn làm điểm đến trong chuyến du lịch của mình. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1985, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Đông – Tây. Bên ngoài ngôi nhà được trạm trổ hết sức tỉ mỉ, tinh tế như một căn biệt thự kiểu Pháp nhưng khi bước vào trong ngôi nhà được trang trí theo kiến trúc Trung Hoa. Đặc biệt, ngôi nhà này nổi tiếng với một chuyện tình không biên giới giữa ông Huỳnh Thủy Lê chàng công tử người Viết gốc Hoa và nàng văn sĩ Pháp – Marguerite Duras. Nằm ở 255A Đường Nguyễn Huệ, Phường 4, Sa Đéc, Đồng Tháp với vé tham quan là 20.000đ/người.
Khu di tích Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Ngoài những khu du lịch thiên nhiên, cảnh đẹp Đông Tháp còn có khu di tích Nguyễn Sinh Sắc mang một ý nghĩa văn hóa, lịch sử không thể bỏ qua khi đến Đồng Tháp. Tọa lạc tại137 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Tại khu di tích Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có nhiều hàng mục như: Nhà trưng bày về cuộc đời của cụ, phục dựng lại ngôi làng mà cụ từng sống Làng Hoa An. Đến đây bạn có thể tìm hiểu về cuộc đợi của một nhà nho yêu nước thương dân, một thầy thuốc giỏi – Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Khu di tích Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khám phá nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại Sa Đéc, Đồng Tháp
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là ngôi nhà cổ có kiến trúc kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn sống lại thời kỳ thịnh vượng, phú quý của một gia đình sang bậc nhất ở Sa Đéc lúc bấy giờ thì ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê chắc chắn là một địa điểm lý tưởng.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một nhà văn Pháp Marguerite Duras, và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20.
Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết "Người tình". Ngôi nhà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L'Amant) năm 1991. Mọi thứ ở đây dường như đã bị thời gian ngưng đọng, nhuộm cả một sắc màu cổ kính, trầm mặc nhưng vẫn toát lên nét sang trọng, tinh tế.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng. Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, mang tên người cố chủ, ông Huỳnh Thủy Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.
Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ..., tất cả được trang trí bằng các phù điêu kiểu thời Phục hưng.
Vòm cửa cong theo kiến trúc La Mã. Phần kiến trúc phương Đông được thấy qua những đường nét chạm khắc rất sắc sảo và được sơn son thếp vàng như hình chim muông, cây trái và các loại hoa như: trúc, mai, cúc, đào... Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa.
Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp. Gạch lát nền nhà kích thước 30x40cm được nhập từ Pháp năm 1917, mặt sau viên gạch ghi rõ nơi và năm sản xuất.Đặc biệt, nền gạch ở giữa nhà trũng xuống vì ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm "nước chảy về chỗ trũng", tiền bạc sẽ đổ về nhà ông.
Bên trong nhà, một vài vật liệu nội thất như gạch bông, kính màu được nhập từ Pháp, trần laphông gian giữa trang trí rồng, dơi... rất tinh xảo.
Gian giữa nhà là ban thờ Quan Công, tín ngưỡng truyền thống thể hiện sức mạnh và sự phồn thịnh trong cuộc sống của gia chủ. Các bao lam, thành vọng bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, chạm khắc cầu kỳ thể hiện sự quyền quý của những gia đình giàu có ngày xưa.
Các cửa gỗ, các loại tủ, giường, bàn thờ đều được chạm khắc rất công phu. Những đồ dùng trong gia đình như tủ rượu, giá sác hay những bộ ấm, bình, đèn, máy hát vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Kiến trúc trong nhà cũng được bày trí theo lối phong thủy tứ linh, nhưng là Long - Lân - Bức - Phụng chứ không phải Long - Lân - Quy - Phụng như truyền thống. Hình tượng con dơi thay thế cho con rùa trong tứ linh được xem là ví dụ biểu trưng về quá trình giao lưu văn hóa của người Hoa khi đến vùng sông nước miền Tây.
Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, ngôi nhà vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và trở thành biểu tượng cho một nền kiến trúc độc đáo hàng trăm năm trước. Du khách muốn ngủ lại có thể đặt phòng trước. Mỗi phòng ở được 2 người và có phục vụ bữa sáng kèm bữa trưa.
Ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến từ khi tiểu thuyết L'Amant của nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras được đạo diễn Jean - Jacques Annaud dựng thành phim Người Tình với diễn xuất của tài tử Lương Gia Huy và nữ diễn viên Jane March . Những tình tiết trong phim đã từng lấy không ít nước mắt của nhiều người khi xem. Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này và nữ văn sĩ người Pháp này cũng chính là người tình của ông Huỳnh Thủy Lê.
Phim Người Tình
Hai người tình cờ gặp gỡ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi nàng vừa mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi. Họ đã có một mối tình thật đẹp với nhau. Tuy vậy, họ lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của ông Huỳnh Cẩm Thuận.
Khi cha biết chuyện, ông Lê đã quỳ lạy xin cha cho mình sống với người con gái mà ông cảm nhận một tình yêu mãnh liệt mà có thể chỉ đến một lần trong đời. Song vì sự khác biệt văn hóa Đông - Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau. Mối tình chỉ kéo dài 18 tháng. Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt. Không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy cô vợ trẻ cũng người Trung Hoa môn đăng hộ đối.
Nhiều năm sau, sau biết bao nhiêu dâu bể cuộc đời, chàng có dịp đến Paris cùng vợ. Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. "Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết" (trích tiểu thuyết Người Tình).
Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã viết nên thiên tình sử nổi tiếng, kể lại câu chuyện tình hơn 50 năm trước tưởng đã ngủ yên trong lòng. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên và được công chiếu tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1991. Chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp - Trung đã thôi thúc, lôi kéo biết bao du khách Tây - Ta tìm về ngôi nhà cổ này mỗi ngày tò mò các bối cảnh trong truyện và phim, để được lắng đọng sống lại những phút giây tình tứ, lãng mạn ấy.
Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con của ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê được Nhà nước trưng dụng, làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp đã chính thức "mở cửa" khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước. Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.
Có dịp đi du lịch Đồng Tháp, ghé tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được nghe chuyện kể, du khách mới cảm nhận hết điều thi vị ẩn chứa. Từng nét kiến trúc, từng khoảng không gian nhỏ xung quanh ngôi nhà, luôn gợi cho người tham quan dễ liên tưởng về một góc ký ức đầy thổn thức nhưng dịu dàng, như tiếng thở của miền sông nước qua thời gian.
Khám phá 'vương quốc xoài' ở cù lao Tân Thuận Đông Do tách biệt với đô thị bên ngoài, xã Tân Thuận Đông (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) sở hữu không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên dân dã đậm chất miệt vườn với nhiều loại cây ăn trái đặc sản Tân Thuận Đông là một xã cù lao (người dân miền Tây thường gọi là cồn) thuộc TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khung cảnh mùa Xuân tại thị trấn Spiez ở Thụy Sĩ

Du lịch hướng đến APEC 2027

Các công trình kiến trúc mê hoặc ở Praha

Doanh nghiệp du lịch nội địa chạy nước rút đón mùa du lịch hè 2025

Cúc Phương lại nhộn nhịp mùa 'săn' bướm

Lạc lối giữa cánh rừng săng lẻ đẹp như tranh ở Nghệ An

Hồ Tiên mát lạnh ẩn nấp giữa rừng nguyên sinh, khách tới trốn nóng không muốn về

Khám phá mùa bướm rực rỡ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Kỳ vọng mùa du lịch hè bùng nổ

Mạo hiểm trên sống lưng khủng long Tà Xùa

Ngắm bức tranh khổng lồ 'Cá vượt vũ môn' xanh mướt trên cánh đồng ở Ninh Bình

Bình Thuận đón hơn 200 ngàn lượt khách dịp nghỉ lễ
Có thể bạn quan tâm

Không nhận ra NSƯT Thái Sơn - bố Bình của 'Cha tôi người ở lại'
Tv show
21:56:55 10/05/2025
Vận động đối tượng giết người bỏ trốn sang Campuchia về đầu thú
Pháp luật
21:56:47 10/05/2025
Dàn sao 'Áo lụa Hà Đông': NSND 63 tuổi vẫn độc thân, người có bạn gái kém 38 tuổi
Sao việt
21:54:05 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025
Ý Nhi lên đồ cực chuẩn, tự tin đọ sắc cùng dàn người đẹp tại Miss World 2025
Phong cách sao
21:35:31 10/05/2025
Chúc Tự Đan: Mỹ nhân flop nhất cbiz, 1 năm ra 6 phim vẫn không nổi tiếng
Sao châu á
21:26:39 10/05/2025
Brad Pitt chiếm spotlight MV mới của Rosé, cảnh 18+ cực sốc, nhan sắc miễn chê
Sao âu mỹ
21:25:44 10/05/2025
Mặt gầy để kiểu tóc nào đẹp?
Làm đẹp
21:24:45 10/05/2025
Toyota 'khai tử' toàn bộ xe Corolla chạy thuần xăng
Ôtô
21:19:51 10/05/2025