Khám phá du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm
Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú.
Từ đó, không chỉ bảo tồn , phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thác Mây đẹp như dải lụa trắng, là điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Tháng 4 này, khi tiết trời ấm áp cũng là lúc du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm bước vào mùa cao điểm. Sở dĩ nơi đây có sức hút du khách là nhờ có dòng thác Mây còn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ. Theo truyền thuyết kể lại, thác Mây còn có tên gọi khác là thác “chín bậc tình yêu”. Thác nằm giữa cánh rừng nguyên sinh đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm với độ cao khoảng 100m, với 9 bậc thác gối lên nhau tạo nên những dòng nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Xưa kia thác Mây từng là một dòng thác êm ả, trong vắt, hiền hòa. Bỗng dưng vào một ngày có chín nàng tiên bay qua đây và đã dừng chân xuống tắm lại dòng thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có lệnh của Ngọc Hoàng gọi về, chín nàng tiên vội vã bay về trời để lại chín dấu chân, trở thành chín bậc thác và người ta gọi là “chín bậc tình yêu”.
Năm 2019, thác Mây đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh. Năm 2022, thác Mây là một trong 4 thác nước nổi tiếng được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam lựa chọn phát hành bộ tem “Thác nước Việt Nam” để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và danh lam thắng cảnh Việt Nam. Đây không chỉ là dấu mốc quan trọng khẳng định tiềm năng giá trị cảnh quan thiên nhiên của xã, mà còn là “tiền đề” để địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch.
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế đó, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thác Mây đến đông đảo du khách ở trong và ngoài tỉnh. Vốn là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, Thạch Lâm còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng của đồng bào Mường như: các loại hình diễn xướng dân gian, cồng chiêng, hát ru, sắc bùa, mo Mường; các trò chơi dân gian như: đánh mảng, tung còn, bắn nỏ, chơi đu; các món ăn truyền thống đặc sắc như: xôi nếp nương, gà đồi, thịt trâu lá lồm, canh lá đắng, ốc đá, măng đắng; nghề dệt thổ cẩm… Ngoài ra, ở đây còn lưu giữ được khoảng 300 ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường. Trong đó, có một số nhà sàn có tuổi đời hàng trăm năm. Đây chính là “đòn bẩy” để xã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc.
Những năm qua, xã luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân quan tâm đến việc xây dựng nếp sống mới văn hóa, văn minh để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu các tour, tuyến du lịch kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn xã; khuyến khích người dân tộc Mường giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình; tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn về phát triển du lịch cho người dân trên địa bàn… Hàng năm, xã cũng tích cực tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch thác Mây với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Mường, để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Cũng nhờ những cách làm linh hoạt, sáng tạo đó, du lịch cộng đồng trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Đến nay, toàn xã đã có 20 hộ đăng ký làm du lịch cộng đồng. Ngoài việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn phục vụ ăn nghỉ cho 30 – 40 lượt khách du lịch lưu trú thường xuyên, các hộ làm du lịch cộng đồng cũng tăng cường xây dựng các tour du lịch kết hợp với các hình thức trải nghiệm diễn tấu cồng chiêng, các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mường, đưa khách đến tham quan trực tiếp nghề dệt thổ cẩm… Ngoài các hộ làm du lịch cộng đồng, việc chỉnh trang lại nhà sàn, sửa sang lại khuôn viên tạo diện mạo nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp cũng được nhiều hộ dân trong xã quan tâm thực hiện, từ đó để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách đến tham quan.
Ông Lê Văn Chiến, hộ làm du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm, cho biết: “Nhận thấy du lịch cộng đồng tại xã ngày càng phát triển, du khách tìm đến để tham quan, lưu trú khá đông, nhất là vào dịp hè, gia đình tôi đã đầu tư chỉnh trang lại nhà sàn, khuôn viên để phát triển du lịch cộng đồng với mong muốn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống; đồng thời, cũng là để duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Để thu hút, cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu lưu trú của du khách, gia đình tôi đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách nghỉ dưỡng, ăn, uống với giá vừa phải nhất. Cùng với đó, là việc giới thiệu, hỗ trợ cho khách trải nghiệm sinh hoạt, lao động, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của người Mường ở địa phương”.
Video đang HOT
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục, tập quán của người dân địa phương. Tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được trực tiếp sinh hoạt và lao động cùng với người dân để tự khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo. Chính vì vậy, với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng cách làm du lịch sáng tạo, thân thiện, hiếu khách, du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách khi tới tham quan, trải nghiệm.
Indonesia: Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Dù thời gian đã trôi qua hơn 600 năm, ngôi nhà thờ Hồi giáo cổ kính Karang Bayan vẫn là một biểu tượng của sự giao thoa văn hóa độc đáo và sức sống bền bỉ của văn hóa cộng đồng đậm bản sắc.
Nhà thờ Karang Bayan là một trong những di sản quý giá của cộng đồng Sasak, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15. (Ảnh: Minh Thái/Vietnam )
Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ nguyên được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Dù thời gian đã trôi qua hơn 600 năm, những người dân ở đây vẫn giữ được dấu ấn của những ngày đầu dựng làng, với ngôi nhà thờ Hồi giáo cổ kính Karang Bayan, một biểu tượng của sự giao thoa văn hóa độc đáo và sức sống bền bỉ của văn hóa cộng đồng đậm bản sắc.
Ngôi nhà thờ Karang Bayan là một trong những di sản quý giá của cộng đồng Sasak, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15.
Theo lời kể của những người cao tuổi trong làng, nhà thờ này ra đời cùng với sự hình thành của làng Karang Bayan, khi những người Hồi giáo Watu Telu từ Bắc Lombok đến đây, mang theo tín ngưỡng và những câu chuyện linh thiêng.
Mặc dù đã trải qua bao biến động của hàng trăm năm, nhà thờ cổ này vẫn là nơi để người dân địa phương cầu nguyện và thực hành các nghi lễ trong những ngày lễ trọng của người Hồi giáo như Idul Fitri (kết thúc tháng nhịn ăn Ramadan) hay Maulid Nabi (kỷ niệm ngày sinh của nhà Tiên tri Muhammad).
Điều đặc biệt của nhà thờ Karang Bayan là kiến trúc cổ xưa, với nền móng được xây bằng đất sét nén, tường bằng đá sông kết hợp với đất sét và mái lợp bằng cỏ alang-alang (cỏ tranh).
Đối với những người yêu thích kiến trúc và lịch sử, ngôi nhà truyền thống này mang đến góc nhìn độc đáo về cách người Sasak xây dựng bằng các kỹ thuật và vật liệu truyền thống từ thiên nhiên sẵn có và thân thiện với môi trường.
Bên cạnh nhà thờ, một nhà bếp cổ kính cũng được bảo tồn, nơi người dân tụ họp vào những dịp đặc biệt để cùng nhau tưởng nhớ và tổ chức các nghi lễ truyền thống.
Ngôi nhà cổ 600 năm tuổi ở làng Karang Bayan, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, Indonesia. (Ảnh: Minh Thái/Vietnam )
Trò chuyện với phóng viên TTXVN, bà Helma, một người cao tuổi trong làng, cho biết lý do để người đời xưa chọn vị trí xây nhà thờ này là vì đây là ngôi làng trù phú, giàu tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp.
Làng Karang Bayan được bao quanh bởi một màu xanh mướt của cây cối và nằm trên một vùng đồi núi có độ cao khoảng 139 mét so với mực nước biển, khô ráo và mát mẻ quanh năm. Những con suối trong vắt như Kayangan và Pancor Ancak, đem lại nguồn nước dồi dào cho cuộc sống và mùa màng của người dân. Người dân làng Karang Bayan, qua bao thế hệ, vẫn gìn giữ được nếp sống cộng đồng bền vững, nơi mà tình làng nghĩa xóm gắn bó như chính mạch nước trong lòng đất.
Điều làm ngôi làng thêm phần đặc biệt là sự pha trộn văn hóa giữa đạo Hồi Watu Telu và những tín ngưỡng cổ xưa của người Sasak. Những truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày nay như kikir (nghi lễ mài răng giống với tập tục của người Hindu) hay pijian, một nghi thức dâng sản vật nông nghiệp để bày tỏ lòng biết ơn.
Anh Rahmat Reza Aderyan, cháu 9 đời của chủ nhân ngôi nhà cổ, bên chiếc đèn quý gia truyền. Ảnh: Minh Thái. (Ảnh: Minh Thái/Vietnam )
Các nghi lễ này đã tồn tại qua nhiều thế hệ, tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo. Sự kết hợp này không chỉ thể hiện sự linh hoạt của cộng đồng, mà còn khẳng định sức mạnh của sự giao thoa văn hóa, tạo nên một Karang Bayan vừa giữ gìn được truyền thống, lại vừa cởi mở, hòa nhập với thế giới.
Tại ngôi làng đặc biệt này, cách không xa và cùng niên đại với nhà thờ cổ, là ngôi nhà truyền thống (Rumah Adat) vẫn tồn tại với vẻ đẹp nguyên sơ và ấm áp của thời gian. Được xây dựng từ gỗ, tre và đất sét, mái tranh giản dị nhưng vững chãi, ngôi nhà phản ánh rõ nét hệ thống phân cấp xã hội của người Sasak.
Hướng dẫn phóng viên TTXVN thăm ngôi nhà, anh Rahmat Reza Aderyan, cháu 9 đời của chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà cổ, cho biết các phòng trong ngôi nhà đều có mục đích sử dụng riêng biệt: từ không gian cho các cuộc họp của các thủ lĩnh làng, đến nơi lưu trữ những vật phẩm gia truyền và đồ dùng phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo.
Đặc biệt, lối kiến trúc phần mái nhà dốc và thấp có mục đích để buộc khách phải cúi người trước khi vào trong, thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà.
Theo lời kể của Rahmat Reza Aderyan, ngôi nhà truyền thống này không chỉ là nơi sinh sống của vị chức sắc trong làng cổ xưa, mà còn là nơi diễn ra những cuộc hội họp quan trọng, nơi cộng đồng cùng nhau giải quyết các vấn đề, bàn bạc về sự phát triển của làng. Dường như mỗi góc nhỏ trong ngôi nhà đều chứa đựng những câu chuyện của quá khứ, những mối quan hệ giữa con người với nhau và với thiên nhiên.
Ngôi nhà truyền thống của Karang Bayan đã được bảo tồn vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc nhưng đầy ắp giá trị văn hóa qua thời gian. Di tích lịch sử này chứa đựng những câu chuyện để người đời sau có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống giản dị nhưng đầy phong phú của người Sasak, về một cộng đồng luôn gắn kết với nhau trong từng nhịp sống.
Hai bên đường làng Karang Bayan vẫn giữ những hàng rào tre đan. (Ảnh: Minh Thái/Vietnam )
Làng Karang Bayan, với vẻ đẹp tự nhiên mê hoặc của những cánh đồng lúa bát ngát và ngọn núi xa xa, mang đến một không gian thanh bình cho bất cứ ai muốn tạm rời xa sự ồn ào của thành phố, tìm về sự yên tĩnh và hòa mình vào thiên nhiên. Những ngôi nhà truyền thống trong làng, với mái tranh và những bức tường tre đan, là điểm nhấn độc đáo, không chỉ là nơi sinh sống mà còn là minh chứng sống động cho một nền văn hóa Sasak đầy kiên cường.
Hành trình tới Karang Bayan không chỉ là đến với một miền đất, mà còn là những trải nghiệm ấn tượng về lịch sử và văn hóa của người bản địa. Ngôi làng thân thiện này sẵn sàng mời các vị khách tham gia vào các nghi lễ truyền thống, tìm hiểu về cuộc sống của người Sasak và cảm nhận được sự gắn bó chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên.
Karang Bayan, dù đã trải qua hơn sáu thế kỷ, vẫn giữ vững được bản sắc riêng biệt của mình, một ngôi làng yên bình ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí và mang đậm giá trị văn hóa
Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu Du lịch cộng đồng ở Lai Châu những năm gần đây đã tạo sinh kế bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao thu nhập, có việc làm mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý giá của các dân tộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngôi làng hình 'bát quái' ở Bảo Lộc nhìn từ trên cao

Muồng hoàng yến rực rỡ khoe sắc vàng giữa lòng Thủ đô

'Dải lụa' trên cánh đồng lúa Tam Cốc

Mũi Cà Mau - iểm đến hấp dẫn

Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025

Đón đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá địa điểm du lịch, vùng nguyên liệu tỉnh Lai Châu năm 2025

Đến Tri Tôn ngắm vẻ đẹp mùa mưa

Huyện đảo nhỏ nhất Việt Nam được ví như 'hòn ngọc xanh' giữa biển Đông sắp trở thành đặc khu có gì hot?

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng

Quần thể đền cổ Muarajambi - Di sản Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á

Các gia đình Việt ưu tiên du lịch biển trong dịp hè
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện kho chứa gần 12.000 lon sữa bột không rõ nguồn gốc ở Long An
Tin nổi bật
08:08:16 25/05/2025
Từng bị khai tử, bom tấn bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ, tới tay game thủ ngay trong năm nay
Mọt game
08:06:38 25/05/2025
Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu
Thế giới
07:56:06 25/05/2025
10 phim ngôn tình hay nhất thế kỷ 21: Hạng 1 sau 20 năm vẫn hot chỉ nhờ một cái chạm tay
Phim âu mỹ
07:46:48 25/05/2025
5 món đồ giá rẻ tôi nguyện "chung thủy kiếp này", mua đi mua lại N lần không ngán!
Sáng tạo
07:28:46 25/05/2025
Son Heung-min bất ngờ bị xếp "chung mâm" với Kim Soo Hyun ở top những sao Hàn bị công chúng quay lưng
Sao thể thao
07:26:12 25/05/2025
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí
Nhạc quốc tế
06:56:01 25/05/2025
Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu
Netizen
06:52:54 25/05/2025
1 Hoa hậu unfollow sau khi Thuỳ Tiên bị khởi tố
Sao việt
06:51:17 25/05/2025
Gợi ý 6 món đân dã mà ngon như đặc sản, thích hợp đãi cả nhà cuối tuần
Ẩm thực
06:08:18 25/05/2025