Khám phá kho tên lửa Hàn Quốc
Trong kho tên lửa đối đất của Quân đội Hàn Quốc có nhiều loại do nước này tự phát triển và một phần nhập khẩu từ Mỹ.
“Thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc”
Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Các chuyên gia quân sự Hàn Quốc “cải tiến” tên lửa đối không tầm xa MIM-14 Nike Hercules (Mỹ) thành tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tên gọi Hyunmoo 1 (nghĩa là: thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc).
Tên lửa Hyunmoo 1 dài khoảng 12m, nặng 5 tấn. Tên lửa thiết kế với 2 tầng động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 180 km, lắp đầu đạn nặng 500kg.
Trong hành trình bay tên lửa Hyunmoo 1 được điều khiển bằng hệ định vị quán tính cho phép đạt độ chính xác tương đối. Nó có thể đánh trúng bất kỳ mục tiêu nào trong mọi điều kiện thời tiết mà không cần điều khiển từ mặt đất sau khi bắn.
Dù thời điểm này, Hàn Quốc chưa bị “giới hạn tầm bắn” nhưng họ phải chịu áp lực lớn từ Mỹ. Năm 1990, Mỹ yêu cầu phía Hàn Quốc không được phát triển tên lửa vượt quá tầm bắn 180 km. Sau khi chấp nhận yêu cầu từ Mỹ, Hàn Quốc có sản xuất số lượng hạn chế tên lửa Hyunmoo dưới sự giám sát chặt chẽ từ Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hyunmoo 1 có kiểu dáng kỳ lạ “thừa kế” từ tên lửa đối không MIM-14.
Từ giữa những năm 1990, Hàn Quốc từng bước mở rộng dần giới hạn tên lửa, nhưng cũng không quá 300 km. Năm 2001, Hàn Quốc ký thỏa thuận với Mỹ đồng ý hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo không vượt quá 300 km và mang đầu đạn thuốc nổ nặng không quá 500 kg.
Năm 2009, Hàn Quốc giới thiệu tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2A/B có tầm bắn tối đa 300 km. Đạn tên lửa Hyunmoo 2A/B được mô tả có kiểu dáng khá giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. Tên lửa điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính INS kết hợp hệ định vị toàn cầu GPS đem lại độ chính xác cao.
Theo một số nguồn tin không chính thức, Hyunmoo 2B nâng tầm bắn lên 500 km. Tuy nhiên, điều này là trái với thỏa thuận 2001, nên ít có khả năng xảy ra, hoặc Hàn Quốc không được phép sản xuất Hyunmoo 2B.
Video đang HOT
Ngoài dòng tên lửa Hyunmoo 1/2, năm 2002, Hàn Quốc nhập khẩu thành công 220 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, và bố trí ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên – Hàn Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-140.
MGM-140 do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển. MGM-140 có tầm bắn tối đa 300km, điều khiển bằng hệ định vị toàn cầu GPS. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Hàn Quốc giới hạn ở tầm 165km.
Trước bước tiến vượt bậc của Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo. Điều này làm cho giới chức Hàn Quốc không thể ngồi yên, họ tìm cách “lách luật” năm 2001 để nâng tầm bắn tên lửa. Vì với phạm vi 300km, tên lửa Hàn Quốc không có khả năng vươn sâu vào các mục tiêu chiến lược của Triều Tiên.
Theo đó, Hàn Quốc triển khai chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất tầm xa Hyunmoo 3. Họ lợi dụng “nhược điểm” thỏa thuận giới hạn tầm bắn chỉ áp dụng tên lửa đạn đạo mà không yêu cầu tên lửa hành trình.
“Tên lửa lách luật”
Đầu những năm 2000, Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc (AAD) bắt đầu chương trình tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3. Theo trang tin Defence – Update, việc phát triển Hyunmoo 3 có sự hợp tác với Liên doanh Taurus (Đức – Thụy Điển).
Dự kiến, phải tới năm 2014, Hyunmoo 3 mới chính thức đi vào hoạt động trong Quân đội Hàn Quốc.
Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 giúp Hàn Quốc tạm bớt lo trước
“sức ép tên lửa đạn đạo” từ Triều Tiên.
Hyunmoo 3 có hình dáng tương tự tên lửa hành trình Tomahawk (Mỹ), dài 6m, nặng 1,5 tấn, lắp đầu đạn nặng 500kg. Tên lửa thiết kế với hệ thống điều khiển kết hợp giữa hệ định vị quán tính INS và hệ định vị toàn cầu GPS.
“Gia đình Hyunmoo 3″ gồm các biến thể: Hyunmoo 3A (tầm bắn 500km), Hyunmoo 3B (tầm bắn 1.000km) và Hyunmoo 3C (tầm bắn 1.500km). Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 được triển khai trên bệ phóng mặt đất hoặc trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm.
Có thể nói, Hyunmoo 3 là bước đi khôn ngoan của chính quyền Hàn Quốc vừa tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự, vừa không làm mất lòng người Mỹ.
Theo ANTD
Trung Quốc đang sở hữu 1.800 đầu đạn hạt nhân?
Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga...
Tạp chí "Sứ giả quân sự" của Nga dẫn lời Giáo sư Victor Korablin, nguyên giảng viên Học viện Khoa học Quân sự Nga cho hay, mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga và các cường quốc khác. Tuy nhiên, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới 1.800 đầu đạn hạt nhân.
Hiện Trung Quốc đang có 1.800 đầu đạn hạt nhân?
Ông Korablin cho biết: "Những thống kê hiện nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang tồn tại nhiều số liệu khác nhau, từ 240-300 đầu đạn đến 10.000 đầu đạn. Vì vậy, tôi đang có gắng đưa ra một kết luận riêng về số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia láng giềng này".
Hiện nay, Trung Quốc đang có một ngành công nghiệp hạt nhân phát triển rất mạnh, hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, từ một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến bom hạt nhân.
Nhìn vào thực trạng sản xuất vật liệu hạt nhân của Trung Quốc có thể thấy, đến năm 2011, ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 40 tấn vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất 3.600 đầu đạn hạt nhân (1.600 đầu đạn hạt nhân uranium và 2.000 đầu đạn hạt nhân plutonium).
Tất nhiên, không phải tất cả số vật liệu hạt nhân trên của Trung Quốc đều dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà một nửa trong số này là dành cho việc dự trữ.
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc
Theo ông Korablin, nếu giả thuyết này là đúng thì Trung Quốc có thể có từ 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân. Dự kiến Trung Quốc sẽ đưa 800-900 đầu đạn đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, ông Korablin cũng cho biết, đây chỉ là tính toán của riêng mình.
Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được phân chia như sau: bom hạt nhân B-4 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom Q-5 và một số máy bay tấn công chiến thuật khác.
Bom hạt nhân B-5 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom tầm xa H-6.
Ngoài ra, B-5 còn được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-4, tên đạn đạo xuyên lục địa DF-5A, DF-31.
Tên lửa JL-1 trong một lần phóng thử từ tàu ngầm
Còn tên lửa đạo chiến lược JL-1 và JL-2 thường được lắp đặt trên các tàu ngầm.
Ông Korablin cho biết thêm, tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc sẽ phủ thuộc chủ yếu vào yếu tố bên ngoài, như việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn thế giới và việc Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân.
Do Trung Quốc từ chối công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của nước mình, bởi vậy, tương lai của năng lực hạt nhân Trung Quốc phải dựa vào đánh giá của các chuyên gia.
Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia phương Tây đã từng đưa ra.
Ông Korablin cho rằng, thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay cần phải tính đến yếu tố Trung Quốc.
Đồng thời hai cường quốc này cần đưa Trung Quốc vào cuộc đàm phán đa phương về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu không quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ không được thúc đẩy và không có nhiều hiệu quả.
Theo Giáo Dục VN
Tàu chiến Mỹ sẽ được tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa Công ty Lockheed Martin của Mỹ đang chuẩn bị để thực hiện một vụ phóng thử nghiệm loại tên lửa hành trình chống tàu tầm xa (LRASM) từ máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Công ty này đang tiếp tục nỗ lực đầu tư cho kế hoạch tích hợp một biến thể phóng từ tàu chiến của loại tên lửa hành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025