Khám phá kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới
Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới , xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc ở trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
Borobudur trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao”. Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m, theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng.
Toàn cảnh Borobudur nhìn từ trên cao
Sừng sững trên một đỉnh đồi cao, Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm. Được xây dựng theo mô hình một Mạn đà la (Madala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa (tương tự Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng), Borobudur có 4 lối lên xuống Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó cổng chính nằm ở hướng Đông.
Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông.
Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java”.
Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur.
Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur.
Video đang HOT
Tọa thiền bên Bảo tháp Borobudur
Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nêđn hoang tàn.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém , tham dục và hận thù.
Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo…Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại./.
Đồng Hoa (tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Khu du lịch Tam Chúc: Từ đỉnh 'tam giác vàng' du lịch tâm linh Việt Nam đến ngôi chùa lớn nhất thế giới
Khu du lịch Tam Chúc được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" bởi vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng.
Đây là một đỉnh trong "tam giác vàng" du lịch tâm linh gồm: Chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Hương (Hà Nội) và dự đoán sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới trong tương lai không xa.
Nơi được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn
" Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh"
Nằm cách Trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý chừng 12 km về phía Tây, quần thể du lịch Tam Chúc nằm trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam gồm các hạng mục như: Khu lòng hồ; Khu văn hóa tâm linh; Khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng; sân golf 36 lỗ; Khu cây xanh và dịch vụ ven hồ; Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013.
Điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn
Khu du lịch Tam Chúc thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kì du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể "Tam giác vàng" du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước.
Quần thể khu du lịch văn hóa tâm linh Tam Chúc được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và chủ đầu tư là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phục dựng những giá trị tâm linh trong với những công trình đã ghi dấu ấn lịch sử được nhắc đến như: Khu du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính, Khu du lịch văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp, Khu du lịch Hương Sơn, Khu du lịch Hồ Núi Cốc....
Sẽ có vườn kinh lớn nhất thế giới!
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ được ví von là "Tiền lục nhạn, hậu thất tinh", nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống và đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm.
Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.
Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.
Khu du lịch Tam Chúc - Một trong những bước ngoặt trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.
Kể đến như Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468 mét, từ dưới chân núi, du khách leo 299 bậc thang để lên được chùa. Chùa được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo với thiết kế công phu.
Điện Tam Thế ở độ cao 45m trên trục thần đạo, 3 tầng mái cong mang kiến trúc đình chùa Việt, cao tới 39m, mặt sàn 5.400 m2, đủ đón 5.000 phật tử cùng hành lễ. Điện Pháp Chủ 2 tầng mái cong, cao 31m, mặt sàn 3.000 m2. Điện Quan Âm cao 30,5m, mặt sàn rộng 3.000 m2. Cổng Tam Quan 3 tầng mái cong, cao 28,8m, ba mặt sàn rộng 3.558 m2.
Những lối kiến trúc cổ mê mị tại khu du lịch Tam Chúc
Nhà thờ Tổ 2 tầng tháp mái cong với chiều cao 25m, mặt sàn 1.050 m2; nhà Tăng Ni 5 tầng cao 30,8m, với mặt bằng 3.600 m2; đền Thánh Cao Sơn được tọa lạc trên diện tích 1,75ha phía hồ Tay Ngai, với Thủy Đình 3 tầng mái, nhà Tả Hữu Vu, đền chính.... Đền Mẫu với chất liệu gỗ theo phong cách truyền thống Thủy Đình 2 tầng mái. Đình làng Tam Chúc được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trên diện tích 3.700 m2 trên đảo giữa hồ.
Trung tâm Hội nghị quốc tế nổi trên mặt hồ cao 31m, đủ sức phục vụ gần 3.500 khách. Tương lai, Tam Chúc sẽ có Khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng, Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên... cùng nhiều công trình khác.
Các công trình của chùa Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, linh diệu, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
Ấn tượng nhất là Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá chạm khắc tinh xảo gửi gắm biết bao câu chuyện nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. 4 bức tường lớn của điện Pháp Chủ cũng được trang trí bởi 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật: Phật Sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn. 4 bức tường lớn tại điện Quan Âm cũng có 8.500 bức tranh đá kể những câu chuyện về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát.
Tam Chúc còn độc đáo với các bức tượng Phật. Điện Tam Thế thờ 3 tượng Phật Tổ bằng đồng dát đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn, phía sau là 3 lá bồ đề dát vàng rộng. Sân điện có chiếc vạc Phổ Minh khổng lồ với những bức tranh miêu tả di tích, thắng cảnh. Điện Pháp Chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Còn Điện Quan Âm thờ tượng đồng Quan Âm Bồ Tát nguyên khối nặng 100 tấn.
Điều đặc biệt, chùa Tam Chúc đang thiết lập vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 14m, nặng 200 tấn làm từ đá xanh Thanh Hóa. Đây sẽ là vườn kinh lớn nhất thế giới với hàng ngàn bài kinh kệ đặc sắc.
Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Với cảnh quan tự nhiên sơn thủy hữu tình có một không haivẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc độc đáo cùng nhiều báu vật độc nhất vô nhị, nhiều nhà văn hóa đã dự báo chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới trong tương lai.
Để Quần thể Khu du lịch Tam Chúc thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2023, Hà Nam đang tập trung triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế để kết nối với các vùng, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch bền vững. Khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững cho tỉnh Hà Nam.
Gia Hồng
Theo baophapluat.vn
10 quốc gia đi du lịch tốt nhất trong năm 2020 Nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet được thành lập từ năm 1972 với 400 nhân viên và 200 tác giả, mới đây đã tiết lộ danh sách những điểm đến hàng đầu cho năm 2020 trong bộ sưu tập Du lịch tốt nhất hàng năm. Bhutan được mệnh danh là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan

Rập rờn mùa bướm tại rừng Cúc Phương

Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025

Đón đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá địa điểm du lịch, vùng nguyên liệu tỉnh Lai Châu năm 2025

Đến Tri Tôn ngắm vẻ đẹp mùa mưa

Huyện đảo nhỏ nhất Việt Nam được ví như 'hòn ngọc xanh' giữa biển Đông sắp trở thành đặc khu có gì hot?

Khám phá kim tự tháp châu Á, 3.800 tuổi với hình dáng kỳ lạ

Khách sạn Việt Nam 'lọt' top 500 khách sạn tốt nhất thế giới 2025

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

15 điểm đến lý tưởng nhất thế giới cho kỳ nghỉ tháng 6 năm 2025

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng

Quần thể đền cổ Muarajambi - Di sản Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025