Khẩn cấp giải phóng hơn 10 triệu tấn lúa, cá… tồn đọng
“Thủ tướng nói không được ngăn sông cấm chợ nhưng rõ ràng trên thực tế vẫn còn tình trạng này” – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.
Lúa đầy đồng, gạo đầy kho, khách hàng quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo và nông sản Việt Nam (VN). Thế nhưng các nhà xuất khẩu của nước ta lại không dám ký hợp đồng với đối tác nhập khẩu của các nước và không giao hàng được.
Lúa đầy đồng, khách hàng nước ngoài vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng được. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Hàng triệu tấn trái cây như nhãn, thanh long… ùn ứ vì chuỗi cung ứng đứt gãy do khó khăn trong lưu thông. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Đây là nghịch lý được nhiều đại biểu nêu ra tại cuộc họp trực tuyến do Bộ NN&PTNT tổ chức vào cuối tuần qua nhằm khẩn cấp tháo gỡ đầu ra cho lúa gạo, nông sản đang ứ đọng ở Nam bộ và Tây Nguyên.
Gạo đầy kho nhưng không dám ký hợp đồng
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN, chia sẻ: “Trong tháng 7 và 8, chúng tôi phải giao đơn hàng 100.000 tấn, chia ra mỗi tháng 50.000 tấn. Nhưng trong tháng 7 chúng tôi mới giao được 30.000 tấn, còn lại không giao được do vấn đề tàu hàng. Chúng tôi đang lo lắng không biết tháng 8 này có đi được 50% đơn hàng không, nếu hợp đồng cứ tiếp tục thế này thì uy tín của các doanh nghiệp (DN) sẽ mất, thị trường cũng bị ảnh hưởng”.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cũng cho biết giữa tháng 8 này, công ty ông phải xếp một đơn hàng 11.000 tấn gạo lên tàu đi giao cho đối tác nước ngoài. Thế nhưng đến ngày 16-8, Cần Thơ mới hết giãn cách xã hội nên chưa chắc đã thực hiện được hợp đồng trên.
Thông tin từ Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT cho hay hiện các tỉnh ĐBSCL vẫn tiếp tục thu hoạch vụ lúa hè thu và chuẩn bị thu hoạch vụ thu đông sớm. Tuy nhiên, giá lúa thường tại ruộng giảm, hiện chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Việc giảm giá lúa gạo và các hàng nông sản khác không phải do cung cầu mà do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng từ ngoài đồng đến nhà máy, đến giao ra cảng và lên tàu cho khách hàng.
Đáng lo ngại là do di chuyển thu mua giữa các địa phương khó khăn nên nhiều công ty đã ngưng mua lúa. Sản lượng thu mua vụ hè thu sụt giảm 20%-30%. Người dân không bán được sản phẩm, nhà máy không mua được hàng…
Video đang HOT
“Việc đi lại, vận chuyển khó khăn cộng với chi phí tăng cao nên không có thương lái thu mua thì người nông dân không biết bán cho ai… Lúa chất đầy đồng, giá rớt” – Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT thông tin.
Để giải phóng lượng lúa còn tồn đọng trong dân, các công ty ngành lúa gạo đồng loạt kiến nghị địa phương, bộ, ngành tạo điều kiện cho đội ngũ đi thu mua lúa, tạo luồng xanh cho xe vận chuyển lúa; các địa phương dứt khoát không được đặt quy định riêng gây cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt là nông sản; các ngân hàng có chính sách ưu đãi lãi suất để các công ty tích cực thu mua lúa tạm trữ cho nông dân.
Vẫn còn ngăn sông cấm chợ khiến hàng tắc nghẽn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết các DN phản ánh có hiện tượng nông dân trồng lúa hoang mang, băn khoăn không biết có nên tiếp tục đầu tư vụ mùa tiếp theo.
“Dù chưa có thang đo tâm lý nhưng trước tình trạng vật tư đầu vào tăng cao, giá cả thấp, tiêu thụ khó khăn… thì người nông dân có suy nghĩ nên sản xuất nữa hay không. Để người trồng lúa còn lo lắng câu chuyện này thì rất nguy hiểm tới an ninh lương thực của địa phương, đất nước” – Bộ trưởng Hoan đánh giá.
Theo ông Hoan, các tỉnh ĐBSCL cần cùng ngồi lại với nhau để tìm nút thắt và gỡ rối. “Thủ tướng nói không được ngăn sông cấm chợ nhưng rõ ràng hai tháng nay vẫn còn tình trạng này. Trong các cuộc họp với Bộ NN&PTNT và Chính phủ, lãnh đạo các địa phương đều nói tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ nông sản nhưng vấn đề rắc rối có khi lại đang nằm ở cấp xã, huyện. Lãnh đạo cấp trên nói thế nhưng ở các chốt kiểm soát có khi lại không làm thế, mà họ chỉ làm theo nguyên tắc của họ thôi” – Bộ trưởng Hoan cho biết.
Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng chia sẻ ý kiến từ các hiệp hội, ngành hàng, DN cho thấy điều quan trọng nhất không phải là Chính phủ hỗ trợ giảm thuế, hỗ trợ tín dụng… như thế nào, mà làm sao để giữ thị trường thông suốt. Thị trường không thông suốt thì hoạt động sản xuất, kinh doanh tắc nghẽn.
Có cần mua lúa tạm trữ ở thời điểm này?
Để tháo gỡ tình trạng lúa đầy đồng nhưng vắng thương lái, nhiều ý kiến đề xuất cần có chính sách thu mua tạm trữ của Nhà nước để giải quyết ùn ứ. Song Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết đã nhận được ý kiến của một số DN, địa phương cho rằng chưa cần thiết. Cụ thể là trước mắt chỉ cần Ngân hàng Nhà nước mở rộng gói tín dụng để DN tạm trữ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng vấn đề tạm trữ quốc gia hay để DN tạm trữ trước, cả hai phương án đều phải nghĩ tới. “Tuy nhiên, trước mắt ưu tiên cho DN. Nếu sau đó tình hình vẫn khó khăn thì phải nghĩ tới tạm trữ quốc gia” – ông Hải nói.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, khẳng định nếu các tỉnh muốn có thêm nguồn vốn tín dụng để DN thu mua tạm trữ lúa thì cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở thêm hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, các DN vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trong công tác tín dụng.
Cạnh đó, cơ quan này sẽ có cơ chế mạnh mẽ hơn trong cơ cấu lại khoản nợ, giảm lãi của DN, trong đó có ngành nông nghiệp. “Việc mở rộng nguồn vốn tín dụng chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt. Vấn đề căn cơ lâu dài là giải quyết tồn kho của DN, đảm bảo lợi ích hài hòa cho DN và người dân” – ông Tú nhấn mạnh.
'Hình ảnh người thành thị về nông thôn tránh dịch nói lên một cảm xúc'
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ sự xúc động trước hình ảnh trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hàng triệu người từ thành thị trở về nông thôn tránh dịch.
Giải trình làm rõ các ý kiến của đại biểu Quốc hội khi thảo luận về hai chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới sáng 27/7, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu nhiều vấn đề trăn trở.
Với vai trò người đứng đầu cơ quan điều phối, ông Hoan thừa nhận "có một áp lực rất lớn" với một chương trình phủ trên diện rất rộng.
Nông thôn phải là nơi đáng sống
"Mục tiêu cuối cùng của chương trình nông thôn mới có thể nói chỉ tiêu này đạt được, chỉ tiêu kia không đạt được, nhưng quan trọng làm sao nông thôn là nơi ta đáng sống, nơi chúng ta tìm đến và quay về", lãnh đạo Bộ Nông nghiệp chia sẻ.
Ông chia sẻ sự xúc động trước hình ảnh trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người từ thành thị trở về nông thôn tránh dịch.
"Hình ảnh xúc động khi hàng triệu người từ thành thị về nông thôn tránh dịch Covid-19 nói lên một cảm xúc về nông thôn thời gian sắp tới", ông Lê Minh Hoan chia sẻ.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh phải làm sao để nông thôn là nơi đáng sống. Ảnh: Quốc hội.
Bộ trưởng Nông nghiệp nhấn mạnh chương trình nông thôn mới phải phủ kín tất cả 63 tỉnh, thành, không để trống bất kỳ địa phương nào.
Câu chuyện bền vững liên quan tới thu của nhập người dân, liên quan tới sinh kế của người dân. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu lên một "cái bẫy" thời gian qua chính là từ tên của chương trình là "xây dựng nông thôn mới".
Vì thế, các địa phương đều nghĩ "xây dựng" nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở. "Tôi nghĩ rằng, đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế", ông Hoan chia sẻ.
Ông dẫn chứng nếu 5 năm trước trồng 1 ha lúa, 5 năm sau cũng trồng 1 ha lúa như truyền thống thì không thể nào tăng thu nhập lên 1,5 lần. Mặt khác, nếu hỗ trợ cho người dân vay tiền để giảm nghèo, sản xuất ra một mặt hàng nào đó mà không kết nối được bà con tới thị trường thì cũng không thể nào nâng cao thu nhập gấp 1,5 lần.
"Do đó, những giá trị mới của chương trình là bên cạnh tiếp tục phát triển hạ tầng để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các tiện ích của đô thị, chúng ta cần chú trọng hơn những phần mềm, những những giá trị mới", ông Hoan nói.
Bắt đầu bằng tư duy bền vững
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước hết phải cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Trong đó, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, lấy kinh tế nông thôn làm nền tảng để tạo ra được động lực phát triển nông thôn.
"Chúng ta nên bắt đầu bằng tư duy bền vững, là tư duy nâng cao chất lượng sống, nâng cao thu nhập và bằng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với những mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh", ông Hoan nêu rõ đó mới là yếu tố bền vững.
Đề cập đến những giá trị mới, ông Hoan cho rằng cần xây dựng bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn; nâng cao năng lực để người nông dân làm chủ thể, tiếp cận được ánh sáng, tri thức, tiếp cận được những điều mới mẻ.
"Ngay cả khi có dịch Covid-19, vài nông dân biết lên mạng để bán hàng của mình trong mùa giãn cách cũng đã thay đổi được rồi", Bộ trưởng Nông nghiệp dẫn chứng và lưu ý phải chú ý vấn đề tri thức hóa người nông dân.
Theo ông Hoan, xây dựng nông thôn mới cần nền tảng từ chủ thể là người nông dân mới phát triển bền vững. Lúc đó, thu nhập, sinh kế và chất lượng sống của người nông dân, nông thôn mới tăng lên.
Bước ngoặt mới trong thương vụ giữa tỷ phú Trần Bá Dương và "bầu" Đức Phía Thaco dừng việc đầu tư để sở hữu 741 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico. Như vậy, công ty nông nghiệp này tạm thời chưa thể có nguồn tiền để giải quyết nợ nần. Thaco dừng đầu tư 741 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) vừa thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025