Khán giả bình phim Việt: ‘Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ có xứng dự Oscar?
Sau 15 ngày công chiếu, ‘Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ thu về hơn hơn 130 tỉ đồng. Bộ phim cũng tạo nên một cú hích nghệ thuật, khơi lại niềm tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đưa một tác phẩm điện ảnh ra đấu trường Oscar nếu biết tận dụng đúng thế mạnh.
Không phải ngẫu nhiên khi những người làm trong ngành điện ảnh, đạo diễn gạo cội đều dành những lời tán dương nồng nhiệt cho Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối. Chúng ta có thể thấy thế mạnh ở chất liệu và đề tài đặc biệt – chiến tranh Việt Nam – luôn khiến thế giới chú ý, nhất là với khán giả và giới phê bình phương Tây.
Nhưng điều đáng nói ở đây là: trong khi Hollywood từng khai thác cuộc chiến này dưới góc nhìn Mỹ (như Apocalypse Now, Full Metal Jacket, Platoon), thì Địa đạo lại mang đến cái nhìn từ bên trong – từ người Việt, trong lòng địa đạo Củ Chi, từ những con người vô danh làm nên lịch sử. Đây là điểm độc đáo lớn nhất, đưa khán giả quốc tế đến tận “dưới mặt đất”, nơi không chỉ có súng đạn mà còn có niềm tin, hơi thở và sự sống lay lắt trong bóng tối. Một bức tranh chiến tranh Việt Nam chưa từng được kể theo cách như thế.
Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối là dòng phim chiến tranh – cách mạng có doanh thu cao nhất của điện ảnh Việt. ẢNH: ĐPCC
Một điều tôi thấy nữa là trong Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, ngôn ngữ điện ảnh đạt tầm nghệ thuật cao. Không dùng kỹ xảo rầm rộ, không sa vào biểu tượng hay hình ảnh cách điệu hóa, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lựa chọn con đường khó là đi vào từng chi tiết nhỏ để lột tả nỗi đau và vẻ đẹp con người trong chiến tranh. Những cảnh chiến đấu, bom rơi, người chết được khắc họa không phải bằng quy mô mà bằng chiều sâu, qua ánh mắt người lính, vũng nước đục, giọt máu đọng lại nơi vách đất.
Khán giả cảm thấy choáng ngợp không phải bom nổ, đạn rơi như nhiều phim chiến tranh mà vì nó lặng sâu… Chính thứ cảm xúc đó là điểm mạnh. Sự tinh tế trong từng khung hình, sự chân thực không gượng gạo, không hô hào mà vẫn gây ám ảnh. Và Địa đạo làm được điều đó.
‘Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ hội đủ yếu tố dự Oscar
Video đang HOT
Tôi thấy nhiều người nói Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối là “docudrama” (phim dựa trên sự kiện có thật). Và đây là lợi thế lớn nếu xét trong bối cảnh giải Oscar ngày càng đánh giá cao các tác phẩm mang tính thời sự, chân thực nhưng vẫn đậm màu nghệ thuật. Địa đạo đi đúng mạch này và hơn thế vì nó không vay mượn góc nhìn phương Tây mà đứng thẳng trên tiếng nói của người Việt – một điểm mà Oscar luôn tìm kiếm ở các đề cử phim quốc tế: bản sắc dân tộc.
Không còn sự non yếu như nhiều phim Việt trước đây từng bị loại từ “vòng gửi xe”, Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối có phần nhìn đủ mạnh, phần âm thanh chỉn chu, dựng phim mạch lạc và giàu cảm xúc. Nếu có thể chỉnh sửa thêm một vài chi tiết gây tranh cãi, bộ phim này hoàn toàn đủ điều kiện về mặt kỹ thuật để tham gia Oscar. Bên cạnh đó, không khí phim không khô khan như những phim cách mạng cũ. Dù có những đoạn mang tính hư cấu cao, nhưng nhìn chung, Địa đạo đã tạo nên một cảm giác thật, gần như một ký ức sống động. Đây là điều mà khán giả quốc tế luôn tò mò khi nói đến chiến tranh Việt Nam.
Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối có gốc rễ văn hóa Việt sâu sắc, vừa mang tính nhân loại rộng mở khi nói về hy sinh, kháng chiến, tình người và khát vọng sống. Đó là điểm kết nối khán giả toàn cầu. Tất nhiên phim cũng có những hạt sạn nhưng điểm mạnh của nó quá rõ. Với sự điều chỉnh đúng mức từ nhà sản xuất và hỗ trợ truyền thông chiến lược, phim hoàn toàn có thể chen chân vào đường đua Oscar cho hạng mục Phim quốc tế xuất sắc nhất. Không cần mơ đến giải cao nhất. Chỉ cần một suất đề cử, một sự công nhận từ hội đồng Oscar, phim Việt sẽ bước thêm một bước dài trên bản đồ điện ảnh thế giới. Và Địa đạo chính là một ứng viên đầu tiên xứng đáng để ta dám mơ.
Địa Đạo: Ngôn ngữ điện ảnh đích thực đã trở lại với phim Việt!
Không phải bằng những đại cảnh hào nhoáng hay lời thoại hoa mỹ, Địa Đạo chinh phục người xem bằng chính sự tối giản, sâu sắc, và đầy tinh tế của ngôn ngữ điện ảnh thuần túy.
Điều đầu tiên khiến người ta nhận ra ngôn ngữ điện ảnh trong Địa Đạo chính là cách kể chuyện đầy lặng lẽ và thận trọng. Bộ phim không dựa vào thoại để dẫn dắt cảm xúc khán giả, mà hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của hình ảnh, âm thanh và những khoảng lặng đầy ý nghĩa. Từ những phút đầu tiên, người xem đã chìm vào một không gian hẹp, tối tăm, nơi từng ánh mắt, hơi thở, từng giọt mồ hôi đều kể câu chuyện của riêng mình.
Chất thơ của sự ngột ngạt và tranh đấu triền miên dưới lòng đất
Một trong những cảnh quay ấn tượng nhất trong phim là cảnh tiểu đội du kích trong địa đạo, ánh sáng duy nhất đến từ những ngọn đèn dầu leo lét, tạo nên không gian vừa thân mật vừa căng thẳng. Chính ánh sáng mong manh này, hòa quyện với màn đêm vô tận, đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ điện ảnh của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Cách ông xử lý ánh sáng không chỉ nhằm tạo bối cảnh mà còn để khắc họa tâm lý sâu kín nhất của từng nhân vật.
Bùi Thạc Chuyên không hề vội vã trong việc kể câu chuyện. Ông cho khán giả thời gian để cảm nhận từng cử chỉ, từng ánh mắt của nhân vật. Khi nhân vật không thể nói to, họ thì thầm. Khi không thể thì thầm, họ dùng ánh mắt để giao tiếp. Đây chính là cuộc cách mạng trong cách sử dụng thoại của điện ảnh Việt, có thể nói là ít nhất trong lịch sử phim Việt Nam đương đại. Và chính sự kiệm lời này đã buộc các diễn viên phải dùng ngôn ngữ cơ thể một cách tối đa, mang đến cảm giác chân thật, xúc động hơn bất kỳ lời thoại hoa mỹ nào.
Dàn người hùng không cần đến thoại
Điển hình như nhân vật của Quang Tuấn và Hồ Thu Anh. Họ không có những câu thoại tuyên bố hùng hồn, nhưng từng ánh mắt, từng hành động đều chất chứa nỗi đau, niềm hy vọng, và sự kiên cường. Lamoon Diễm Hằng, trong vai diễn điện ảnh đầu tay, cũng gây ấn tượng mạnh mẽ bởi cách thể hiện nhân vật tinh tế thông qua biểu cảm, cử chỉ nhỏ bé nhưng đầy sức nặng.
Một phân đoạn khó quên khác là khi Ba Hương và Tư Đạp chuẩn bị đối mặt với hiểm nguy cuối cùng. Không có lời thoại nhiều, chỉ có ánh mắt họ trao nhau, hơi thở gấp gáp, và cái nắm tay siết chặt trong bóng tối. Khoảnh khắc đó, không một lời thoại nào có thể truyền tải trọn vẹn sự sâu sắc, đau đớn nhưng cũng vô cùng dịu dàng đến vậy.
Âm thanh đậm âm hưởng chất thơ bộ đội Việt!
Không chỉ dừng lại ở hình ảnh, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên còn rất khéo léo sử dụng âm thanh để bổ trợ cho câu chuyện. Âm thanh trong địa đạo không chỉ là tiếng bom đạn bên ngoài, mà còn là tiếng hơi thở của từng người lính, tiếng thì thầm rất khẽ, hay thậm chí là sự im lặng tuyệt đối. Chính âm thanh tự nhiên ấy mới là điều khiến người xem cảm thấy ngột ngạt đến nghẹt thở, và đồng thời nhận thức rõ ràng về sự khốc liệt của chiến tranh mà không cần bất kỳ pha hành động hào hùng nào.
Xuyên suốt quá trình 2 tiếng rưỡi "bước chân xuống lòng đất", khán giả gần như cảm nhận được không khí ngột ngạt khi cùng các nhân vật bước xuống thêm một tầng sâu hơn, ở đó chỉ nghe tiếng nói thầm để giảm tiêu thụ không khí cùng Bảy Theo giữa phòng họp chính. Ngược lại, khi theo chân Ba Hương bò lên gần mặt đất, khi giấu người dưới đám lục bình trên mặt nước mé sông cùng Tư Lập, hay những khi mắc kẹt cùng Út Khờ, Lục Tạc, Sáu Lập, Cấm nơi đám trực trăng và xe tăng của địch đang mở trận càn, tiếng máy bay quần phần phật trên đầu, tiếng dội bom, nã súng triền miên nghẹt thở cũng được mô tả đầy dữ dội, đủ để khiến người xem xé lòng.
Màn đêm biết nói cùng ánh trăng ôm cả đất trời: Biểu tượng của sự sống và hy vọng
Điểm đặc biệt nữa trong ngôn ngữ điện ảnh của Địa Đạo là cách sử dụng màn đêm và ánh trăng như một ngôn ngữ riêng biệt. Trong phim, màn đêm tượng trưng cho sự bất định, cho cái chết luôn rình rập. Nhưng cũng chính màn đêm ấy, ánh trăng lại hiện ra như một niềm hy vọng mong manh, như sự chữa lành cho tâm hồn những người lính đang đối diện với tử thần từng phút giây.
Như chính tựa phim Mặt Trời Trong Bóng Tối, ánh trăng trong phim chính là mặt trời của những người lính dưới lòng đất. Đó không chỉ là ánh sáng vật lý, mà còn là ánh sáng của tinh thần đồng đội, tình yêu và niềm tin vào tương lai. Ánh trăng khi chiếu xuống lòng đất tối tăm không cần phải rực rỡ, nhưng đủ để xua đi bóng tối trong tâm hồn mỗi người lính, làm bật lên vẻ đẹp dịu dàng mà dữ dội của bộ phim.
Tại sao phải là Bùi Thạc Chuyên?
Bùi Thạc Chuyên nổi tiếng với phong cách điện ảnh hiện thực, tối giản và giàu tính biểu tượng. Ở Địa Đạo, ông một lần nữa chứng minh khả năng đặc biệt trong việc khai thác tâm lý nhân vật qua những chi tiết nhỏ nhất, tinh tế nhất. Ông không kể câu chuyện bằng lời thoại trực tiếp mà luôn để nhân vật tự bộc lộ qua từng hành động nhỏ, qua từng khoảnh khắc lặng im đầy ẩn ý.
Sau nhiều năm chạy theo những bộ phim mang tính thương mại với các chiến dịch truyền thông rầm rộ, cuối cùng điện ảnh Việt cũng chứng kiến sự trở lại của ngôn ngữ điện ảnh chân chính với Địa Đạo. Bộ phim không chỉ là câu chuyện phản chiến sâu sắc mà còn là một lời tuyên ngôn mạnh mẽ về nghệ thuật điện ảnh thuần túy.
Khi ánh sáng cuối cùng vụt tắt, những gì còn lại trong lòng khán giả chính là sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của điện ảnh chân chính. Không cần hào quang, không cần siêu anh hùng, chỉ cần những người lính vô danh, những khoảnh khắc đời thường nhất nhưng đầy tính điện ảnh nhất, Địa Đạo đã thực sự trả lại cho điện ảnh Việt Nam ngôn ngữ thuần túy mà nó đã đánh mất từ lâu.
Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano' Dù có hai ngày gián đoạn doanh thu do các rạp chiếu đóng cửa, phim chiến tranh "Địa đạo" vẫn nhanh chóng cán mốc doanh thu 50 tỷ ngay ngày đầu tiên. Tiếp nối cơn sốt phim lịch sử Đào, Phở và Piano ra rạp đầu năm 2024, Địa đạo tiếp tục kéo khán giả đến rạp với tốc độ bán vé chưa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"

Rộ nghi vấn Lật Mặt 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp

Việt Nam có đạo diễn làm phim cổ trang cực đỉnh: Ẵm luôn trăm tỷ, mở rộng vũ trụ cực hoành tráng

Phim Việt so kè quyết liệt tại rạp chiếu

Lê Tuấn Khang trải lòng về lần đầu đóng phim: Tôi chỉ sợ mình làm không tốt

Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải

Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời

Năm 20 tuổi, Triệu Lệ Dĩnh và Dương Mịch ai đẹp hơn?

Sốc visual "búp bê sống" của Park Min Young, một chi tiết còn đẹp xuất chúng hơn cả 19 năm trước

1 nam diễn viên hạng A đột ngột giải nghệ, nghe lý do ai cũng phải thốt lên "có tâm lại có tầm"

Cặp đôi ngôn tình đang viral khắp Trung Quốc: Nhà trai là tổng tài hàng real, nhà gái sở hữu đôi chân đẹp siêu thực

Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025
Nghi án con sát hại mẹ tại nhà riêng rồi trốn vào nhà nghỉ
Pháp luật
21:49:34 29/04/2025