Kháng sinh Ciforkid bao bì thân thiện trẻ em nhưng bên trong là thuốc “độc”?
“Khi cầm một gói kháng sinh cho trẻ em – bao bì có chữ Kid, có hình trái dâu – nhưng bên trong nó chứa thuốc “độc” thì mong các mẹ cảnh giác và không tự ý cho con dùng”, DS Huỳnh Tính khuyến cáo.
Mới đây trên trang Facebook cá nhân, dược sĩ Huỳnh Tính chia sẻ thông tin cảnh báo của tài khoản “Nhi TW. BS Khiêm” với hình ảnh gói thuốc Ciforkid 250 dạng bột pha hỗn dịch uống và lời cảnh báo: “Một lần nữa kêu gọi và tha thiết mong các bậc phụ huynh… có lần nào đó những đứa trẻ của chúng ta bị/được kê gói kháng sinh này để uống điều trị Nhiễm trùng hô hấp tại cộng đồng, thì xin các bác hãy vứt nó đi giúp tôi. Từ tận đáy lòng xin được cảm ơn các bố mẹ rất rất nhiều”.
DS Huỳnh Tính giải thích lý do có cảnh báo của tài khoản Bs Khiêm, và khuyến cáo các mẹ nên cảnh giác: “Khi cầm một gói kháng sinh cho trẻ em (có chữ Kid, có hình dâu và dang gói thì liên tưởng ngay đến trẻ em) nhưng bên trong nó chứa thuốc “độc” thì mong các mẹ cảnh giác và không tự ý mua cho con mà luôn hỏi bác sĩ chuyên khoa và xin các thầy thuốc nương tay, cân nhắc khi kê toa”.
Khuyến cáo của tài khoản “Nhi TW. BS Khiêm”
Trao đổi với Kiến Thức , DS Huỳnh Tính cho biết, kháng sinh Ciprofloxacin được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, tuy nhiên Ciprofloxacin vẫn được cân nhắc sử dụng trong nhi khoa trong một số trường hợp vi khuẩn kháng thuốc khác và một số nhiễm khuẩn không điển hình. Bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn khi không còn lựa chọn khác thay thế. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ chỉ lựa chọn khi thật cần thiết.
“Điều đáng nói là việc sử dụng kháng sinh ở ta còn khá bừa bãi. Mặc dù đã có qui định kháng sinh bắt buộc chỉ bán theo đơn, thậm chí trên gói thuốc Ciforkid cũng có dòng chữ “thuốc bán theo đơn”, nhưng thực tế là người bệnh vẫn có thể mua kháng sinh này cũng như bất cứ loại kháng sinh nào khác từ các nhà thuốc mà không cần đơn. Vì vậy, rất mong các mẹ thận trọng khi dùng thuốc cho con, tuyệt đối không thể tuỳ tiện”, DS Huỳnh Tính chia sẻ.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, FDA từng cảnh báo về kháng sinh fluoroquinolone và nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng lên gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh trung ương và nhiều phản ứng có thể xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Theo đó, tên gọi phổ biến của các sản phẩm có chứa fluoroquinolone gồm Ciprofloxacin (Cipro), Moxifloxacin (Avelox), Levofloxacin, Norfloxacin và Ofloxacin.
Do các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, FDA khuyến cáo fluoroquinolon cần được dự trữ để sử dụng trên nhưng bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác đối với các chỉ định viêm xoang nhiễm khuẩn, đợt bùng phát nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn và nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp do nguy cơ vượt trội lợi ích của thuốc trên những bệnh nhân này. Đối với một số nhiễm khuẩn nặng khác, FDA khẳng định lợi ích của fluoroquinolon vẫn vượt trội nguy cơ và có thể được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân.
Bộ Y tế Canada cũng tăng cảnh báo đối với loại kháng sinh fluoroquinolone do có liên quan với nhiều tác dụng phụ kéo dài, hoặc gây mất năng lực cơ thể trong một số trường hợp hiếm gặp.
Những nghiên cứu mới cho thấy ngoài những tác dụng phụ nêu trên, dòng kháng sinh fluoroquinolone còn có thể gây tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và hệ thần kinh trung ương (như chứng lo âu, chóng mặt hoặc rối loạn tiền đình).
Thuốc kháng sinh phổ rộng ciprofloxacin chứa thành phần độc hại fluoroquinolone phá hủy ADN trong tế bào, phá vỡ sự trao đổi năng lượng trong ty thể và ngăn chặn sự phát triển của tế bào nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Ciprofloxacin thường được chỉ định dùng trong trường hợp: viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm phổi, xơ nang, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng, nhiễm trùng thận và tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận), nhiễm trùng các cơ quan vùng chậu và cơ quan sinh dục (viêm tuyến tiền liệt, lậu, chlamydia), nhiễm trùng khoang bụng, bao gồm dịch tả và thương hàn. Nó cũng có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng vết thương, bỏng, áp xe, viêm khớp nhiễm trùng và bệnh than.
An Lê
Theo kienthuc
Cho trẻ sử dụng kháng sinh trị ho sẽ làm tăng khả năng bị bệnh trong tương lai
Việc cho trẻ sử dụng kháng sinh trị ho và trị cảm lạnh có thể làm gia tăng khả năng mắc lại những bệnh này nhiều hơn sau này.
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford ở Anh cho biết, trrẻ em không nên được kê đơn thuốc kháng sinh khi ho và cảm lạnh vì nó làm tăng khả năng bị bệnh trong tương lai. Đều này là do kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi có thể giúp trẻ chập chững chống lại các mầm bệnh và nhiễm trùng khác.
Việc sử dụng nhiều kháng sinh cho trẻ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng chữa bệnh sau này. Ảnh: Dailymail
Uống thuốc kháng sinh cũng làm tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc mà trẻ mang theo. Điều này có nghĩa là các loại thuốc sau này trẻ uống có thể có thuốc sẽ không còn có tác dụng.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu NHS cho 250.000 trẻ em từ một đến năm tuổi. Những người đã được kê hai hoặc nhiều đơn thuốc kháng sinh khi bị ho, cảm lạnh và viêm họng có khả năng nhập viện cao hơn 30% hoặc cần được chăm sóc y tế khác trong năm tiếp theo. Các bác sĩ đã kêu gọi các bậc cha mẹ hiểu rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với mọi trường hợp nhiễm trùng.
Tác giả nghiên cứu Oliver van Hecke cho biết: "Khi trẻ em uống nhiều kháng sinh hơn, khả năng tư vấn và kê đơn thuốc sau của bác sỹ khó khăn hơn để tìm ra loại thuốc phù hợp. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là do virus, tự giới hạn trong nhiều trường hợp không cần thiết phải sử dụng kháng sinh".
Các bác sĩ đa khoa đã nhiều lần được yêu cầu giảm số lượng thuốc kháng sinh mà họ đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng việc lạm dụng kháng sinh đang gây ra một cuộc khủng hoảng.
Giáo sư Helen Stokes-Lampard, chủ tịch của Royal College of GPs, cho biết: 'Các bác sĩ đa khoa cần nhận thức sâu sắc về những nguy cơ tiềm ẩn của việc kê đơn thuốc kháng sinh khi chúng không thực sự cần thiết".
Cha mẹ hiểu con cái hơn bất cứ ai và nếu lo lắng về một vấn đề y tế hoặc bệnh tật dai dẳng nên cho trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện lớn để khám bệnh và có được sự tư vấn của các bác sỹ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy gần 40% đơn thuốc kháng sinh ở Anh được dùng cho những bệnh nhân không cần dùng chúng. Nhiều loại thuốc đã vô dụng chống lại vi trùng ngày càng kháng thuốc và càng sử dụng nhiều kháng sinh, siêu vi khuẩn càng mạnh.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Lo ngại siêu khuẩn kháng thuốc tại VN: Kiểm soát nhiễm chéo Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong Bệnh Viện (BV). Bệnh nhân nặng nằm thở máy, điều trị kháng sinh cả tháng trời tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - ẢNH:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Có thể bạn quan tâm

Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?
Netizen
14:04:54 25/05/2025
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức
Sao việt
13:57:37 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025