‘Khe cửa’ hẹp với giáo viên hợp đồng
Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng đã có kế hoạch triển khai, thế nhưng cơ hội gắn bó với nghề của giáo viên hợp đồng vẫn là những “khe cửa” hẹp.
Long đong phận giáo viên hợp đồng Ảnh: Việt Nguyễn
Thiếu giáo viên nhưng không có chỉ tiêu biên chế
Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm ( tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng trong số này, có nhiều giáo viên không được xét tuyển vào biên chế vì “huyện không có chỉ tiêu”. Không được xét tuyển, những giáo viên này bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo phản ánh của tập thể giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Liêm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, họ rất vui mừng vì nằm trong diện xét đặc cách. Trong số này có những giáo viên công tác trong ngành đã 17 năm. Thế nhưng, giáo viên các bộ môn như: Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý… “đau đớn” khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này. Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa các bộ môn này sẽ không tuyển bất kỳ một giáo viên nào và đồng thời, chấm dứt hợp đồng lao động với toàn bộ giáo viên hợp đồng.
Thực tế, đội ngũ giáo viên hợp đồng này đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều người được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường cần tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần.
Tại Hà Nội sau khi bị cắt hợp đồng đầu năm học 2019-2020, gần 90% giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây được nhà trường mời thỉnh giảng với mức công 40.000đ- 50.000 đồng/ tiết. Kế hoạch thỉnh giảng giáo viên của trường THCS Hồng Hà, thị xã Sơn Tây cho thấy, năm học 2019 – 2020, so với chỉ tiêu biên chế được giao, trường thiếu 3 giáo viên. Trong đó có 1 giáo viên môn Toán, 1 giáo viên môn Sinh, 1 giáo viên môn Tiếng Anh. Trường mời giáo viên thỉnh giảng những môn thiếu với tiền công hàng tháng là 40.000đ/tiết/môn Toán, tiếng Anh và 50.000đ/tiết/môn Sinh học.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng của trường THCS Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) cho biết, sau khi thị xã Sơn Tây đơn phương chấm dứt hợp đồng với toàn bộ giáo viên hợp đồng trong huyện, gần 90% số giáo viên này được mời hợp đồng thỉnh giảng. Bản thân thầy Nguyễn Viết Tiến đang thỉnh giảng tại trường 12 tiết/ tuần, mỗi tiết thầy nhận được 50.000 đồng và phải tự đóng bảo hiểm.
Điều nghịch lý ở chỗ, mặc dù trường thiếu giáo viên, phải ký hợp đồng trong suốt thời gian qua, thậm chí sau khi cắt hợp đồng, phải mời giáo viên thỉnh giảng, nhưng khoảng 20 năm nay, thị xã Sơn Tây không tổ chức thi tuyển biên chế đối với một số môn như môn Toán. Ngay tại kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019, các giáo viên hợp đồng môn Toán của thị xã Sơn Tây phải đi sang các huyện, quận khác có chỉ tiêu biên chế để thi.
Mong mỏi một chính sách thấu tình đạt lý
Video đang HOT
Hiện một số huyện, thị xã của Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây…các giáo viên đã bị cắt hợp đồng từ đầu năm học 2019 – 2020. Trong khi đó 300 giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức vẫn chưa được đóng bảo hiểm. Nếu căn cứ theo công văn của Sở Nội vụ Hà Nội, số giáo viên này sẽ không được xét đặc cách. Vì trong công văn nêu rõ điều kiện xét đặc cách bao gồm tiêu chí: Có thời gian ký hợp đồng làm giáo viên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội tại các trường công lập thuộc UBND quận, huyện, thị xã trước ngày 31/5/2015 và hiện vẫn đang làm giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập.
Như vậy, đối với giáo viên hợp đồng không được đóng bảo hiểm và bị cắt hợp đồng sẽ không đủ điều kiện.
Trong khi đó, ngày 5/11/2019, UBND huyện Sóc Sơn ban hành thông báo số 5134 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn đang công tác tại các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn huyện từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng chấm dứt hợp đồng, sắp xếp lại lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ chỉ đạo của cấp trên về việc xét tuyển đặc cách.
Thầy Nguyễn Viết Tiến băn khoăn: Tại sao trên toàn thành phố Hà Nội chỉ có giáo viên hợp đồng ở thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì bị lãnh đạo huyện đơn phương chấm dứt hợp đồng? Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định sẽ hoàn thành mục tiêu xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng trong quý I/2020 với dự kiến 2.692 chỉ tiêu. Thầy Tiến mong rằng thành phố Hà Nội sớm hành động để giáo viên hợp đồng yên tâm mình có chỉ tiêu và được xét đặc cách như lời hứa của Chủ tịch UBND thành phố.
Những vướng mắc trong việc xét đặc cách giáo viên hợp đồng hiện nay không phải chỉ xảy ra với Hà Nội hay Hà Nam mà ở tất cả các địa phương. Chính vì vậy, Bộ Nội vụ cần có những hướng dẫn cụ thể để giáo viên hợp đồng lâu năm được hưởng chính sách tuyển dụng đặc cách nhân văn này. Tránh tình trạng dù chính sách đã có nhưng giáo viên hợp đồng vẫn thấy bất an, không rõ số phận mình sẽ đi về đâu.
Các giáo viên ở Thanh Liêm (Hà Nam) cho biết, trong khi một số trường đang thiếu rất nhiều giáo viên ở các môn mà không có chỉ tiêu biên chế, một giáo viên thậm chí phải dạy nhiều lớp, quá số tiết. Do thiếu giáo viên, trường phải dồn lớp, một lớp có đến hơn 40 học sinh, để đảm bảo được các tiết học. Nhưng không hiểu vì sao, huyện Thanh Liêm vẫn không lấy chỉ tiêu biên chế các môn này?
Theo Tiền phong
Hà Nam: Giáo viên hợp đồng "cay đắng" rời bục giảng vì huyện không có chỉ tiêu biên chế
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm ở huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) đều đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, nhưng nhiều giáo viên đều không được xét tuyển vào biên chế vì "huyện không có chỉ tiêu", không được xét tuyển, nhiều giáo viên này cũng bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo phản ánh của nhiều giáo viên hợp đồng ở nhiều bộ môn thuộc các trường Trung học cơ sở (THCS), trên địa bàn huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam): Đã có rất nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, thậm chí có người đã đứng trên bục giảng đến 17 năm, khi Bộ Nội vụ có Công văn 5378, nhiều giáo viên rất vui mừng vì mình nằm trong diện xét đặc cách. Thế nhưng, nhiều giáo viên các bộ môn như: Ngữ Văn, Toán, Âm nhạc, Vật lý, Tin học, Lịch sử, Địa lý... "đau đớn" khi biết tin huyện Thanh Liêm không có chỉ tiêu biên chế những môn này.
Đơn kêu cứu của các giáo viên huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam).
Không có chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa với việc các bộ môn này sẽ không tuyển biên chế với bất kỳ một giáo viên nào và toàn bộ những giáo viên hợp đồng này đã bị các trường chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo các giáo viên này cho biết, họ đã cống hiến cho ngành giáo dục Thanh Liêm từ rất lâu, có rất nhiều giáo viên được công nhận giỏi cấp huyện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên thực tế, các trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm vẫn còn thiếu giáo viên, thậm chí có trường điều tới 6 giáo viên hợp đồng giảng dạy các môn, có những giáo viên dạy đến 21 tiết/1 tuần. Điều đó được chứng minh qua thời khóa biểu của trường và việc UBND huyện Thanh Liêm ký hợp đồng giảng dạy và trả lương từ ngân sách cho các giáo viên từ năm 2004 đến nay.
Một giáo viên THCS huyện Thanh Liêm cho biết: "Theo Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, thì những giáo viên đủ điều kiện như: Đi dạy trước năm 2015, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đang giảng dạy trong huyện Thanh Liêm cấp THCS khoảng 16 giáo viên. Nếu so với các đồng nghiệp, chúng tôi rất thiệt thòi rất nhiều, ở các huyện lần này đều được xét tuyển đặc cách, nhưng chúng tôi thì không, chúng tôi cũng đáp ứng toàn bộ những điều kiện từ các công văn, văn bản của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra, nhưng không hiểu sao huyện Thanh Liêm lại không lấy chỉ tiêu biên chế các môn".
Nhiều giáo viên cống hiến gần 20 năm, nhận được nhiều giấy khen, nhưng sau đợt này hầu hết họ bị chấm dứt hợp đồng
Các giáo viên cho biết, trong khi một số trường đang thiếu rất nhiều giáo viên ở các môn mà không có chỉ tiêu biên chế, một giáo viên thậm chí phải dạy nhiều lớp, quá số tiết, thậm chí do thiếu giáo viên, nên trường phải dồn lớp, một lớp có đến hơn 40 học sinh, để đảm bảo được các tiết học. Nhưng không hiểu vì sao, huyện Thanh Liêm vẫn không lấy chỉ tiêu biên chế các môn này.
Theo các giáo viên: "Công văn 5378 lần này của Bộ Nội lần này là chính sách nhân văn của Bộ nhằm ghi nhận những cống hiến, đóng góp của giáo viên chúng tôi cho ngành giáo dục từ trước đến nay. Nhưng không ngờ chúng tôi lại không được hưởng. Chúng tôi đã cống hiến lâu năm như vậy, nhưng càng thiệt thòi hơn khi mỗi năm, huyện Thanh Liêm lại nhận giáo viên biên chế của bộ môn chúng tôi giảng dạy từ các nơi về...".
Một cô giáo cho biết: "Tôi làm giáo viên hợp đồng được hơn 10 năm nay, mức lương hiện nay là hơn 1 triệu 700 nghìn đồng, trong đó giáo viên hợp đồng chúng tôi đã phải đóng 1 triệu tiền bảo hiểm, còn lại 700 nghìn chắc còn không đủ xăng xe đi làm. Nhưng chúng tôi yêu nghề và mong muốn một ngày nào đó sẽ được vào biên chế. Hơn 10 năm đi làm, cống hiến, giờ cảm giác thật hụt hẫng. Giờ các giáo viên chúng tôi mong muốn các cấp ngành xem xét lại để chúng tôi có cơ hội được xét tuyển".
Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thị Phương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm cho biết: "Thông tin các giáo viên phản hồi phòng mới nhận được vào ngày 23/12, ngày trong ngày 23, phía Phòng Giáo dục, Phòng Tổ chức, Phòng Nội vụ huyện đã đối thoại với các giáo viên để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các giáo viên".
Bà Phương xác nhận việc, có một số trường có giáo viên dạy 2 lớp một bộ môn, với 21 tiết/tuần, các giáo viên hợp đồng cũng có giáo nhiều viên giỏi cấp huyện. Nhưng vấn đề chỉ tiêu biên chế Phòng Giáo dục chỉ tham mưu cho huyện, chứ không quyết định được.
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu...
"Sau khi có phản hồi từ các giáo viên, phía Phòng Giáo dục và Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nội vụ huyện sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ danh sách các giáo viên một lần nữa, rồi sẽ báo cáo lên UBND huyện để dựa theo văn bản mới nhất của UBND tỉnh là văn bản số 3867/UBND-NC để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, chúng tôi sẽ đề nghị giãn thời gian rà soát với Sở Nội vụ, UBND tỉnh, vì theo quyết định thì thời gian rà soát đã sắp hết", bà Phương cho biết.
Được biết, trong thông báo chỉ tiêu biên chế năm 2019 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, gửi đến UBND huyện Thanh Liêm, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 1697 chỉ tiêu (đã bao gồm 94 chỉ tiêu bổ sung cho biên chế giáo viên mầm non), trong đó: các trường THCS có 471 chỉ tiêu...
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Ngày 20/12, UBND tỉnh Hà Nam mới có văn bản số 3867/UBND-NC về việc tuyển dụng giáo viên năm học 2019-2020. Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng đã thay đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho những người công tác lâu năm.
UBND các huyện, thành phố, căn cứ tình hình thực tế của địa phương triển khai, rà soát quyết định số giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ nhu cầu tuyển dụng giáo viên, số lượng giáo viên được tuyển dụng đặc cách, đề xuất UBND tỉnh số lượng giáo viên cần tuyển dụng theo trình tự của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ...
Thời gian tuyển dụng đặc cách: UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng đặc cách, báo cáo kết quả, đồng thời đề xuất số lượng giáo viên xét tuyển theo trình tự gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn, thời gian trước ngày 26/12/2019.
Đức Văn
Theo Dân trí
Giáo viên hợp đồng Hà Nội bất an khi biết kết quả thi tuyển dụng Nhận được kết quả thi vòng 2 kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019, nhiều giáo viên bày tỏ sự bất an khi rơi vào tình cảnh 1 "chọi" 1. Sau hơn nửa năm đi đấu tranh, kêu cứu lãnh đạo thành phố, Sở Nội vụ, thậm chí là Bộ Nội vụ, các giáo viên hợp đồng tại Hà Nội ngậm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Có thể bạn quan tâm

Tạ Đình Phong lo tỏ tình Vương Phi, "bơ đẹp" 2 con, Trương Bá Chi liền đá đểu?
Sao châu á
16:45:08 01/05/2025
Đặc phái viên của Tổng thống Trump: Ukraine chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ trên thực tế
Thế giới
16:37:14 01/05/2025
Phương Mỹ Chi nói về tiết mục gây sốt đại lễ: "Đó là ký ức không thể quên"
Nhạc việt
16:19:00 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
Bảo Liêm: Nam danh hài kín tiếng, ở VN là thiếu gia, đi Mỹ lấy vợ 2 giờ ra sao?
Sao việt
16:09:46 01/05/2025
Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI
Thế giới số
15:21:55 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025
Royal Enfield Hunter 350 2025 chính thức lên kệ, giá chỉ 45 triệu đồng
Xe máy
15:08:00 01/05/2025
6 loại thực phẩm ít calo, giúp sản sinh collagen không lo bị béo
Làm đẹp
15:07:46 01/05/2025
17 cuốn nhật ký bí mật của Freddie Mercury sẽ được công bố
Sao âu mỹ
15:07:10 01/05/2025