Khi ảnh hưởng của Nga giảm mạnh, Trung Quốc tăng cường can dự vào Trung Á

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh đang thúc đẩy các sáng kiến đa phương của riêng mình ở Trung Á trong bối cảnh ảnh hưởng của Nga suy yếu.

Khi ảnh hưởng của Nga giảm mạnh, Trung Quốc tăng cường can dự vào Trung Á - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Astana, ngày 14/9/2022. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Theo nhận định của Giáo sư Emil Avdaliani tại Đại học Châu Âu và là giám đốc Nghiên cứu Trung Đông tại tổ chức tư vấn Geocase ở Gruzia, Trung Quốc gần đây đã khởi xướng dự án đường sắt rất được mong đợi đến Uzbekistan. Điều này phản ứng xu hướng trên khắp Âu-Á trong những tháng gần đây, báo hiệu rằng Nga đang mất dần quyền kiểm soát đối với Nam Caucasus và Trung Á do cuộc xung đột ở Ukraine. Các quốc gia Trung Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước những hậu quả từ cuộc xung đột này khi khu vực đang quay cuồng với những vấn đề kinh tế và chính trị tiêu cực.

Giáo sư Avdaliani cho rằng, một nhược điểm lớn đối với Moskva trong việc đánh mất ảnh hưởng trong khu vực là vị thế đang suy yếu của họ với tư cách là “nhà bảo đảm an ninh chính” cho các quốc gia Trung Á. Sự “phân công lao động” không chính thức với Bắc Kinh, trong đó Nga chủ yếu hỗ trợ ổn định thông qua quân sự, an ninh và Trung Quốc đóng vai trò là nhà đầu tư lớn về kinh tế, đang dần sáng tỏ.

Khi niềm tin suy giảm, các quốc gia Trung Á cũng giảm dần sự phụ thuộc vào Nga. Ví dụ, sự leo thang của xung đột biên giới giữa Kyrgyzstan và Tajikistan gần đây khiến Moskva khó chịu, vì hai nước này đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), nhưng Nga đã thất bại trong việc can thiệp và thậm chí còn bị Kyrgyzstan cho là đang ủng hộ Tajikistan.

Điều này dẫn đến quyết định của Kyrgyzstan không tham gia cuộc tập trận quân sự “Tình anh em không thể phá vỡ 2022″ của CSTO và từ chối tham gia cuộc tập trận ở Tajikistan. Ngoài ra, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã từ chối tới Nga dự hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS).

Các cuộc tập trận quân sự được coi là một phần quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt là trong CSTO. Việc từ chối tham gia là một dấu hiệu rõ ràng về ảnh hưởng đang suy giảm của Moskva. Ngược lại, Bắc Kinh đang tích cực hướng tới việc triển khai mở rộng các công ty an ninh tư nhân của mình trên khắp Trung Á.

Điện Kremlin cũng đang gặp rắc rối trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), một khuôn khổ hợp tác lớn khác do Moskva đứng đầu. Mối quan hệ của Nga với Kazakhstan, một đồng minh lớn trong EEU, đang ở trong tình trạng tồi tệ. Astana đã phản ứng nhạy cảm trước những một số bình luận dân tộc chủ nghĩa của các chính trị gia Nga và những vấn đề lãnh thổ liên quan đến các khu vực có người Nga sinh sống ở miền Bắc Kazakhstan.

Video đang HOT

Hợp tác an ninh mạng cũng trở nên phức tạp khi Kazakhstan ngày càng hạn chế liên kết với Nga. Ví dụ, theo tờ Kommersant (Nga), dự án Bizon của phía Nga với nhà điều hành viễn thông Transtelecom của Kazakhstan để đảm bảo an ninh mạng ở nước này đã bị đóng băng.

Việc uy tín và ảnh hưởng của Nga ở các nước lân cận đang giảm sút đang thúc đẩy Bắc Kinh tìm kiếm một vai trò chủ động hơn ở Trung Á. Hợp tác quân sự của Bắc Kinh với các quốc gia Trung Á đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua. Với vai trò của Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, bằng chứng là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đại dịch COVID-19 tới Astana, sự hợp tác của nước này với các quốc gia trong khu vực sẽ chỉ được tăng cường.

Về bề ngoài, Bắc Kinh có thể sẽ hỗ trợ phối hợp với Moskva và các tổ chức liên chính phủ chẳng hạn như CSTO, để giảm bớt lo ngại từ Nga và các quốc gia Trung Á, nhưng có một xu hướng là rõ ràng: Bắc Kinh đang chuẩn bị can dự sâu hơn vào khu vực, đưa Trung Á vào các sáng kiến của riêng mình.

Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) là một sáng kiến như vậy, và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã tham dự hội nghị thượng đỉnh năm nay tại Kazakhstan. Một sáng kiến khác là khuôn khổ “Trung Quốc Trung Á” (C C5), tập trung vào các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực. Nền tảng này được thành lập trong đại dịch COVID-19 và mang đến cho Bắc Kinh cơ hội phát triển một cách tiếp cận toàn diện đối với Trung Á.

Giáo sư Avdaliani kết luận, những khó khăn của Nga, vốn trầm trọng hơn sau cuộc xung đột ở Ukraine, cũng có thể thấy rõ nước này không có khả năng ngăn chặn sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực. Dự án đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan từng bị đình trệ, thường bị trì hoãn do sự can thiệp của Nga, cuối cùng đã đạt được tiến bộ, với sự dẫn đầu của Bắc Kinh. Ngoài ra, các hiệp định thương mại trị giá hàng tỷ USD mà ông Tập Cận Bình vừa ký với Uzbekistan và Kazakhstan đã làm lu mờ thêm những nỗ lực của Nga trong khu vực.

Các lệnh trừng phạt Nga đang thúc đẩy 'Con đường Tơ lụa mới'

Để ứng phó với các lệnh trừng phạt, các quốc gia đang tích cực mở các tuyến đường vận tải mới và tạo ra sự kết nối kinh tế lớn hơn trên khắp khu vực Trung Đông và châu Á.

Các lệnh trừng phạt Nga đang thúc đẩy Con đường Tơ lụa mới - Hình 1
Một góc cảng Baku của Azerbaijan. Ảnh: Seanews.com.tr

Theo Responsible Statecraft, tạp chí trực tuyến của Viện Quincy, một tổ chức tư vấn tại Mỹ ngày 13/8, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, cuộc xung đột đã và đang định hình lại bản đồ các hành lang vận tải Á - Âu nối Trung Quốc và châu Âu.

Đồng thời, nó thổi luồng sinh khí mới vào các tuyến đường dài cho phép hàng hóa đi qua vùng đất Á - Âu mà không cần đi qua lãnh thổ Nga. Cuộc xung đột cũng mở ra cơ hội cho sự kết nối rộng rãi hơn của Nga với các đối tác ở Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á.

Do đó, hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand (Uzbekistan) có thể cung cấp nền tảng cho các tuyến đường thay thế mới. SCO - tổ chức bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan và Tajikistan - chắc chắn sẽ thiết lập cơ sở cho việc mở rộng hành lang vận tải sang Trung Đông cũng như thỏa thuận về việc xây dựng một tuyến đường sắt Trung Á quan trọng.

Hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​còn mở ra tư cách thành viên SCO của Iran vào thời điểm nước cộng hòa Hồi giáo này được hưởng lợi từ những thay đổi trong địa chính trị của giao thông Á - Âu. Hội nghị thượng đỉnh sẽ tiếp tục chào đón Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập, Bahrain và Maldives với tư cách là các đối tác đối thoại, cùng Azerbaijan và Armenia với tư cách quan sát viên. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) gần đây cũng bày tỏ sự quan tâm đến sự liên kết với nhóm này.

Các quan chức Kyrgyzstan cho biết, những nhà lãnh đạo của một số quốc gia Trung Á và Trung Quốc đã đồng ý ký một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh để xây dựng một tuyến đường sắt Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan dài hơn 500 km vốn "đã nằm trên bản vẽ trong 25 năm". Tuyến đường sắt sẽ nối ba quốc gia này với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, cùng khu vực Trung và Đông Âu.

Thiếu ý chí chính trị cùng với những trở ngại về hậu cần và kỹ thuật, đặc biệt là ở khu vực miền núi Kyrgyzstan, cùng chi phí cao gây ra sự chậm trễ của tuyến đường sắt trên, nhưng giờ đây dường như chúng được coi là ít vấn đề hơn do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine.

Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev cho rằng tuyến đường sắt này sẽ "mở ra cơ hội mới cho các hành lang vận tải nối khu vực với các thị trường ở Thái Bình Dương. Động thái này sẽ bổ sung vào việc mở rộng các tuyến đường sắt hiện có kết nối Đông với Tây ".

Uzbekistan từ lâu đã khẳng định rằng tuyến đường sắt này sẽ là tuyến đường ngắn nhất từ ​​Trung Quốc đến các thị trường ở Trung Đông và châu Âu, trong khi Trung Quốc coi đây là một cách để tránh nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu do việc tiếp tục vận chuyển qua Nga gây ra.

Tuyến đường sắt mới cũng sẽ tích hợp vào tuyến đường sắt nối Uzbekistan với Cảng biển Quốc tế Turkmenbashi của Turkmenistan trên Biển Caspi. Từ đó, nó có thể liên kết với vùng Caucasus, Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Đen thông qua cảng Baku của Azerbaijan hoặc Iran, Ấn Độ, Vùng Vịnh và Đông Phi thông qua Hành lang Vận tải Quốc tế Bắc - Nam (INSTC).

Vào tháng 7, cảng Baku đã đồng ý để tập đoàn Albayrak của Thổ Nhĩ Kỳ, có quan hệ mật thiết với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, quản lý cơ sở này, mở rộng năng lực xếp dỡ hàng hóa và xây dựng một nhà ga vận chuyển.

INSTC, một tổ hợp dài 7.200 km gồm các tuyến đường sắt, đường cao tốc và hàng hải hoạt động độc lập, cũng cung cấp một hành lang về phía bắc tới Kazakhstan và Nga. Sự kết nối có thể có tầm quan trọng đối với Kazakhstan, nước vốn phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm, phân bón, hóa dầu và sắt của Nga.

Mặt khác, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã thăm dò chuyển hướng xuất khẩu dầu của nước này sang châu Âu từ đi qua Nga sang chảy qua Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, Kazakhstan cũng không né tránh việc tìm cách biến các biện pháp trừng phạt chống Nga thành lợi thế cho mình, bao gồm cả việc đưa ra giải pháp thay thế các doanh nghiệp phương Tây rời bỏ Nga.

Đầu năm nay, Iran và Qatar đã công bố mở các tuyến vận tải hàng hải giữa hai nước như một phần của INSTC. Tương tự, Tổ chức Hàng hải và Cảng của Iran (PMO) đã công bố khai trương các tuyến tàu biển giữa cảng Chabahar của Iran và cảng Jebel Ali ở Dubai, UAE.

Về phần mình, các nhà phân tích Trung Quốc kỳ vọng rằng tuyến đường sắt, bắt đầu ở Kashgar, sẽ giúp chuyển đổi nền kinh tế của Tân Cương, tỉnh Tây Bắc gặp khó khăn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các động thái nhằm củng cố Trung Á như một nút quan trọng trên các hành lang giao thông Đông - Tây và Bắc - Nam diễn ra trong bối cảnh sự bất bình của công chúng trong khu vực ngày càng gia tăng và hoạt động thánh chiến đang lan rộng.

Vào tháng 1, Kazakhstan đã mời Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu giúp khôi phục lại trật tự trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt. 6 tháng sau, các cuộc biểu tình ở khu vực tự trị Karakalpakstan của Uzbekistan trở nên bạo lực hơn.

Trong khi đó, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo hoạt động từ Afghanistan tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc thánh chiến trong khu vực mà ban đầu sẽ nhắm vào Uzbekistan và Tajikistan. Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã ca ngợi các cuộc tấn công bằng tên lửa trong những tháng gần đây nhằm vào các mục tiêu ở hai quốc gia là "cuộc thánh chiến vĩ đại ở Trung Á" nhằm thống nhất 5 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ với Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ.

Một báo cáo của Liên hợp quốc hồi tháng 7 cảnh báo rằng các thành viên của Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan, một nhóm thánh chiến người Duy Ngô Nhĩ từng gây ra các vụ thảm sát ở Syria, đã gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo vì các thủ lĩnh Taliban của Afghanistan ngăn cản họ tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới ở Tân Cương.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở KurskChuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk
13:51:39 29/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dàiPhó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
15:08:30 29/04/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025
Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với MỹKyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
21:53:50 30/04/2025
Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạnĐảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
18:45:12 29/04/2025
Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiếnNa Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến
15:34:15 30/04/2025
Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạngNhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng
10:44:56 30/04/2025

Tin đang nóng

Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
20:28:19 30/04/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếngCa sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếng
23:01:07 30/04/2025
Diễu binh 30/4: "Chiếm sóng" truyền thông thế giới, chồng cũ Hằng Du Mục gây sốcDiễu binh 30/4: "Chiếm sóng" truyền thông thế giới, chồng cũ Hằng Du Mục gây sốc
21:55:16 30/04/2025
Kỳ Duyên tranh cãi khi mặc áo Đoàn đeo khăn quàng đỏ, liền lên tiếng, gỡ hết ảnhKỳ Duyên tranh cãi khi mặc áo Đoàn đeo khăn quàng đỏ, liền lên tiếng, gỡ hết ảnh
19:54:01 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
18:44:46 30/04/2025
Nam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêngNam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêng
22:47:18 30/04/2025
Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứNữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ
18:06:43 30/04/2025
Truyền thông quốc tế ấn tượng về đại lễ 30-4 của Việt NamTruyền thông quốc tế ấn tượng về đại lễ 30-4 của Việt Nam
18:36:56 30/04/2025

Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

22:16:08 30/04/2025
Động thái này phù hợp với mục tiêu của EU trong việc tăng cường năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu nội khối nhằm phục vụ cuộc đua toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

22:14:18 30/04/2025
Phát biểu tại Đại hội quốc tế chống phát xít lần thứ ba, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự thật lịch sử và chống lại tình trạng lan rộng các tư tưởng cực đoan.
Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

22:04:28 30/04/2025
Các rủi ro bên ngoài từ bất ổn địa chính trị, xung đột thương mại cho đến chính sách thuế quan mới từ Mỹ tiếp tục là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế.
GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

21:59:35 30/04/2025
Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, đã giảm ở mức 0,3 phần trăm hàng năm trong ba tháng đầu năm - một sự đảo ngược kinh ngạc so với mức tăng trưởng mạnh vào cuối năm ngoái.
Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

21:52:47 30/04/2025
Ngoài ra, chính quyền Seoul cho biết nhằm cung cấp thông tin thực tế cho người nước ngoài đang cân nhắc du học hoặc chuyển đến Seoul, tập đầu tiên của một Vlog do sinh viên quốc tế và cư dân nước ngoài sống tại thủ đô Hàn Quốc tạo ra.
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

21:49:51 30/04/2025
Tổng thống Trump đã thông báo áp thuế 20% đối với phần lớn hàng hóa châu Âu từ ngày 2/4 trước khi tuyên bố tạm dừng trong 90 ngày, nhưng mức thuế cơ bản 10% trên toàn thế giới vẫn được duy trì.
Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

21:47:59 30/04/2025
Các công tố viên cáo buộc Jian G. đã thu thập hơn 500 tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu được phân loại là "đặc biệt nhạy cảm" và chuyển cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

21:46:35 30/04/2025
Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận giảm thuế, tăng trưởng toàn cầu có thể phục hồi. Nhưng điều này phụ thuộc lớn vào tính nhất quán trong chính sách của Mỹ.
Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

21:44:09 30/04/2025
Trước những lời đe dọa trên, phái bộ Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ: Ngoại giao thực sự không thể tiến hành dưới sự đe dọa hoặc áp lực . Tehran nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán chỉ nên tập trung vào vấn đề hạt nhân và việc dỡ bỏ lệ...
Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

21:42:08 30/04/2025
Theo đó, trong một cuộc họp gần đây, chính quyền tại miền Đông Trung Quốc đã đề nghị một nhóm vận động doanh nghiệp nước ngoài thông báo về mọi tình huống cấp thiết do căng thẳng thuế quan gây ra để đánh giá từng trường hợp cụ thể.
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

17:38:55 30/04/2025
Động thái đưa S-300PS tới Kyrgyzstan cho thấy Nga quyết tâm duy trì ảnh hưởng quân sự tại Trung Á, bất chấp áp lực từ Mỹ, NATO và tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

16:46:17 30/04/2025
Trong khi Mỹ và Trung Quốc ăn miếng trả miếng , châu Âu có thể tận dụng lợi thế của mình để củng cố vị thế trên trường quốc tế. Châu Âu có thể trở thành một trung tâm thương mại tự do, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?

Sao âu mỹ

23:20:55 30/04/2025
Airyn De Niro con gái của nam diễn viên kỳ cựu Robert De Niro và nữ diễn viên Toukie Smith mới đây đã chính thức công khai là người chuyển giới nữ trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Them.
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào

Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào

Sao việt

23:06:00 30/04/2025
Khoảnh khắc các nghệ sĩ tái hiện lại những năm tháng lịch sử khiến hàng triệu trái tim dõi theo vừa tự hào vừa xúc động.
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ

Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ

Sao châu á

22:57:10 30/04/2025
Trang Xports News ngày 30-4 thông báo Lee Sang Min đang chuẩn bị cho một đám cưới riêng tư, chỉ có người thân hai bên cùng bạn bè thân thiết.
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt

Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt

Ôtô

22:30:33 30/04/2025
Tại Triển lãm Ôtô Thượng Hải 2025, Hongqi tiếp tục giới thiệu những sản phẩm chiến lược của thương hiệu trong thời gian tới. Được chờ đón nhất chính là thế hệ thứ hai của mẫu sedan hạng sang Hongqi H9.
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ

Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ

Xe máy

22:21:47 30/04/2025
Hiện tại, Yamaha 135LC Fi 2025 được nhập khẩu và phân phối bởi Rebel Motor tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá bán cụ thể của các phiên bản vẫn chưa được công bố chính thức.
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy

3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy

Trắc nghiệm

22:17:33 30/04/2025
Theo tử vi dự đoán, 3 con giáp sau nhiều lộc nhiều tiền, không thành tỷ phú cũng là đại gia.Tuổi Thìn cần hết sức cẩn trọng khi xử lý công việc do đây là ngày tuổi xung
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tin nổi bật

21:31:47 30/04/2025
Tối 30/4, hàng vạn người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi nhân dịp nghỉ lễ, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường. Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) cũng trở nên quá tải với dòng người đông đúc, tạo nên không ...
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè

Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè

Thời trang

21:18:32 30/04/2025
Mùa hè năm nay đang chứng kiến sự trở lại đầy ngoạn mục của họa tiết hoa lá, một xu hướng thời trang vừa rực rỡ, vừa lãng mạn, chiếm lĩnh mọi sàn diễn và tủ đồ của các tín đồ thời trang.
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt

Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt

Phim châu á

20:55:58 30/04/2025
Loạt phim hoạt hình Trung Quốc Na Tra không chỉ gây sốt trong nước mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trên thị trường quốc tế. Phần đầu tiên Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế (2019) từng thu về hơn 742 triệu USD toàn cầu.
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông

Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông

Netizen

20:12:34 30/04/2025
Va chạm dẫn đến mâu thuẫn khi tham gia giao thông, nam tài xế điều khiển xe bán tải dùng gậy bóng chày dọađối phương
Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Sao thể thao

19:02:56 30/04/2025
Trong thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, Mai Hà Trang - vợ của cầu thủ Hà Đức Chinh bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý khi nhiều người dành lời khen có cánh cho nhan sắc của cô.