Khi du học không chọn “hàng hiệu”
Công bằng mà nói thì không chỉ ở Việt Nam mới có người bỏ ra những khoản tiền lớn hơn lực tài chính của mình để mua xe Bentley hay sắm hàng chục cái túi Hermes. Tuy vậy, không phải ở lĩnh vực nào xu hướng chuộng hàng hiệu cũng xảy ra ở mức độ như nhau. Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào lĩnh vực giáo dục đại học – đặc biệt là du học – thì dường như xu hướng này không – hay nói đúng hơn là chưa – phổ biến ở Việt Nam.
Việt Nam chuộng mác hàng, Trung Quốc chuộng mác trường
Trong những năm gần đây, nhu cầu du học của người Việt ngày càng cao, phần vì lo lắng về chất lượng giáo dục trong nước, phần vì xã hội bắt nhịp với nhu cầu thị trường và xu hướng quốc tế hoá giáo dục trên thế giới. Tôi khâm phục sự quyết tâm của các gia đình và những khoản tiền họ đầu tư để con cái được hưởng nền giáo dục chất lượng. Tuy vậy, có một quan sát làm tôi băn khoăn: tại sao rất ít người quan tâm đến cái “mác trường” khi cho con đi du học?
Dù không có số liệu chính thức, nhưng tôi dám cược rằng số túi Hermes và Louis Vuitton bán tại Hà Nội nhiều hơn số học sinh nộp đơn vào các trường nổi tiếng như Harvard hay Princeton hàng năm. Không chỉ nói đến Harvard, mà ở New York University hay Boston University, những trường tốt, dễ vào hơn và hàng năm nhận hàng trăm sinh viên Trung Quốc, số sinh viên Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất nhiên để thành công, các em nên chọn trường phù hợp với học lực của mình. Tuy nhiên, cũng cần đặt câu hỏi tại sao rất nhiều học sinh giỏi ở Việt Nam khi sang Mỹ lại vào trường cao đẳng (năm 2010 – 2011, Việt Nam đứng thứ hai về số học sinh đăng tuyển vào các trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ)?
Xu hướng này khác với Trung Quốc, nơi các ông bố bà mẹ kèm cặp, cho con đi học thêm, thuê người tư vấn để vào bằng được các trường danh tiếng nhất tại Mỹ. Theo tờ New York Times, một số gia đình chi 14.000 – 77.000 USD để con được tư vấn làm hồ sơ vào các trường hàng đầu. Một cựu sinh viên Harvard ở Bắc Kinh kể cho tôi kinh nghiệm của anh trong việc phỏng vấn sinh viên hàng năm: “Mỗi em đến đều mang một kẹp dày các thành tích về thể thao, văn hoá, nghệ thuật. Tôi không biết các em có thời gian lúc nào để thi, chưa nói đến việc luyện tập!” Nhiều học sinh Trung Quốc có niềm mơ ước này đến nỗi một trong những cuốn sách bán chạy nhất nước này là cuốn Harvard Girl – tự truyện của cô sinh viên trẻ nói về kinh nghiệm xin vào và học tại Harvard.
Harvard – trường đại học lâu đời nhất tại Mỹ, thành lập năm 1636, tức 140 năm trước ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776)
Video đang HOT
Diện túi Birkin ở vùng núi?
Tò mò về sự “thờ ơ” của các gia đình Việt Nam với các trường danh tiếng ở Mỹ, tôi hỏi thăm một số ông bố, bà mẹ. Chắc hẳn lý do chính không phải là tài chính, vì số tiền 50.000 USD một năm học tại Harvard, dù nhiều, nhưng không ít gia đình có khả năng chi trả. Hơn nữa, các trường hàng đầu ở Mỹ có chính sách “need-blind” – nghĩa là họ sẽ nhận học sinh mà không quan tâm đến khả năng tài chính, nếu gia đình không trả được trường sẽ bao cấp phần còn lại.
Lý do thứ hai được rất nhiều người đưa ra là dù các gia đình có muốn cũng không đủ khả năng. Với tỷ lệ 8% thí sinh nộp đơn được nhận vào các trường như Harvard, Yale và Princeton, các trường này không chỉ khó đối với học sinh Việt Nam mà với bất cứ học sinh nào. Vì thế mà các ông bố bà mẹ ở khắp các nước đầu tư rất nhiều vào việc cho con học trường tốt từ bé, tìm người kèm cặp và tư vấn để con mình có thành tích tốt và một bộ hồ sơ nổi bật. Học sinh Việt Nam vẫn thường xuyên đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế và những em đã vào các trường danh tiếng ở Mỹ đều học giỏi và tốt nghiệp loại ưu. Vậy thì không có bằng chứng nào để nói chung chung là học sinh Việt Nam không “đủ sức”.
Lý do thứ ba cũng rất nhiều người đưa ra và tôi cho có phần đúng: “Người ta chưa biết nhiều về hệ thống trường ở Mỹ, nên không phân biệt được trường này trường kia. Đi được Mỹ là xịn rồi” – lời một chị có con trai 19 tuổi. Việc này giải quyết khá đơn giản và một khi các gia đình đã có nhu cầu hay nguyện vọng, họ sẽ không thiếu nguồn để tìm thông tin. Nếu như phụ nữ Việt Nam đã biết được rằng một chiếc Birkin của Hermes hay Speedy 25 của LV là những chiếc túi làm nhiều phụ nữ trên thế giới phải ghen tị, thì tôi tin rằng họ cũng sẽ không gặp khó khăn gì khi muốn biết những trường nào ở Mỹ được ưu ái nhất.
Câu hỏi cuối cùng mà tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng đó là liệu một bằng cử nhân hay thạc sĩ từ một trường danh tiếng của Mỹ có giá trị tới mức nào ở Việt Nam? Nếu chúng có giá trị hơn các bằng khác một chút, thì có đến mức đáng để chúng ta bỏ công sức và một khoản đầu tư lớn đến vậy hay không (ước tính tổng chi phí cho hai năm chương trình MBA ở Harvard năm nay là 170.000 USD)? Nếu như chị có con 19 tuổi ở trên nói đúng: phần lớn mọi người chưa phân biệt được trường danh tiếng với trường bình thường, thì chẳng khác gì diện cái túi Birkin ở vùng núi. Dù bạn có mãn nguyện đến đâu, không ai để ý hay quan tâm, bạn cũng không “khai thác” được hết giá trị của cái đồ hiệu mình đang dùng.
Vậy thì, phải chăng trong giai đoạn này, các gia đình ở Việt Nam cho con du học đang “thực dụng” theo kiểu phù hợp với thị trường trong nước: đầu tư vừa phải với tầm nhìn ngắn hạn?
Theo SGTT
Người nổi tiếng nói với sinh viên Harvard
Để kỉ niệm 375 năm thành lập ĐH Harvard, bài phát biểu của những người nổi tiếng thế giới sẽ được phát lại trên sân trường Harvard trong một chương trình có tên Tiếng nói Harvard.
Những bài phát biểu của Bill Gates, nhà văn J.K. Rowling (tác giả của Harry Potter), tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, mẹ Teresa Calcutta hay của mục sư Martin Luther King được phát từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối tại sân trường Havard trong 10 ngày (7/10 đến 16/10/2011).
Bill Gates: Tiến bộ vĩ đại nhất của con người là giảm thiểu bất bình đẳng
Bill Gates, Chủ tịch Microsoft và là người sáng lập quĩ từ thiện Bill & Melinda Gates, tự nhận mình "có ảnh hưởng xấu" và là "người thành công nhất trong những người thất bại".
"Nhìn lại một cách nghiêm túc, có một điều làm tôi rất hối hận. Tôi rời Harvard mà không ý thức được sự bất bình đẳng khủng khiếp trên thế giới - sự chênh lệch đáng sợ về sức khỏe, khoảng cách giàu nghèo và cũng như cơ hội giải thoát cho hàng triệu người đang sống trong cảnh tuyệt vọng.
"Hãy cho nhiều hơn nhận" - Bill Gates.
Ở Harvard, tôi đã được học rất nhiều về những ý tưởng mới trong kinh tế, chính trị và những tiến bộ khoa học. Nhưng tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại không phải nằm trong những khám phá của nó - nhưng làm thế nào để những khám phá này được áp dụng để giảm thiểu sự bất công.
Liệu những bộ óc siêu việt có giải quyết vấn đề lớn nhất của chúng ta không? Liệu những người có đặc quyền nhất trên thế giới có biết về cuộc sống của những người ít đặc quyền nhất thế giới?
Đây không phải là câu hỏi tu từ - bạn hãy trả lời tùy cách nghĩ của mình.
Mẹ tôi, người đã rất tự hào khi tôi đỗ vào đây - không ngừng khuyến khích tôi làm nhiều việc tốt cho người khác. Một vài ngày trước lễ cưới của tôi, bà đã tiếp đón cô dâu và đọc to một lá thư về hôn nhân mà bà đã viết cho Melinda. Mẹ tôi bị bệnh ung thư rất nặng nhưng bà đã nhìn thấy nhiều cơ hội để truyền đạt thông điệp của mình và kết thúc bức thư bà nói: "Hãy cho nhiều hơn nhận".
Đừng để khó khăn cản bước bạn. Hãy là một nhà hoạt động xã hội. Đảm nhận giải quyết những bất công. Đó sẽ là một kinh nghiệm sống quý báu trong cuộc đời của bạn".
J.K. Rowling: Lợi ích của thất bại và tầm quan trọng của trí tưởng tượng
Chia sẻ với các sinh viên Harvard, tác giả của tập truyện Harry Potter nói về hai bài học về lợi ích của thất bại và tầm quan trọng của trí tưởng tượng:
Ở tuổi các bạn, điều tôi lo lắng nhất không phải nghèo khổ mà là thất bại.
...Vậy tại sao tôi lại nói về lợi ích của thất bại? Đơn giản vì thất bại có nghĩa là tước bỏ hết những chuyện phù phiếm. Tôi trở về đúng con người thật của mình, không phải đóng kịch thành bất cứ ai và tập trung năng lượng vào công việc có ý nghĩa nhất với mình. Nếu đã thành công ở bất kì lĩnh vực nào khác thì tôi đã không đủ bền chí để theo đuổi và đạt được thành công ở lĩnh vực mà tôi tin tưởng rằng đúng là lĩnh vực của mình.
Tôi đã thực sự tự do vì nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi đã thành hiện thực, mà tôi vẫn sống, tôi vẫn còn đứa con gái yêu, vẫn còn chiếc máy đánh chữ và một ý tưởng lớn. Và như vậy, đáy sâu của sự thất bại là một nền tảng vững chắc để tôi xây dựng lại cuộc đời.
Có thể bạn không thất bại như tôi, nhưng trong cuộc sống, thất bại là không thể tránh khỏi. Bạn không thể sống mà không thất bại chuyện gì đó, trừ khi bạn sống quá cẩn trọng đến nỗi như là không sống - trong trường hợp này, bạn thất bại hoàn toàn.
"Đáy sâu của sự thất bại là một nền tảng vững chắc để tôi xây dựng lại cuộc đời" - J.K. Rowling.
Việc thành công ở các kì thi không thể đem lại cho tôi cảm giác an tâm như thất bại đem lại. Thất bại dạy tôi những thứ mà không trường lớp nào có thể dạy. Tôi khám phá ra rằng mình có một ý chí mạnh mẽ và kỉ luật hơn mình tưởng, và cũng biết rằng mình có những người bạn đáng giá ngàn vàng.
Bạn sẽ nhận thấy bạn khôn ngoan và mạnh mẽ hơn từ những thất bại, như vậy có nghĩa là từ nay, bạn hoàn toàn có khả năng sinh tồn. Bạn sẽ không bao giờ hiểu được bản thân mình hoặc sức mạnh của cá mối quan hệ xung quanh bạn cho đến khi cả hai được thử thách trong nghịch cảnh. Hiểu được điều đó là một món quà thực sự, cho dù phải đau đớn để nhận được, thì đó vẫn có giá trị hơn mọi thành tích mà tôi đạt được.
Bây giờ có thể các bạn nghĩ rằng tôi chọn mệnh đề thứ hai: tầm quan trọng của trí tưởng tượng, vì đó là phần mà tôi đã xây dựng lại cuộc đời, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Trí tưởng tưởng không chỉ là khả năng của con người hình dung ra những điều không có thật, là nguồn mạch của tất cả phát mình và sáng tạo. Trí tưởng tượng còn có khả năng biến đổi con người và khiến người ta tỉnh ngộ, nó khiến ta biết đồng cảm với những người khác hằn với chúng ta.
Nhiều người không thích dùng đến trí tưởng tượng của mình. Họ chọn ở lại trong giới hạn của những trải nghiệm bản thân, không bao giờ bận tâm suy nghĩ mình sẽ ra sao nếu là một người khác. Họ có thể từ chối nghe những tiếng la hét trong xà lim, họ có thể đóng cửa tâm trí và trái tim với những đau khổ không ảnh hưởng đến bản thân mình, họ có thể từ chối không muốn biết.
Suýt nữa thì tôi ganh tị với những người sống được như vậy, chỉ có điều tôi không nghĩ rằng họ ít bị ác mộng hơn tôi. Chọn lối sống hẹp hòi, xa lánh đồng loại có thể đưa ta đến một trạng thái tâm thần sợ hãi đám đông, tự nó cũng mang đến những nỗi kinh hoàng. Tôi nghĩ những kẻ cố tình không có óc tưởng tượng như thế sẽ gặp nhiều ác quỷ. Họ thường sợ sệt hơn.
Hơn nữa, những người chọn sự vô cảm thường giúp sản sinh thêm nhiều ác quỉ trên đời này. Vì cho dù chính chúng ta không phạm tội ác, chúng ta đã đồng lõa với tội ác vì sự thờ ơ của chúng ta.
Chúng ta không cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn.
Mẹ Teresa Calculta: "Hãy lên đường tìm đến với những người nghèo khổ"
Trong bài phát biều năm 1982 tại Harvard, chủ nhân của giải Nobel Hòa bình, mẹ Teresa nói: "Tôi không có vàng bạc để cho người dân Mỹ, nhưng tôi cho đi những người chị em của tôi, và tôi hy vọng, cùng với họ, bạn sẽ nhanh chóng lên đường tìm đến với những người nghèo khổ. Và nếu bạn tìm thấy họ, nếu bạn đến để hiểu họ, bạn sẽ yêu mến họ. Và nếu bạn yêu mến họ, bạn sẽ làm điều gì đó cho những người ấy".
"Hãy lên đường tìm đến với những người nghèo khổ" - mẹ Teresa nhắn nhủ sinh viên Harvard năm 1982.
Theo Hoàng Xuân
Khoa học & Đời sống Online
Vì sao Harvard bị truất ngôi trường ĐH hàng đầu thế giới? Tiền đầu tư cho nghiên cứu khoa học là một trong những lý do khiến Caltech vượt mặt Harvard. Lần đầu tiên từ khi được xếp hạng, Đại học Harvard bị rớt khỏi vị trí đầu bảng trong danh sách các trường chất lượng nhất thế giới năm học 2011 - 2012 do tạp chí Times Higher Education - THE (tạp chí uy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025