“Khi mắc COVID-19 phải làm gì?”

Nếu mắc COVID-19, bạn sẽ phải làm gì? Nhiều bạn chưa biết xử lý thế nào khi nhận thông tin mắc COVID-19. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh COVID-19.

Khi mắc COVID-19 phải làm gì? - Hình 1

41. Người mắc COVID-19 có biểu hiện gì?

Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ. Một số trường hợp có thể có đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Những trường hợp nặng xuất hiện viêm phổi; khó thở do viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); suy chức năng các cơ quan. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 2 – 14 ngày.

42. M ắc COVID- 19 nếu không được điều trị có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Người mắc COVID-19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì có thể tự khỏi, nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng các cơ quan dẫn tới tử vong. Theo số liệu đã công bố hiện nay, tỉ lệ tử vong khoảng trên 2%. Bệnh diễn biến nặng thường xuất hiện ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

43. Tôi đang tự theo dõi vì nghi ngờ mình bị mắc COVID- 19, khi có dấu hiệu gì thì tôi phải báo ngay cho cơ quan y tế?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 14 ngày phải báo cho cơ quan y tế để được theo dõi và cách ly. Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở cần đeo khẩu trang thường xuyên và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

44. Có phải cứ ho, sốt là mắc COVID-19 hay không?

Ho, sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý cấp và mạn tính khác nhau liên quan đến đường hô hấp. Bệnh do COVID-19 là một bệnh viêm đường hô hấp cấp. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính như các loại vi khuẩn gây bệnh; các loại virus như virus cúm mùa, virus á cúm, virus hô hấp hợp bào… Do đó, không phải cứ có ho, sốt là đều biểu hiện bị bệnh do COVID-19.

Người bệnh bị ho, sốt mà có đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và xét nghiệm chẩn đoán bệnh có do Covid-19 hay không?

45. Để khẳng định chắc chắn mắc COVID-19 thì cần làm những xét nghiệm gì?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, xét nghiệm khẳng định chắc chắn mắc COVID-19 được tiến hành tại các cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép thực hiện và công bố kết quả xét nghiệm.

Hiện nay, kỹ thuật xác định mắc COVID-19 gồm kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) và kỹ thuật Real time RT-PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập và bảo quản trong môi trường phù hợp.

46. Nếu chỉ ho, sốt, khó thở nhẹ, tôi có phải đi bệnh viện không?

Nếu bị ho, sốt mà có khó thở dù khó thở nhẹ cũng nên đến cơ sở y tế để được khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, vì trong khi chưa được chẩn đoán và điều trị phù hợp, khó thở nhẹ có thể tiến triển thành khó thở nặng.

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, nếu sốt, ho, khó thở mà trong vòng 14 ngày trước đó, người bệnh có đến, ở và về từ nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì ngay lập tức phải đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Cần gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Khi mắc COVID-19 phải làm gì? - Hình 2

47. Để cho yên tâm tôi có nên đến thẳng các bệnh viện lớn tuyến trung ương để khám và làm xét nghiệm không?

Nói chung, khi bị mắc bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tiên lượng bệnh và điều trị. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được chuyển tuyến trên.

Đối với bệnh do COVID-19, theo quy định của Bộ Y tế và tình hình dịch như hiện nay, người bệnh nghi ngờ mắc viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để, điều trị ở bệnh viện tuyến huyện trở lên; khi cần thiết, người bệnh sẽ được chuyển tuyến trên. Do đó, nếu nghi bị mắc bệnh do COVID-19, người bệnh nên đến bệnh viện tuyến huyện trở lên gần nhất, không nhất thiết phải đến thẳng các bệnh viện lớn tuyến trung ương để khám và làm xét nghiệm.

Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn, tùy theo cấp độ dịch, Bộ Y tế và Cục Quân y có thể sẽ đưa ra các qui định khác về phân tuyến, chuyển tuyến cách ly và điều trị người bệnh.

48. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh COVID-19 chưa?

Video đang HOT

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác chưa có khuyến cáo thuốc điều trị đặc hiệu nào cho viêm phổi do COVID-19. Một số thuốc kháng virus đang được nghiên cứu về hiệu quả điều trị và tính an toàn cho bệnh nhân mắc COVID-19.

49. Thông tin về thuốc điều trị HIV chữa được COVID-19 là đúng hay sai?

Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc và một số nước trên Thế giới đang nghiên cứu hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc điều trị HIV (Antiretroviral – ARV) để điều trị COVID-19. Tuy nhiên chưa có công bố chính thức về các kết quả nghiên cứu này.

50. Hiện nay các biện pháp chính để điều trị bệnh do COVID-19 là gì?

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc điều trị hỗ trợ nâng đỡ thể trạng, sức đề kháng và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Cần theo dõi và phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh nặng, nguy kịch như suy hô hấp hoặc suy các tạng khác.

Mời độc giả đón đọc phần 6: “Ai phải cách ly, cách ly thế nào trong dịch COVID-19?” trên Lao Động điện tử vào 9h30 ngày 1.4

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) – TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1)

Dịch COVID-19 đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người lo lắng dịch sẽ kéo dài bao lâu? Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

Được phép của nhóm biên soạn, Báo Lao Động xin đăng từng phần, mỗi phần 10 câu hỏi - đáp, bắt đầu khởi đăng từ 27.3. Mời bạn đọc đón xem.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1) - Hình 1

Xét nghiệm xác định mắc COVI-19. Ảnh: Sơn Tùng.

1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây trực tiếp từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi đốt, bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.

2. Thế nào là dịch bệnh truyền nhiễm?

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định "Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định". Tuy nhiên, khái niệm trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và sốt xuất huyết).

Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch COVID-19 lần này là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc xin chưa để cân nhắc xác định dịch.

3. Dịch COVID-19 là gì?

Dịch COVID-19 viết tắt của cụm từ "Coronavirus disease 2019", là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm đường hô hấp cấp.

Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới này được tìm ra năm 2019 nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ "2019 Novel Coronavirus"). Vì thế, ban đầu dịch bệnh này có tên là "Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019-nCoV".

Tên dịch bệnh vừa mô tả biểu biện bệnh và tác nhân gây bệnh nên thường rất dài. Để ngắn gọn, trong thời gian đầu giới chuyên môn và các phương tiện truyền thông ở nước ta thường gọi tắt dịch bệnh này là:

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do "virus Corona mới" hoặc "virus Corona chủng mới" hoặc "chủng mới của virus Corona" (vì trước đây đã có các dịch viêm đường hô hấp cấp do các chủng virus Corona khác gây ra); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV (chỉ nêu tác nhân gây bệnh); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV (nêu ngắn gọn tác nhân gây bệnh nCoV đã đủ để phân biệt với tất cả các chủng virus khác đồng thời dễ phát âm hơn 2019-nCoV).

Vấn đề gọi tên dài dòng, phức tạp và khó phát âm (nhất là cụm từ "2019-nCoV") không chỉ xảy ra trong tiếng Việt mà ngay cả trong các ngôn ngữ quốc tế khác. Bên cạnh đó, chủng virus này còn được một số phòng thí nghiệm khác ký hiệu là SARS-CoV-2.

Sau khi thống nhất các chuyên gia toàn cầu, ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức gọi tên bệnh này là COVID-19 (viết tắt của cụm từ "Coronavirrus disease 2019") với ý nghĩa là bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019.

Phương thức đặt tên mới này cũng được WHO xác định làm công thức chuẩn để đặt tên những bệnh mới khác có thể xuất hiện trong tương lai, trong đó có quan tâm cả vấn đề dễ phát âm, đầy đủ thông tin, bỏ qua các yếu tố địa danh để tránh nguy cơ phát sinh sự kỳ thị.

4. Khi nào nước ta công bố dịch bệnh?

Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch như sau:

1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố.

b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.

b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.

5. Có phải dịch COVID-19 nguy hiểm hơn các dịch bệnh khác nên Thủ tướng Chính phủ công bố dịch?

Việc Thủ tướng Chính phủ công bố dịch bệnh này là thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (xem câu 4) vì COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm), đồng thời lại là bệnh mới xuất hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin.

6. Dịch COVID-19 nguy hiểm như thế nào?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm được phân chia làm 3 nhóm:

- Nhóm A: Là những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây truyền nhanh; phát tán rộng; tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B: Là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

- Nhóm C: Là các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh và ít gây tử vong.

Trên cơ sở đó, dịch COVID-19 được Bộ Y tế xếp vào nhóm A - nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh, tỉ lệ tử vong ban đầu được dự báo tới 5% - trên thực tế tại thời điểm này (17.2.2020) đang ở mức khoảng 2%.

7. Dịch COVID-19 xuất hiện như thế nào?

Do những người đầu tiên bị bệnh đều có liên quan đến một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và tác nhân gây bệnh được tìm thấy ở người bệnh là virus Corona - loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật; mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là 15 virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa) thành virus gây bệnh cho người (tương tự virus Corona gây bệnh SARS lây từ cầy hương sang người, virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông lây từ lạc đà sang người).

Tiếp đó người hoặc những người đầu tiên nhiễm virus từ động vật lại trở thành nguồn phát tán và lây nhiễm virus sang người khác, làm cho bệnh trở thành dịch bệnh lây truyền từ người sang người.

Một bệnh nếu chỉ lây từ động vật sang người rồi dừng lại ở người bị nhiễm bệnh từ động vật, không tiếp tục lây từ người sang người (như cúm gia cầm) thì việc kiểm soát còn tương đối thuận lợi (cách ly, thậm chí tiêu hủy toàn bộ nguồn phát tán mầm bệnh là động vật).

Khi bệnh từ động vật lây sang người rồi lại tiếp tục lây từ người sang người thì việc kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn như SARS, MERS và COVID-19 hiện nay. Như vậy, sau dịch SARS do virus SARS-CoV-2 lây từ cầy hương sang người, dịch viêm đường hô hấp Trung Đông do virus MERS-CoV lây từ lạc đà sang người; nay dịch COVID-19 cũng do virus Corona lây từ động vật hoang dã (nhiều khả năng từ dơi hoặc tê tê hoặc rắn) sang người, càng có thêm cơ sở để khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.

Đặc biệt, việc mua bán, giết thịt động vật hoang dã có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do con người tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

8. Dịch COVID-19 lan truyền bằng cách nào?

Hiện nay, phương thức lây truyền chính xác từ động vật sang người còn chưa rõ; điều chắc chắn là người (hoặc những người) đầu tiên nhiễm virus từ động vật truyền sang có tiếp xúc với nguồn chứa virus do động vật phát tán (chất thải, dịch tiết, thịt sống...).

Từ những nguồn này virus gây bệnh COVID-19 đã nhiễm vào các tế bào ở đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh. Tại đây, virus nhân lên gây bệnh cho đường hô hấp, đồng thời phát tán ra ngoài qua đường hô hấp trên của người bệnh để rồi lây truyền từ người này sang người khác.

Virus lây truyền từ người sang người qua ba đường chính: Giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus. Từ trong đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh (có thể có triệu chứng bị bệnh hoặc không), virus SARS-CoV-2 được phát tán ra bên ngoài khi người mang mầm bệnh ho, hắt hơi (mà không đeo khẩu trang) làm bắn ra các giọt chất lỏng kích thước từ 5m (micromet) trở lên gọi là giọt bắn làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virus và nhiễm bệnh; khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc y tế bằng các thủ thuật hút đờm dãi hoặc khí dung, virus từ đường hô hấp được phát tán ra trong các giọt có kích thước dưới 5m vào không khí làm người xung quanh hít phải không khí chứa virus và nhiễm bệnh; virus từ các giọt bắn hoặc không khí bám vào các bề mặt (khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh...), sau đó người khác chạm vào bề mặt này và nhiễm virus gây bệnh.

Từ ba đường lây chính này, các biện pháp dự phòng được khuyến cáo là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.

- Đối với người bệnh có triệu chứng hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng (mới bị nhiễm còn đang ở giai đoạn ủ bệnh hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng thực thụ), đeo khẩu trang là cách hiệu quả để ngăn phát tán giọt bắn ra môi trường xung quanh khi ho hoặc hắt hơi. Những người này cần đeo khẩu trang và cách ly là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, giúp hạn chế nguồn tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.

- Người chưa nhiễm virus đeo khẩu trang y tế thông thường đúng cách đã có thể ngăn ngừa một cách hiệu quả đường lây nhiễm do giọt bắn.

- Lây qua đường không khí thường chỉ gặp trong tình huống chăm sóc y tế có tiến hành các thao tác khí dung hoặc hút đờm dãi, do vậy chỉ nhân viên y tế hoặc người nhà chăm sóc người bệnh mới cần các loại khẩu trang y tế chuyên dụng như N95.

- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ cao (che miệng khi ho, hắt hơi; chạm tay vào khẩu trang đã sử dụng, ống tay áo che mũi/miệng khi ho, hắt hơi; tay nắm cửa, nút bấm thang máy, điện thoại di động...), đồng thời tập thói quen không cho tay bẩn vào miệng, mũi, mắt là cách hiệu quả nhất để ngăn cản đường lây qua tiếp xúc bề mặt có virus.

9. Dịch COVID-19 so với dịch SARS và dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS), dịch nào nguy hiểm hơn?

Dịch nào nguy hiểm hơn còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá:

- Tỉ lệ tử vong: Tỉ lệ tử vong do SARS là 9,6%, do MERS trên 30% cao hơn so với COVID-19 (hiện tại khoảng 2%).

- Mức độ lây lan và số người nhiễm: COVID-19 có mức độ lây lan nhanh hơn và số người nhiễm nhiều hơn.

Từ hai tiêu chí trên cho thấy, với cá nhân một người bị nhiễm bệnh thì SARS và MERS nguy hiểm hơn; với cộng đồng thì COVID-19 nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều hơn. Nói cách khác, bệnh SARS, bệnh MERS nguy hiểm hơn bệnh COVID-19; còn dịch COVID-19 nguy hiểm hơn dịch SARS và dịch MERS.

Điều này cho thấy mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ cộng đồng.

10. Dịch COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu?

Muốn hết dịch thì cần phải thực hiện tổng hợp tất cả các biện pháp để cắt đứt sự lây nhiễm, không để xuất hiện những ca nhiễm mới. Ngoài các giải pháp do con người thực hiện, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của mầm bệnh ở môi trường và sức đề kháng của con người với mầm bệnh.

Dựa vào diễn biến thời tiết và các kết quả thu được từ các biện pháp phòng chống dịch hiện nay, một số nhà dịch tễ học dự đoán dịch sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tháng nữa. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn có vai trò quyết định mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đòi hỏi các chính phủ phải triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch và mỗi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch được triển khai.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệngCháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng
11:01:46 08/05/2025
Người đàn ông đột tử khi đang chơi pickleballNgười đàn ông đột tử khi đang chơi pickleball
20:57:17 09/05/2025
Cứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặngCứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặng
06:13:20 10/05/2025
Một phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắnMột phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắn
06:41:24 10/05/2025
8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông8 bài thuốc chữa bệnh từ lá xương sông
08:46:41 09/05/2025
Nam thanh niên mắc "hội chứng đầu gục" do lạm dụng chất gây nghiệnNam thanh niên mắc "hội chứng đầu gục" do lạm dụng chất gây nghiện
13:41:03 08/05/2025
Rụng tóc có phải do thiếu sắt?Rụng tóc có phải do thiếu sắt?
08:35:25 09/05/2025
Kịp thời cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh nềnKịp thời cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh nền
07:46:53 09/05/2025

Tin đang nóng

10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
05:52:44 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
07:11:33 10/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được dự đoán đăng quang Miss World 2025Hoa hậu Ý Nhi được dự đoán đăng quang Miss World 2025
07:39:53 10/05/2025
Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máyNghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy
06:46:02 10/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?
08:54:45 10/05/2025
Hành trình 'tìm' con của Ngô Thanh Vân: Có những lúc tuyệt vọng, suy sụpHành trình 'tìm' con của Ngô Thanh Vân: Có những lúc tuyệt vọng, suy sụp
08:28:48 10/05/2025
Sao nam Vbiz nhận cát-xê bằng vàng: Sống ở biệt thự có vị trí đắc địa 40 tỷ, bí ẩn 1 thông tinSao nam Vbiz nhận cát-xê bằng vàng: Sống ở biệt thự có vị trí đắc địa 40 tỷ, bí ẩn 1 thông tin
07:53:17 10/05/2025
Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờBé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ
08:12:19 10/05/2025

Tin mới nhất

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

07:17:02 10/05/2025
Điển hình, mới đây, Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã tiếp nhận và điều trị một bệnh nhi 13 tuổi (ngụ Bình Dương) bị viêm màng não do não mô cầu. Bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà kéo dài 2 ngày.
Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

06:15:32 10/05/2025
Mặc dù cần tây có hàm lượng nước và chất xơ cao nhưng nó lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật bao gồm cả flavonoid. Những chất này hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chức năng gan và có thể giúp kiểm soát lượng đường tron...
Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

06:08:23 10/05/2025
Bác sỹ CKI Trần Thanh Hải - Trưởng khoa Sản (Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà) cho biết: Bệnh nhân đã được thăm khám định kỳ thường xuyên trong suốt thai kỳ, đến tháng thứ 8 thì được phát hiện dây rốn quấn cổ tận 5 vòng.
Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

06:04:06 10/05/2025
Ung thư gan nguyên phát có thể bắt đầu như một khối u duy nhất phát triển trong gan hoặc hình thành ở nhiều vị trí trong gan cùng một lúc. Các loại chính của ung thư gan nguyên phát là:
Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

05:56:41 10/05/2025
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục hoặc lẫn máu đặc biệt tiểu ít, vô niệu. Trường hợp sỏi gây nhiễm trùng, bệnh nhân có thể sốt cao, rét run, mệt mỏi kéo dài.
Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

05:52:46 10/05/2025
Rượu bia ảnh hưởng mỗi người theo từng cách khác nhau. Tùy cơ địa và thể trạng của mỗi người mà việc uống bao nhiêu rượu bia sẽ nhanh hay chậm say xỉn.
Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

05:46:42 10/05/2025
Sau này, khi đưa con đi Hà Nội chữa bệnh, họ mới hiểu, vẫn có thể sinh được con khỏe mạnh bằng sàng lọc trước sinh. Sau khi cân nhắc, họ đã quyết định sinh con thứ 3.
Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

05:36:30 10/05/2025
Bà được đưa vào cơ sở y tế địa phương với chẩn đoán áp-xe phần mềm nghi do nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh, nhưng bà vẫn không cải thiện, tụt huyết áp và phải dùng thuốc vận mạch để duy trì.
Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

05:34:09 10/05/2025
Mùa hè với nền nhiệt tăng cao luôn là thách thức không nhỏ, đặc biệt đối với việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

22:32:25 09/05/2025
Giáo sư Leo Poon Lit-man, chủ tịch khoa virus học y tế công cộng, cho biết tác dụng bảo vệ lâu dài của vắc xin mới có thể giúp giảm nhu cầu tiêm vắc xin hằng năm, dù cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định tần suất chính xác.
Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

22:17:01 09/05/2025
Cây dâu tằm là loại cây quen thuộc ở nước ta, quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon, lá dùng để cho tằm ăn. Tuy nhiên ít ai hay lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.
5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

22:16:29 09/05/2025
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp carbohydrate phức tạp, vitamin nhóm B và khoáng chất, đặc biệt chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ổn định đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tuổi tác.

Có thể bạn quan tâm

Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia

Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia

Tin nổi bật

10:41:56 10/05/2025
Thanh Hóa lăng mộ vua Lê Túc Tông nằm trong khu di tích Quốc Gia bị kẻ gian xâm phạm, hai đối tượng tình nghi bỏ lại một số đồ cá nhân rồi tẩu thoát. Hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tr...
Radisson Blu Resort Cam Ranh ra mắt loạt trải nghiệm cho kỳ nghỉ gia đình

Radisson Blu Resort Cam Ranh ra mắt loạt trải nghiệm cho kỳ nghỉ gia đình

Du lịch

10:40:07 10/05/2025
Mùa hè này, hãy cùng những người thân yêu tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ với chuỗi trải nghiệm mang tên Blu Coastal Summer bao gồm trải nghiệm Blu Challenge đầy thử thách
Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Thế giới số

10:35:06 10/05/2025
Đây là mô hình tổ chức quản lý nhiệm vụ mang tính hiện đại, hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tiếp cận nguồn lực, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác quản lý.
Smartphone độ bền quân đội, RAM 8 GB, pin 6.000mAh, giá chỉ hơn 4 triệu đồng

Smartphone độ bền quân đội, RAM 8 GB, pin 6.000mAh, giá chỉ hơn 4 triệu đồng

Đồ 2-tek

10:12:57 10/05/2025
Kích thước của Realme Narzo 80x 5G lần lượt là 165,7x76,22x7,94 mm, trọng lượng 197g. Cảm biến vân tay tích hợp nơi nút nguồn bên cạnh phải. Smartphone này đạt chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD 810H, chống bụi và nước theo tiêu chuẩn IP6...
Phương Linh bất ngờ tiết lộ cuộc sống ẩn dật tuổi 41: Không ồn ào, không cô đơn!

Phương Linh bất ngờ tiết lộ cuộc sống ẩn dật tuổi 41: Không ồn ào, không cô đơn!

Sao việt

10:08:07 10/05/2025
Được khán giả yêu mến nhờ ngoại hình cuốn hút và giọng hát đầy cảm xúc, Phương Linh là một trong những ca sĩ giữ lối sống kín đáo, hạn chế chia sẻ đời tư trên mạng xã hội. Sự trầm lặng ấy lại khiến cô trở nên đặc biệt giữa showbiz vốn n...
Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"

Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"

Pháp luật

10:05:20 10/05/2025
Theo chỉ huy công an phường, đến nay, lực lượng chức năng đã đưa người đàn ông mặc quần áo đen về trụ sở để xác minh, phối hợp Phòng CSGT làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ.
5 tuyệt phẩm lãng mạn đỉnh cao của "Hoàng tử phim Hàn" đang viral vì làm "rể Việt": Không thể không xem!

5 tuyệt phẩm lãng mạn đỉnh cao của "Hoàng tử phim Hàn" đang viral vì làm "rể Việt": Không thể không xem!

Phim châu á

10:01:26 10/05/2025
Đây là 5 bộ phim lãng mạn gây ấn tượng mạnh mẽ của mỹ nam Hàn Quốc Jung Il Woo - người đang gây xôn xao khi tham gia dự án phim hợp tác Việt - Hàn mang tên Mang Mẹ Đi Bỏ.
Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Thế giới

09:59:22 10/05/2025
Những tiết lộ này cho thấy Apple đang đầu tư mạnh mẽ vào việc tự chủ và đổi mới công nghệ silicon, hứa hẹn mang đến những thiết bị với sức mạnh xử lý chưa từng có trong tương lai không xa.
Nhận miễn phí hai tựa game chỉ với vài click, tổng giá trị gần 400k

Nhận miễn phí hai tựa game chỉ với vài click, tổng giá trị gần 400k

Mọt game

09:59:00 10/05/2025
Epic Games Store tiếp tục duy trì sức hút của mình với cộng đồng game thủ PC bằng chính sách phát hành game miễn phí hàng tuần.
Nữ cosplayer hóa thân chuẩn chỉnh nhất là đây, không phân biệt được đâu là bản gốc

Nữ cosplayer hóa thân chuẩn chỉnh nhất là đây, không phân biệt được đâu là bản gốc

Cosplay

09:41:40 10/05/2025
Từ trước đến nay, các màn cosplay vào các nhân vật manga/anime hay các bộ phim, game... không còn quá xa lạ nữa. Tuy rằng có nhiều kiểu cosplay và cũng rất nhiều cosplayer nổi tiếng với các phong cách hóa thân giống nhân vật
Xem Sex Education, tôi đau lòng phát hiện ra cảnh nóng kinh hoàng trong phim được lấy cảm hứng từ đời thật

Xem Sex Education, tôi đau lòng phát hiện ra cảnh nóng kinh hoàng trong phim được lấy cảm hứng từ đời thật

Hậu trường phim

09:13:46 10/05/2025
Phim Sex Education ngay từ khi chiếu mùa đầu tiên đã nhanh chóng trở thành một trong những series đình đám nhất của Netflix.