Khi mẹ chồng bên trọng, bên khinh
Ghét con dâu nên không thèm chăm cháu. Hoặc thiên vị chăm cháu ngoại hơn hẳn cháu nội. Thậm chí, bà chỉ quý cháu giàu mà “bơ” cháu nghèo. Đó là chân dung những bà mẹ chồng “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.
Ghét con dâu, không thèm chăm cháu!
Thấy bé Nam chơi một mình trên sàn nhà, mắt nhìn bà nội bế chị họ một cách thèm thuồng mà Phương – mẹ bé Nam, không khỏi chạnh lòng.
Nhớ ngày Phương biết tin mình có thai, chị mang tâm trạng vui sướng về báo tin cho cả nhà thì mẹ chồng dội luôn gáo nước lạnh: “Chị Mai cũng có tin vui rồi. Lúc đó, tao chỉ chăm cháu ngoại thôi, bọn mày tính sao thì tính”.
Nghe mẹ chồng nói thế, Phương sững sờ. Chị nhìn chồng mà ứa cả nước mắt, chạnh lòng thương cho đứa con chưa ra đời đã bị bà nội hắt hủi.
Mẹ chồng Phương nói là làm. Từ ngày Phương sinh bé Nam ra đến nay đã được 2 tuổi, nhưng số lần con chị được bà nội bế cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ngày Phương sinh, mẹ chồng vì còn bận chăm cháu ngoại nên không thèm đến viện… nhìn cháu nội lấy một lần. Hai tuần sau khi sinh con, Phương đã phải tự làm tất cả mọi việc bởi mẹ đẻ chỉ xin phép nghỉ được hai tuần chăm con gái rồi phải về quê để tiếp tục đi làm.
Mọi công việc nhà, Phương phải tranh thủ làm lúc con ngủ, hoặc chờ chồng đi làm về. Có hôm nhân lúc con ngủ, Phương tranh thủ tắm gội, vừa xoa dầu gội lên tóc thì con khóc. Vậy là phải xả luôn nước để vào cho con bú. Những lúc như thế, Phương thấy tủi thân ghê gớm, vậy là vừa cho con bú vừa khóc.
Có lúc ấm ức quá, Phương lại trút nỗi bực dọc lên chồng: “Cháu nào cũng là cháu, sao bà có thể như thế chứ?”. Áp lực, tủi thân thì trách mắng chồng thế, nhưng Phương cũng biết anh khổ tâm lắm. Vốn là người con hiếu thảo nhưng từ ngày lấy nhau, vì chị, vì con anh cũng đã không ít lần xung đột với mẹ mình.
Video đang HOT
Những tưởng chỉ phải ấm ức vậy thôi, Phương cũng dần biết phận tự đảm đương mọi việc cho đến khi hết ngày nghỉ sinh. Để có người chăm con khi đi làm trở lại, vợ chồng Phương bàn tính thuê ngườigiúp việc. Thế nhưng, hai vợ chồng vừa đưa ra lời đề nghị thì mẹ chồng chị gạt phắt với lí do: “Mẹ không thích có người lạ ở trong nhà”.
Vậy là sau 4 tháng nghỉ sinh, Phương lại phải xin nghỉ không lương để ở nhà trông con. Trong khi con người ta 2 tuổi vẫn được chăm bẵm bế bồng trên tay thì bé Nam nhà chị 7 tháng tuổi đã phải đi gửi trẻ.
Thực ra Phương biết rõ mẹ chồng không thích chị bởi trong mắt của bà, cô không xứng đáng với Nguyên – con trai bà. Mẹ chồng luôn nghĩ Nguyên đường đường là giảng viên đại học, còn chị chỉ tốt nghiệp trung cấp, làm kế toán “quèn”.
Nhưng Phương không ngờ, dù chị có cố gắng đến đâu thì vẫn không dành được thiện cảm của mẹ chồng. Thậm chí, vì ghét chị mà bà còn ghét luôn cả cháu ruột của mình.
Ngay cả khi chung sống dưới một mái nhà nhưng mẹ chồng vẫn có sự phân biệt rạch ròi trong cách đối xử với các cháu (Ảnh minh họa).
Mẹ chồng quý cháu giàu, “bơ” cháu nghèo!
Không giống hoàn cảnh của Phương, mẹ chồng của Nhật thì vẫn bế, vẫn chăm sóc các cháu. Tuy nhiên sự yêu thương, cưng chiều dành cho bé Nghĩa – con của vợ chồng Nhật và bé Đức – con nhà anh chồng thì hoàn toàn khác nhau.
Cùng sống chung dưới một mái nhà, nhưng kinh tế của vợ chồng Nhật so với vợ chồng anh chị chồng thì kém hơn nhiều. Cũng chính vì thế, sự nuông chiều, yêu thương của bố mẹ chồng dành cho bé Nghĩa so với bé Đức cũng kém hơn.
Đơn cử, mỗi lần bà tặng quà cho hai cháu, quà của bé Đức so với quà của bé Nghĩa bao giờ cũng đắt tiền hơn. Theo cách nói của ông bà thì: “Anh Đức quen dùng hàng hiệu rồi, ông bà buộc phải đầu tư. Còn Nghĩa thì bố mẹ chưa có điều kiện, nếu mua hàng đắt quá thì sẽ tạo thói quen không tốt. Sau này Nghĩa cứ đòi dùng đồ đắt thì bố mẹ nó lấy tiền đâu”.
Nghe mẹ chồng nói vậy thì cũng có vẻ có lý, nhưng cứ nhìn quà của con anh chị chồng có giá tiền triệu, còn quà của con mình chỉ độ vài trăm nghìn, nói không ghen tị thì quả là Nhật cũng đang tự lừa mình, dối người.
Thôi thì bà đã nói thế, dù có ghen tị cũng phải chấp nhận. Nhưng đến tiền mừng tuổi vào các dịp Tết hàng năm mẹ chồng cũng phân biệt rõ ràng. Không biết thì thôi, chứ biết là Nhật không khỏi chạnh lòng. Bởi tiền mừng tuổi mà ông bà dành cho Đức bao giờ cũng gấp đôi Nghĩa.
Mới đầu, Nhật cứ nghĩ là ông bà mừng tuổi các cháu giống nhau. Nhưng trong một lần tình cờ nghebố mẹ chồng nói chuyện với nhau cô mới vỡ lẽ.
Theo bà thì: “Nhà ngoại của thằng Đức giàu thế, mình mừng tuổi phải nhiều để khỏi xấu hổ với bên thông gia. Với lại, vợ chồng bố mẹ nó cũng cho mình nhiều. Còn nhà ngoại thằng Nghĩa không có điều kiện, mình mừng từng ấy so với bên đó là nhiều rồi”.
Bây giờ thì Nhật bắt đầu hiểu, tại sao trước đây, mỗi lần hai anh em chơi với nhau, nếu như Đức làm Nghĩa khóc, bà nội sẽ nói: “Ôi cái thằng bé này, anh mới động một tí đã khóc rồi”. Ngược lại, nếu người khóc là Đức, lập tức bà sẽ quát Nghĩa: “Cái thằng này, sao lại làm anh khóc rồi, có muốn bị bà đánh vào mông không hả?”…
Thương con, nhưng biết làm sao được. Nhật nghĩ: Thôi mình nghèo thì chịu thiệt thòi một tí vậy. Bù lại vợ chồng chị sẽ cố gắng yêu thương con thật nhiều!
Theo Afamily
Ngậm ngùi cảnh "gà mái" nuôi cháu
Nếu cảnh "gà mái" nuôi con đã rất vất vả và khiến người đời khâm phục là thế thì việc những bà ngoại cực nhọc nuôi cháu còn khốn khổ gấp trăm bề.
Mỗi nhà mỗi cảnh
Sáng nào cũng vậy, nhiều người trong khu phố đều trông thấy bà Tính (Việt Trì, Phú Thọ) đi chợ trung tâm từ sớm tinh mơ. Bà nói với người xung quanh: "Đi chợ sớm vừa mua được thực phẩm đầu mối giá rẻ, vừa kịp về nhà sớm kẻo tới giờ cháu thức giấc".
Hơn 3 năm nay, Diệu - đứa con gái duy nhất của bà đã "đứt đoạn thuyền tình" với chồng. Từ ngày đường ai nấy đi, Diệu đưa đứa con gái 2 tuổi về nhà mẹ đẻ ở.
Nghĩ cảnh con gái vừa lấy chồng chưa được bao lâu đã không chốn dung thân, lại thương cháu ngoại nhỏ tuổi đã sớm phải chịu cuộc sống thiếu vắng tình cảm của cha nên bà ngậm ngùi dang rộng vòng tay đón hai mẹ con về sống cùng.
Hơn nữa, chồng bà cũng đã mất mấy năm nay. Từ ngày con gái đi lấy chồng, nhà chỉ có bà sống thui thủi một mình. Vì thế, nhà cửa lúc nào cũng trống vắng. Giờ con gái khó khăn, bà "không cưu mang thì còn ai đón nhận hai mẹ con nó đây?".
Ba phận nữ sống chung dưới một mái nhà được chừng gần năm thì Diệu đã "rổ rá cạp lại" với người đàn ông có một đời vợ. Không muốn chịu cảnh mâu thuẫn "con anh, con em", Diệu nhờ mẹ đẻ cho cháu ở hẳn đấy.
Vậy là, đã gần 70 tuổi, nhưng thương con, thương cháu, bà đành nhận trách nhiệm làm bà, làm mẹ chăm chút cho cô cháu gái nhỏ từng miếng ăn, giấc ngủ.
Nhà vốn neo người, có tiếng trẻ nhỏ bà Tính cũng thấy vui cửa, vui nhà. Song mỗi lúc cháu ốm đau, gào khóc đòi mẹ, bà lại không cầm nổi nước mắt.
Suốt mấy tháng đầu, cháu gái nhớ mẹ đêm nào cũng không chịu ngủ yên. Bà gần như phải thức trắng đêm. Cứ vừa chợp mắt mà cháu quấy khóc thì bà lại tỉnh giấc, ôm cháu ra khỏi giường, vừa bế vừa nịnh nọt, dỗ dành đủ kiểu cháu mới chịu yên.
Rồi một lần đang đêm thì bé bị sốt cao. Bà không biết xoay sở ra sao, một mình gọi taxi đưa bé đi viện. Nhà chồng mới của con gái thì ở xa, bà gọi điện báo con gái nhưng cũng phải cả tiếng sau Diệu mới đến nơi...
Đồng cảnh ngộ với bà Tính là bà Hoan (Cầu Giấy, Hà Nội). Bà Hoan cũng nhận nuôi cháu ngoại 3 tuổi để mẹ cháu yên tâm đi lao động ở nước ngoài.
Bố cháu đi làm tối ngày, về nhà lại hay tụ tập rượu chè. Sợ những tính xấu của con rể ảnh hưởng đến cháu nhỏ, bà ngoại đành đảm nhiệm vai trò làm mẹ bất đắc dĩ.
Những đêm cháu quấy khóc, bà phải lọ mọ thức dậy dỗ dành. Tuổi già khó ngủ, mỗi lần bà Hoan đưa cháu ngoại đi vệ sinh rồi quay lại giường thì khó khăn lắm bà mới có thể chợp nổi mắt ngủ tiếp.
Trẻ nhỏ xa mẹ nên hay cáu bẳn, ưa nịnh nọt. Bà Hoan nắm bắt được tâm lý của cháu nên cũng cố kiên nhẫn chăm chút cháu cho thật tốt để con gái yên tâm khi đang xa nhà.
"Tuổi này còn phải lọ mọ nuôi cháu nhỏ vất lắm. Để bố nó nuôi thì cả mẹ nó và tôi đều không yên tâm. Nhiều lúc mẹ nó gọi điện về hỏi han, tôi cũng toàn phải nói dối, bảo cháu ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Nhưng thực tình ngày nào tôi cũng đánh vật từ chuyện cho ăn, cho ngủ, đưa đi chơi..." - bà Hoan thở dài nói.
Những người phụ nữ luống tuổi vẫn cặm cụi chăm cháu ngoại thay con gái đều có những nỗi niềm, hoàn cảnh riêng (Ảnh minh họa).
...Đến khi cò lớn lò dò cò đi
Nói về cảnh thân già nuôi cháu, bà Tính chia sẻ: "Tôi không ngại chăm cháu ngoại sớm tối. Chỉ e khi đến tuổi, nhà nội lại qua đòi cháu, tôi sao nỡ ngăn tình cha con của nó được".
Nén tiếng nghẹn ngào, bà Tính bảo: "Tránh sao được quy luật 'Công anh xúc tép nuôi cò, cò ăn cò lớn, cò dò lên cây'. Dù có thương cháu, chăm cháu đến độ nào thì mình là bà cũng không thay thế được tình cảm của cha mẹ dành cho con".
Bà Tính còn lấy luôn dẫn chứng một gia cảnh khác ngay trong khu phố nhà bà. Nhà ấy cũng có con gái tái giá với một người chồng khác. Bà ngoại nhà ấy cũng lọ mọ nuôi cháu lớn khôn. Đến năm 9 tuổi, bố cháu đến đòi con và còn trút vào bà bao lời trách cứ vì tội... thương và chiều cháu ngoại quá.
Chưa hết, gia đình nhà thông gia ấy từ khi đón được con cháu về, không biết "uất ức" hay vì lý do gì mà còn ra lệnh cấm tiệt cháu nội qua lại với nhà ngoại.
Còn bà Hoan cũng đang đắng lòng khi biết trước chắc chắn sẽ đến ngày phải rời xa cháu ngoại để bé trở về sống cùng cha mẹ. Dù bà có yêu thương cháu đến đâu thì cháu vẫn luôn mong mỏi từng ngày được về sống chung với cả bố lẫn mẹ.
Bà Hoan tâm sự: "Nước mắt có bao giờ chảy ngược đâu. Chăm chút từng ly từng tí cho cháu cũng chỉ vì lòng thương cảm với con, với cháu nhưng chưa bao giờ tôi hy vọng sự đền đáp ở cháu cả".
Đặt chén nước xuống bàn, bà Hoan nhìn quanh. Có lẽ trong lòng bà đang tưởng tượng ra viễn cảnh căn nhà sẽ lại trống trải khi vắng tiếng trẻ thơ. Và nó càng hiu quạnh hơn khi khi bà sẽ nhớ nhung và ám ảnh mãi về khoảng thời hai bà cháu sống bên nhau.
Tạm kết
Những người phụ nữ luống tuổi vẫn cặm cụi ngày ngày chăm cháu ngoại thay con gái đều có những nỗi niềm, hoàn cảnh riêng. So với cảnh "gà mái" nuôi con thì cảnh "gà mái" nuôi cháu chắc chắn còn cơ cực, vất vả hơn nhiều.
Hơn nữa, tình cảm của những phụ nữ này dành cho cháu không chỉ là tình bà cháu lớn lao mà còn cộng hưởng thêm cả tình mẫu tử thiêng liêng nên nó càng đáng quý, đáng trân trọng.
Dẫu biết ngày ngày cặm cụi "bắt tép nuôi cò", song những người bà chăm cháu hoàn toàn vì tình cảm ruột rà, máu thịt chứ chưa bao giờ họ từng nghĩ đến bản thân mình.
Theo Afamily
Rơi nước mắt vì bị vợ bỏ mặc Tôi đi làm bận rộn thì bị vợ nghi có bồ. Thậm chí, tôi bị tai nạn phải vào viện, vợ cũng chẳng có một lời hỏi thăm. Tôi quen vợ tôi bây giờ tại đám cưới của một người bạn. Lúc đấy, tôi đã học xong và cô ấy cũng thế. Chúng tôi nói chuyện và nảy sinh tình cảm. Chúng tôi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mắng vợ điên rồ khi đòi ly hôn, xem phim "Sex Life", tôi mất ngủ nhận ra nguyên nhân: Sai lầm chí mạng, đẩy hôn nhân vào ngõ cụt

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

Lần đầu gặp mẹ kế, tôi rất ghét dáng vẻ xinh đẹp của bà, vậy mà sau 3 tháng, tôi bỗng dưng lại thấy sống chung cũng không tệ

Xem camera, vợ chồng trẻ vội bỏ chuyến đi chơi, quay về quê với cha mẹ

Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai

Về quê dịp lễ, nhìn mâm cơm bố mẹ ăn với hơn 10 bộ bát đũa ngoài trời mà tôi ứa nước mắt

Nghe tin mẹ ốm, tôi mua túi lớn đồ bổ về thăm nom nhưng câu đầu tiên bà thốt ra khiến tôi chết lặng

Chi hơn 2 triệu mua đồ ngon cho cả nhà ăn dọc đường, tôi bị chị chồng bắt ném bỏ đi vì "hôi hám xe của chị"

Tôi luôn bị chính mẹ đẻ của mình chê bai đủ điều, thậm chí bà còn đi đồn khắp nơi rằng tôi cặp kè với đàn ông đã có vợ

Bố mẹ ép tôi bỏ học, lấy chồng sớm để có tiền nuôi cậu quý tử cứ vài bữa lại về "báo nhà"

Xem phim "Sex Education", tôi bật cười nhớ lại kỷ niệm "dở khóc dở cười" của con gái: Dù trẻ có thông minh đến mấy, cha mẹ vẫn phải chỉ dạy điều này

Cháu ở nhà cả tháng không bế nổi một lần, nhưng cứ sang ngoại chơi là mẹ chồng liên tục gọi giục bắt tôi về với lý do "nhớ cháu"
Có thể bạn quan tâm

Quang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừng
Netizen
16:44:07 03/05/2025
Timothée Chalamet và Lily-Rose Depp 'tái ngộ', màn đá đểu khét lẹt làm fan hóng
Sao âu mỹ
16:32:53 03/05/2025
Hồng Thu DV tuổi 14 trong Vòng tay nắng: visual sáng bừng, soán ngôi Bảo Ngọc?
Sao việt
16:20:31 03/05/2025
Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương
Tin nổi bật
16:18:32 03/05/2025
Ông Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàng
Thế giới
16:16:45 03/05/2025
Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"
Pháp luật
16:14:26 03/05/2025
Lưu Thi Thi 'chìm nghỉm' giữa dàn nữ phụ, dáng đứng kỳ quặc, fan xem mà mỏi cổ
Sao châu á
15:53:08 03/05/2025
4 thứ đặt trước cửa nhà Chặn Cửa Tài Lộc: Đặc biệt đồ vật thứ 2 gia chủ đau ốm, ly tan lụi bại
Trắc nghiệm
15:52:50 03/05/2025
Nguyễn Quang Dũng nghẹn lòng trước người đàn ông 'gà trống nuôi con' khi vợ mất
Tv show
15:12:28 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025