Khi nào Bộ GD&ĐT công bố sách giáo khoa tiếng Anh?
Bộ GD&ĐT mới chỉ công bố 32 cuốn sách giáo khoa (SGK) cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm. SGK tiếng Anh được lý giải là không phải môn học bắt buộc ở lớp 1 nên sẽ được công bố sau. Vậy tiêu chí nào để phê duyệt SGK tiếng Anh và thời gian công bố là khi nào cũng được nhiều phụ huynh và giáo viên rất quan tâm.
Theo lý giải của ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT thì: Tiếng Anh là môn học tự chọn, không phải môn bắt buộc trong chương trình lớp 1 nên sẽ công bố sau. Tuy nhiên, từ trước đó, tại hội thảo “Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ đổi mới chương trình và SGK GDPT”, ở khu vực phía Bắc, NXB Giáo dục Việt Nam đã giới thiệu 4 bộ SGK bản mẫu đã được Hội đồng thẩm định 2 vòng. Trong số các bản mẫu này, có bản mẫu SGK tiếng Anh. Cụ thể, trong bộ SGK “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK tiếng Anh là cuốn “Family and Friends (National Edition), Student book” của tác giả Naomi Simmons, NXB ĐH Oxford, Anh.
Đáng lưu ý là bộ sách này đã được nhiều trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam sử dụng để giảng dạy từ nhiều năm nay. Vậy với những bộ sách đã dùng phổ thông như vậy lại thẩm định cho Chương trình GDPT mới thì liệu có đáp ứng được các điều kiện đặt ra? Chưa kể, biên soạn sách có tên của tác giả nước ngoài.
Theo lý giải, các cuốn sách đã đươc sử dụng ở Việt Nam nhưng đó là phiên bản cũ. Còn sách để đem đi thẩm định là các cuốn sách đã được sửa chữa, bổ sung và thay đổi nhiều chi tiết, hình ảnh để phù hợp với văn hóa Việt Nam cũng như các yêu cầu của Chương trình GDPT mới.
Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT vẫn chưa công bố SGK tiếng Anh. Ảnh: P.T
Theo quy định tại Thông tư 33 về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK , nội dung SGK phải thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; người biên soạn SGK phải có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt… Vì thế, có thông tin cho rằng để giải quyết những vấn đề pháp lý đối với bản thảo SGK tiếng Anh, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các NXB bổ sung chủ biên sách là người Việt Nam, dự kiến hoàn thành trong đầu tháng 12-2019.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng MA, nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng: Với chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK thì SGK dù của nước ngoài hay trong nước viết đều có thể trình lên Bộ GD&ĐT để xin thẩm định. Tuy nhiên, để được phê duyệt sử dụng trong nền giáo dục quốc dân Việt Nam, sách phải phù hợp với Việt Nam. Như vậy không phải bất cứ quyển sách nào của nước ngoài đưa vào Việt Nam đều có thể được sử dụng nguyên xi. Để thích hợp với Việt Nam, cuốn sách đó phải đạt một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, tuân thủ Chương trình quốc gia ban hành ngày 26-12-2018: nội dung chủ đề, vốn từ vựng (ví dụ chương trình tiếng Anh tiểu học quy định chỉ dạy 500 – 600 từ), ngữ pháp (cấu trúc câu và các vấn đề ngữ pháp khác), phương pháp dạy học, văn hóa…
Video đang HOT
Thứ hai, tuân thủ tiêu chí đánh giá SGK tiếng Anh do Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư số 31/2015/TT-BGDĐT, ngày 14-12-2015, bao gồm 44 tiêu chí về hình thức, kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ, phương pháp dạy học, văn hóa,… trong đó có tiêu chí: “Sách không ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, an ninh chính trị, trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia” (Điều 5. Tiêu chí 2).
Thứ ba, nội dung sách và đặc biệt là hình minh họa phải phù hợp với thuần phong mỹ tục (nét văn hóa) của Việt Nam.
Đối với Hội đồng thẩm định SGK, Thông tư 33 cũng quy định rất rõ. Trong đó, có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 người.
Việc SGK tiếng Anh chưa công bố cũng kéo theo một số việc sẽ phải chậm lại, như: Tập huấn giáo viên, in và phát hành sách. Vì vậy, việc sớm công bố SGK tiếng Anh rất được quan tâm. Đồng thời với bộ môn này, việc sách nhập khẩu có được sử dụng như SGK hay không và nếu được thì phải Việt hóa như thế nào, phải có quy định rõ ràng, đúng pháp luật.
Phan Thủy
Theo PLXH
Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1: Vẫn còn nhiều băn khoăn
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Đại Đoàn Kết, một số sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được Hội đồng Thẩm định quốc gia Việt Nam phê duyệt đã được giảng dạy rộng rãi ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Sự phù hợp với yêu cầu của Chương trình mới thể hiện ở những bộ sách này ra sao là điều khiến dư luận băn khoăn.
Trang bìa SGK tiếng Anh lớp 1.
Phải điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Bộ GDĐT mới chỉ công bố 32 cuốn SGK cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm. Theo lý giải của Bộ GDĐT, tiếng Anh là môn học tự chọn, không phải môn bắt buộc nên sẽ công bố sau. Tuy nhiên, từ trước đó, tại hội thảo "Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ đổi mới chương trình và SGK GDPT", ở khu vực phía Bắc, NXB Giáo dục Việt Nam đã giới thiệu 4 bộ SGK bản mẫu đã được Hội đồng thẩm định 2 vòng. Trong số các bản mẫu này, có bản mẫu SGK tiếng Anh. Cụ thể, trong bộ SGK "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK tiếng Anh là cuốn "Family and Friends (National Edition), "Student book" của tác giả Naomi Simmons, NXB ĐH Oxford, Anh.
Được biết, bộ sách này đã được nhiều trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam sử dụng để giảng dạy từ nhiều năm nay. Vì thế, một số ý kiến băn khoăn, với những bộ sách phổ thông như vậy lại đem đi thẩm định cho Chương trình GDPT mới thì liệu có đáp ứng được các điều kiện đặt ra? Cụ thể là đáp ứng 44 tiêu chí của SGK mới cần đạt được, trong đó có nội dung gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam?
Trao đổi với một chuyên gia giảng dạy tiếng Anh và có tham gia quá trình biên soạn SGK tiếng Anh lớp 1 theo Chương trình GDPT mới, ông cho rằng mặc dù một số cuốn sách đã đươc sử dụng ở Việt Nam nhưng đó là phiên bản cũ. Còn sách để đem đi thẩm định là các cuốn sách đã được sửa chữa, bổ sung và thay đổi nhiều chi tiết, hình ảnh để phù hợp với văn hóa Việt Nam cũng như các yêu cầu của Chương trình GDPT mới.
"Hội đồng Thẩm định đã góp ý nhiều chi tiết đối với cuốn sách chúng tôi biên soạn. Cũng có những chi tiết hai bên phải gặp gỡ trao đổi thẳng thắn để đi đến thống nhất với mục đích làm sao phù hợp nhất với việc giảng dạy trong nhà trường, đem lại hiệu quả cao nhất trong việc học tiếng Anh của học sinh"- vị này nói.
Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc nếu "bê nguyên xi" bản gốc SGK nước ngoài làm SGK của Việt Nam thì sẽ không phù hợp với Chương trình GDPT mới với các tiêu chí cụ thể đã được quy định.
Tiêu chí nào?
Là giáo viên giảng dạy tiếng Anh lâu năm cũng như có nhiều công trình nghiên cứu về dạy tiếng Anh cho người lớn và trẻ em, thầy Nguyễn Quốc Hùng MA, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng nhà nước ta có chủ chương một chương trình, nhiều SGK. Vì vậy, SGK dù của nước ngoài hay trong nước viết đều có thể trình lên Bộ GDĐT để xin thẩm định. Tuy nhiên, để được phê duyệt sử dụng trong nền giáo dục quốc dân Việt Nam, sách phải phù hợp với Việt Nam. Như vậy không phải bất cứ quyển sách nào của nước ngoài đưa vào Việt Nam đều có thể được sử dụng nguyên si. Để thích hợp với Việt Nam, cuốn sách đó phải đạt một số yêu cầu sau.
Thứ nhất, tuân thủ Chương trình quốc gia ban hành ngày 26/12/2018: nội dung chủ đề, vốn từ vựng (ví dụ chương trình tiếng Anh tiểu học quy định chỉ dạy 500 - 600 từ), ngữ pháp (cấu trúc câu và các vấn đề ngữ pháp khác), phương pháp dạy học, văn hóa...
Thứ hai, tuân thủ tiêu chí đánh giá SGK tiếng Anh do Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư số 31/2015/TT-BGDĐT, ngày 14/12/2015, bao gồm 44 tiêu chí về hình thức, kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ, phương pháp dạy học, văn hóa,... trong đó có tiêu chí "Sách không ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, an ninh chính trị, trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia" (Điều 5. Tiêu chí 2).
Thứ ba, nội dung sách và đặc biệt là hình minh họa phải phù hợp với thuần phong mỹ tục (nét văn hóa) của Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 33 về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, nội dung SGK thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Các nhà xuất bản sách nước ngoài muốn đưa sách vào Việt Nam cần nghiên cứu cách biên soạn lại giáo trình gốc với sự cố vấn, tư vấn của các thầy cô giáo đã và đang giảng dạy tiếng Anh của Việt Nam để phù hợp với đối tượng là học sinh Việt Nam- nhiều giáo viên dạy tiếng Anh đề xuất.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Đại Đoàn Kết về việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh sắp tới cần thực hiện theo hướng nào để đem lại hiệu quả cao nhất, ông Nguyễn Quốc Hùng MA cho rằng việc tập huấn giáo viên tiếng Anh giảng dạy Chương trình GDPT mới cần đi vào thực tế lớp học, giúp giáo viên nhận biết triết lý viết sách của tác giả, nhìn ra tính hệ thống của quy trình luyện kỹ năng, hiểu rõ mục tiêu cuối cùng của từng loại bài tập, và hướng dẫn rất cụ thể cho giáo viên cách thực hiện các bài tập trên lớp một cách sáng tạo.
Như vậy cần cung cấp những kiến thức về phương pháp và kỹ thuật dạy tiếng Anh theo xu hướng của thế kỷ 21. Bên cạnh đó, mỗi khóa huấn luyện cần dành một thời gian ngắn để trình bày vấn đề, còn chủ yếu thời gian dành cho giáo viên thảo luận, dạy thử và hồi âm.
Thu Hương
Theo daidoanket
Vì sao Bộ GD&ĐT chưa công bố sách giáo khoa tiếng Anh Bộ GD&ĐT mới chỉ công bố 32 cuốn sách giáo khoa cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm. Còn môn tiếng Anh, tại sao Bộ GD&ĐT chưa công bố? Sách môn tiếng Anh, tại sao chưa được công bố. Ảnh minh hoạ Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tại hội thảo "Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với nhiệm vụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng
Sao âu mỹ
22:25:55 12/05/2025
Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh
Sao châu á
22:25:28 12/05/2025
Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
Sao việt
22:22:35 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á
Thế giới
22:09:24 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok
Netizen
22:02:32 12/05/2025
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay
Sức khỏe
22:01:29 12/05/2025
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating
Phim châu á
21:53:05 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
Tin nổi bật
21:49:58 12/05/2025