Khi nào đánh thức ‘báu vật’ trong những cánh rừng hoang?

Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.

Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.

Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.

Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.

Cỏ đắt như vàng

Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.

Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.

Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.

Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.

Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 1

Tác giả với cây cỏ nhung hái được ở độ cao 2.500m dưới chân đỉnh Putaleng – phía Lai Châu.

Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.

Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.

Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.

Video đang HOT

Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 2

Cỏ nhung được giới thiệu như sản vật quý tại Tập đoàn dược Đông Nam ở Phúc Kiến.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 3

Tác già (ngoài cùng bên trái) và ông Hoàng Quyền Thành (áo đen)

Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.

Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.

Nhổ “khoai” đem bán

Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.

Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 4

Tác giả bên một cây sâm hoang dã rất quý, là dòng sâm Việt Nam ( sâm Ngọc Linh) ở Mường Tè, Lai Châu.

Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.

Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.

Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.

Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.

Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.

Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 5

Một cây sâm hoang dã ở Lai Châu, trên độ cao 1.900m, có giá cả trăm triệu đồng/kg.

Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.

Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.

Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.

Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.

Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.

Khi nào đánh thức 'báu vật' trong những cánh rừng hoang? - Hình 6

Tác giả bên quần thể thảo dược thất diệp nhất chi hoa ở núi Pu Si Luông, Mường Tè, Lai Châu.

Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.

Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đìnhbị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.

Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?

Còn tiếp…

Theo VTC

Hà Tĩnh: Trị "ma thuốc độc" bằng... kính lúp và sờ ngón tay, 2 kẻ lừa đảo bị bắt

Ngày 19/8, thông tin từ Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang Nguyễn Thị Loan và Lê Duy Hận (đều trú tại huyện Nghi Xuân) về hành vi hoạt động mê tín dị đoan bằng việc bắt "ma thuốc độc" tại nhà.

Hà Tĩnh: Trị ma thuốc độc bằng... kính lúp và sờ ngón tay, 2 kẻ lừa đảo bị bắt - Hình 1


Nguyễn Thị Loan tại cơ quan Công an.

Làm việc với cơ quan chức năng, Loan và Hận khai nhận, trên địa bàn, nhiều người dân mê tín dị đoan, khi đau ốm đều tin rằng bị ma thuốc độc nhập vào, phải đưa đến thầy lang để chữa trị bằng việc bắt "ma thuốc độc" ra khỏi cơ thể.

Hận thăm khám qua áo của bệnh nhận bằng việc xem áo, ngửi mùi, đưa lên tai nghe, cầm áo lắc, soi đèn pin, dùng kính lúp xem.

Sau khi thăm khám, Hận đều kết luận bị mắc bệnh "ma thuốc độc".

Hận bốc thuốc cho bệnh nhân từ vỏ trấu đốt lên thành tro và thêm một vài loại nguyên liệu khác, với giá mỗi gói thuốc 100 ngàn đồng, mỗi bệnh nhân phải sử dụng 3 gói trở lên mới hết bệnh.

Loan thì thăm khám bệnh nhân bằng việc sờ ngón tay, nhìn mắt, nhìn đường chỉ áo, các bệnh nhân được thăm khám Loan đều cho là bị bệnh.

Sau đó, Loan bốc thuốc cho bệnh nhân làm từ vỏ quả bưởi, cây cỏ, cây tía tô, chè vằng; tất cả đều được phơi khô và nghiền nhỏ, với giá mỗi gói thước là 80 ngàn đồng.

Để khỏi bệnh, mỗi người phải sử mỗi gói uống 2 ngày, dùng liên tục trong vòng 6 tháng, trẻ em uống 2 đến 4 tháng.

Hiện tại, cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ, xử lí các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Theo infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCMNgười phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCM
20:45:18 16/05/2025
Người đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểmNgười đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểm
20:48:05 16/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
10:46:05 17/05/2025
Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?
08:34:44 16/05/2025
Bí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sốngBí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sống
09:58:17 17/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt NamGhi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
14:07:09 16/05/2025
Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?
21:13:55 16/05/2025
Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịchUống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch
06:03:49 16/05/2025

Tin đang nóng

Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
23:00:35 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
21:04:45 17/05/2025
Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?
21:16:25 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long AnTìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
23:13:16 17/05/2025
Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?
21:34:08 17/05/2025
Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
23:29:39 17/05/2025
Đoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúcĐoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúc
23:27:06 17/05/2025
Nam nghệ sĩ Việt đăng ảnh bên bạn gái yêu hơn 20 năm không cưới, chúc 1 điềuNam nghệ sĩ Việt đăng ảnh bên bạn gái yêu hơn 20 năm không cưới, chúc 1 điều
22:24:32 17/05/2025

Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

19:28:00 17/05/2025
Cô gái 14 tuổi được gia đình đi khám phụ sản, khi em đến tuổi dậy thì nhưng ngực phẳng, không có kinh nguyệt. Kết quả khám em là nam giới 100%, có thể phẫu thuật trả lại đúng giới tính nếu em muốn.
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

08:13:00 17/05/2025
Một tuần sau khi khởi phát những cơn đau đầu, chóng mặt, người đàn ông biến chứng sụp mí, mất thị lực mắt trái vì căn bệnh nguy hiểm ở não.
Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

08:07:18 17/05/2025
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Tin tốt là bạn không cần phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, một số thực phẩm tự nhiên đã được khoa học chứng minh có thể giúp hạ huyết áp.
Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

07:29:57 17/05/2025
Để sử dụng yến sào một cách đúng đắn và an toàn, người tiêu dùng cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng, đối tượng nên - không nên dùng, cũng như các lưu ý khi chế biến và bảo quản.
Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

06:11:26 17/05/2025
Khi về nhà, thỉnh thoảng bà H. xuất hiện cơn đau vùng ngực. Đến tháng 4 vừa qua, vết thương cũ ở ngực chảy dịch, đau đớn nên bà H. được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để kiểm tra.
Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

06:10:50 17/05/2025
Nếu bị thiếu axit folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là sinh ra đứa con bị khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sốn...
Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

05:58:35 17/05/2025
Nước cam có tác dụng lợi tiểu, vì vậy nếu uống nước cam vào buổi tối khiến bạn tiểu đêm nhiều lần, gây mất ngủ. Nước cam cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo, uống vào buổi tối khiến cho trí não tỉnh táo, khó bước vào giấc ngủ.
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

05:55:38 17/05/2025
Một trẻ sơ sinh người Mỹ, mắc căn bệnh hiếm gặp, đã trở thành bệnh nhân đầu tiên trong lịch sử được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa. Điều này mở ra hy vọng tươi sáng cho những người mắc các bệnh hiếm gặp.
Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

05:51:29 17/05/2025
Nước dừa không chỉ là loại nước giải khát ngày hè mà còn là đồ uống thơm ngon giúp đào thải axit uric hiệu quả. Nước dừa cung cấp khoáng chất cho cơ thể và tăng cường chức năng cho thận. Đây là cách đào thải axit uric tự nhiên và hiệu q...
Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

05:42:13 17/05/2025
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho biết lượng natri mà chúng ta tiêu thụ do tiêu thụ muối thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

21:34:18 16/05/2025
Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện: Đậu đen chỉ là một phần hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên.
Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

21:33:57 16/05/2025
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các chất chuyển hóa trong bắp cải lên men tự nhiên bảo vệ các tế bào biểu mô ruột phân cực khỏi tổn thương do các cytokine gây viêm gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con

Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con

Sao việt

06:17:13 18/05/2025
Dù lịch trình kín mít, shark Bình và Phương Oanh vẫn giữ một nguyên tắc bất di bất dịch: Cuối tuần là của gia đình.
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Thế giới

06:16:16 18/05/2025
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov đề cập đến vai trò tích cực của Mỹ trong việc giúp nối lại đàm phán giữa hai phái đoàn Nga và Ukraine. Ông Lavrov khẳng định, Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tình hình hiện nay.
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội

Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội

Ẩm thực

06:11:24 18/05/2025
Đều là những món ăn có thể nấu được tại nhà, hương vị cực kỳ hấp dẫn của chúng sẽ khiến ai thưởng thức cũng phải thích mê.
Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille

Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille

Sao thể thao

05:54:44 18/05/2025
Greenwood lên tiếng về tương lai của mình tại Marseille, giữa lúc có nhiều thông tin cho rằng đội bóng nước Pháp sẵn sàng lắng nghe các đề nghị chuyển nhượng dành cho cựu tiền đạo Manchester United trong mùa hè này.
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm

Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm

Hậu trường phim

05:50:57 18/05/2025
Song Hye Kyo đã từ chối bộ phim Nàng Dae Jang Geum kinh điển, nhìn hình ảnh này, khán giả vẫn còn tiếc nuối với quyết định của cô.
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc

10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc

Phim châu á

05:49:18 18/05/2025
Ngôn tình Trung Quốc không chỉ là những câu chuyện tình yêu lãng mạn, mà còn là những lát cắt cuộc sống được vẽ nên bằng chất liệu của thanh xuân, khát vọng và trưởng thành.
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.2): Khán giả ngất xỉu, diễn viên bị dọa giết

10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.2): Khán giả ngất xỉu, diễn viên bị dọa giết

Phim âu mỹ

05:48:38 18/05/2025
Cùng khám phá phần 2 của bài viết 10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua để tìm hiểu về những tác phẩm gây tranh cãi bậc nhất đại hội điện ảnh danh giá nhất thế giới này
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt

Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt

Pháp luật

23:10:40 17/05/2025
Khoảng 20h30 ngày 15/5, khi Thành vừa đến điểm hẹn đã bị Hoài và Lâm kéo vào trong vườn cao su rồi dùng tay, chân và cây sắt đánh vào vùng lưng, đầu và mặt. Sau đó hai đối tượng đã cướp điện thoại di động và xe mô tô của Thành rồi bỏ đi...
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Góc tâm tình

23:03:08 17/05/2025
Khi bố mẹ cho tôi mảnh đất, chồng rất vui. Nhưng khi biết mảnh đất ấy chỉ đứng tên tôi, anh lại vô cùng bức xúc và muốn ly hôn ngay lập tức.
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Tv show

22:18:47 17/05/2025
Cặp chồng Tây - vợ Việt khiến Hồng Vân và Quốc Thuận thích thú khi mang đến màu sắc mới lạ cho chương trình Vợ chồng son .
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Sao âu mỹ

22:13:54 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tấn công siêu sao Taylor Swift hôm 16.5 do vẫn còn căm ghét cô vì đã ủng hộ đảng Dân chủ trong 2 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất.