Khi nào nộp phạt trực tiếp cho CSGT?
Quy định người vi phạm luật giao thông được nộp thẳng tiền cho CSGT theo dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến đang gây nhiều tranh cãi. Đại diện Bộ GTVT đã giải thích rõ hơn về quy định này.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 10/2, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT – cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), khẳng định việc cho phép người vi phạm hành chính được nộp phạt trực tiếp đã được Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013) quy định.
Chỉ phạt dưới 250.000 đồng
Theo ông Thuấn, điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Một lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67)- Bộ Công an cho biết áp dụng theo quy định trên, dự thảo thông tư của Bộ Công an đã hướng dẫn: Đối với những lỗi vi phạm có mức phạt tiền dưới 250.000 đồng (cá nhân) và dưới 500.000 đồng (tổ chức) sẽ thuộc diện được các chiến sĩ công an thực thi nhiệm vụ trên đường lập biên bản thu tiền trực tiếp và xuất biên lai đưa cho người vi phạm. Riêng chiến sĩ công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Dù nộp tiền qua kho bạc hay nộp trực tiếp mà không có cơ chế giám sát vẫn có thể xảy ra tiêu cực
Riêng các hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức nếu xảy ra trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga hoặc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh và thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người nộp phạt có thể nộp phạt tại chỗ hoặc nộp tại kho bạc.
Phù hợp với quy định
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thuấn khẳng định các nội dung được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị định 171 hoàn toàn phù hợp các quy định hiện hành. “Cứ đối chiếu theo Nghị định 171 thì hành vi nào có mức phạt tiền dưới 250.000 đồng thì các cá nhân vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp. Mức phạt lớn hơn thì thẩm quyền ra quyết định thuộc về cấp trên của lực lượng tuần tra trên đường” – ông Thuấn nói.
Cụ thể, thẩm quyền phạt trực tiếp của trạm trưởng hoặc đội trưởng của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường không quá 1,5 triệu đồng. Đối với trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an hoặc trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền các lỗi vi phạm không quá 2,5 triệu đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng hằng ngày người dân phải lưu thông trên đường và chuyện “dính dáng” tới CSGT là không tránh khỏi. Nếu mọi người đều có ý thức chấp hành luật lệ giao thông và không chăm chăm tiền đút lót cho người thực thi công vụ khi biết mình vi phạm thì hình ảnh CSGT sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Còn các CSGT đã có tư tưởng nhận “hối lộ vặt” thì dù có yêu cầu nộp tiền qua kho bạc hay nộp tiền trực tiếp thì tiêu cực vẫn xảy ra.
Những hành vi bị phạt trực tiếp Theo Nghị định 171, các lỗi vi phạm có mức phạt tiền nằm trong khung có thể nộp phạt trực tiếp là điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, dừng đỗ trái quy định, đi vào đường cấm, điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm (hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng quy cách, chở người đằng sau không đội mũ bảo hiểm), chở quá số người quy định… Đại diện C67 cho biết việc cho phép nộp phạt trực tiếp ở một số hành vi vi phạm ở mức nhẹ nhằm tránh phiền hà, rắc rối cho người dân. Nội dung dự thảo vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến nên sẽ sớm hoàn thiện để làm sao cho phù hợp, mang lại sự thuận lợi nhất khi đưa vào áp dụng.
Theo Thế Kha (Người Lao Động)
Nộp thẳng tiền phạt cho CSGT: Làm sao tránh tiêu cực?
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an), việc cho phép người vi phạm luật giao thông được đóng phạt trực tiếp cho lực lượng xử phạt nhằm tránh phiền hà cho người vi phạm.
* Phóng viên: Trong dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến đã đưa vào quy định cho phép cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp và nhận biên lai. Có tin Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) đã nhiều lần đề xuất Bộ Công an cho áp dụng quy định này?
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Chúng tôi đã đề xuất khá lâu nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng ý.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên
* Vì sao C67 có đề xuất đó?
- Chủ yếu là để đơn giản thủ tục hành chính, giúp người vi phạm đỡ phiền hà do phải đi lại nhiều lần nộp tiền phạt.
* Trong thời gian qua, C67 có nhận được nhiều phản ánh của người dân về chuyện phải mất quá nhiều thời gian chỉ để nộp tiền phạt?
- Nộp phạt như hiện nay đúng là có phiền hà. Thực ra, sự phiền hà này là để giảm tiêu cực cũng như nâng cao tính răn đe đối với người vi phạm. Bây giờ, mình phải đơn giản hóa các thủ tục đó đi.
* Nhiều người lo ngại như thế sẽ nảy sinh chuyện CSGT vòi vĩnh, nhận hối lộ của người vi phạm một khoản tiền thấp hơn quy định?
- Nếu người dân không đủ tiền để nộp phạt trực tiếp cho lỗi đã vi phạm thì lực lượng chức năng sẽ lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe, đồng thời yêu cầu người vi phạm tới Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Nếu đủ tiền thì có thể nộp phạt trực tiếp. Sẽ có nhiều hình thức nộp phạt chứ không chỉ nộp phạt trực tiếp. Tôi khẳng định quy định cho phép nộp phạt trực tiếp nhằm tạo thuận lợi cho người vi phạm đỡ mất thời gian trong việc đi lại. Vả lại, việc đi lại nhiều lần cũng dễ dẫn tới chuyện xin xỏ, tác động tới lực lượng cảnh sát. Nếu chúng ta cứ suy luận về chuyện cho đóng phạt trực tiếp sẽ nảy sinh tiêu cực thì sẽ không làm được gì cả. Vấn đề là phải có cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của lực lượng thực thi công vụ.
* Đến nay, việc tập huấn cho lực lượng CSGT trên cả nước thực hiện xử phạt theo Nghị định 171 đã được C67 thực hiện đến đâu?
- Chúng tôi đã tập huấn cho lực lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề phải chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Công an mới thực hiện được. Cụ thể như ngoài việc xử phạt tại chỗ còn quy định cho phép cơ quan, cá nhân có đủ các điều kiện thì được phép bảo lãnh phương tiện vi phạm về tự bảo quản.
Xử phạt vi phạm giao thông phải có tính răn đe đối với người tham gia giao thông. Ảnh: Tấn Thạnh
Không phải vi phạm nào cũng nộp phạt trực tiếp
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho rằng việc cho phép nộp phạt trực tiếp nhằm hạn chế những phiền hà, rắc rối mà người dân liên tục phản ánh thời gian qua. Tuy nhiên, mỗi lực lượng, cán bộ thực thi công vụ chỉ có thẩm quyền xử phạt đối với những lỗi vi phạm và số tiền nhất định. "Nếu lỗi vi phạm có số tiền phạt lớn hơn thẩm quyền cho phép thì chiến sĩ đó không được phép lập biên bản cho phép nộp phạt trực tiếp mà chỉ được lập biên bản và yêu cầu cấp trên của mình xử lý" - ông Quân nói.
Trong khi đó, đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an TP Hà Nội - cho biết cơ quan này đang lập báo cáo về việc thực hiện xử phạt theo hướng cho người vi phạm được phép nộp tiền phạt trực tiếp và lấy biên lai như trước đây.
Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đề xuất tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Biên lai thu tiền phạt gồm 2 loại: loại in sẵn mệnh giá (5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng...) và loại không in sẵn mệnh giá - là loại biên lai mà trên đó số tiền thu phạt do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt ghi.
Đáng lo nhất là tư cách cán bộ xử phạt Nộp phạt thẳng cho CSGT đang làm nhiệm vụ là một trong những biện pháp cải tiến thể thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông, được ghi nhận trong một dự thảo thông tư được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến rộng rãi. Với biện pháp cải cách này, người ta hy vọng hạn chế được những điều phiền phức liên quan đến việc bắt buộc nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước. Những phiền phức ấy cũng được cho là nguyên nhân gây ức chế tâm lý của người vi phạm dẫn đến hiện tượng chống đối người thi hành công vụ, tìm cách bỏ trốn hoặc mua chuộc nhân viên công lực tại hiện trường để được cho qua. Đúng là nộp phạt tại kho bạc quá rắc rối và mất thời gian, công sức. Tuy nhiên, phải nhớ rằng nộp phạt không phải là thực hiện nghĩa vụ của người đóng thuế mà là tuân thủ một chế tài, đó là biện pháp răn đe đối với người có hành vi không tôn trọng pháp luật. Mục đích cao nhất của việc phạt tiền không phải là góp phần tăng thu cho ngân sách mà là cảnh cáo người vi phạm pháp luật và gián tiếp răn đe mọi người: Phải lấy đó làm bài học, phải ngán ngẩm để rồi không dám vi phạm nữa! Ở các nước tiên tiến, người điều khiển phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm pháp luật giao thông thì phải nhận giấy phạt rồi đến kho bạc nộp tiền phạt. Người cho rằng mình không vi phạm mà bị phạt oan có quyền kiện ra tòa. Không có chuyện cảnh sát thu tiền phạt và ra biên lai ngay tại hiện trường. Điều này trái với nguyên tắc minh bạch, công khai của việc chế tài nhân danh nhà chức trách công đối với hành vi vi phạm pháp luật của công dân và cũng trái luôn với nguyên tắc bảo đảm quyền được bảo vệ của công dân mỗi khi bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật. Thật ra, người vi phạm pháp luật giao thông bị ức chế tâm lý không phải do thủ tục nộp phạt phức tạp khiến người đi nộp phạt có cảm giác vất vả, nặng nhọc mà chủ yếu do những rủi ro, bất trắc có thể gặp trong quá trình chấp hành biện pháp chế tài dẫn đến thiệt hại oan uổng và ngoài tầm kiểm soát. Trong thực tế, không ít người vi phạm sau khi đã nộp phạt còn phải lui tới nhiều lần tại cơ quan CSGT mới nhận lại được giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ. Trong khi không ít trường hợp phương tiện tạm giữ bị bỏ mặc, thậm chí bị quăng ném, nhồi nhét vô tội vạ dẫn đến hư hỏng, xuống cấp. Luật thiếu chặt chẽ thường tạo điều kiện cho người nắm quyền lực nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân vốn ở thế yếu trong quan hệ giao tiếp với cơ quan công quyền. Về mặt lý thuyết, luật phải đề ra biện pháp xử phạt thật rõ ràng đối với người vi phạm pháp luật, đồng thời vạch ra lộ trình xử lý cũng thật cụ thể, chặt chẽ. Một mặt, người dân phải tuân thủ quyết định xử phạt; mặt khác, cơ quan có thẩm quyền cũng phải tuân thủ cam kết trả lại cho người vi phạm những điều kiện sinh hoạt, làm việc bình thường sau khi biện pháp chế tài đã được thực thi. Người vi phạm luật giao thông phải nộp phạt đầy đủ, đúng hạn và cũng có quyền yêu cầu người có thẩm quyền phải trả lại giấy tờ, phương tiện tạm giữ đúng hạn và trong tình trạng bình thường. Trong trường hợp hoàn trả chậm trễ hoặc tài sản hoàn trả bị hư hỏng, xuống cấp bất thường, người vi phạm, đến lượt mình, có quyền yêu cầu cơ quan chức năng bồi thường thiệt hại. Rốt cuộc, vấn đề chính là làm thế nào bảo đảm thái độ nghiêm túc, đúng mực và chuyên nghiệp của người xử phạt chứ không phải là làm thế nào để việc nộp phạt được đơn giản, thuận lợi. PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện
Theo Thế Kha (Người Lao Động)
Cho phép người vi phạm GT nộp phạt thẳng cho CSGT Người vi phạm an toàn giao thông có thể nộp phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt, tránh việc phải đi lại nhiều lần mới nộp được tiền và nhận lại giấy phép lái xe. Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo lần 1 thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online

Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Hỗn chiến trước cổng UBND thành phố ở Bình Dương

Điều tra vụ "Giết người" do ghen tuông phóng hỏa khiến 3 người tử vong

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ

Bắt nghi phạm gây ra vụ nổ làm 2 người tử vong ở TPHCM

Tây Ninh: Cầu mới hoàn thành sau 2 tuần sụt lún, ô tô và xe máy rơi xuống hố.

Bị phạt vì đăng clip tự xưng 'thần chết', xúc phạm người khác

Vận động thành công đối tượng truy nã đặc biệt ra đầu thú

Cảnh sát chặn xe khách bắt 4 nghi phạm gây án đang trốn chạy

Người đàn ông quốc tịch Đức vận chuyển ma túy vào Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Tin nổi bật
22:02:32 11/05/2025