Khi trẻ hồn nhiên gian dối
Vì nhiều lý do mà người lớn đã vô tình gieo cho con trẻ việc nói dối trong học tập và cuộc sống. Những lời nói dối ấy sẽ lớn dần theo thời gian, thành thói quen không sửa được.
Cô em đồng nghiệp kể mấy năm công tác ở trường cũ, cô được rất nhiều học trò yêu mến. Khi viết bài văn về thầy cô, cô vẫn được nhiều học trò lựa chọn.
“Chắp” cô này, “vá” cô kia
Một lần, có học trò cũ tâm sự với cô: “Hôm làm bài kiểm tra tả về một cô giáo mà em yêu mến, em đã miêu tả cô giáo đang dạy văn lớp em, nhưng em tả cả cô nữa đấy”.
Cô em đồng nghiệp ngạc nhiên, hỏi trò: “ Sao em tả cô giáo đang dạy em lại còn tả cả cô vào bài văn nữa?”.
Học trò liền trả lời: “Người mà em muốn tả là cô. Nhưng em sợ tả cô sẽ làm cho cô giáo đang dạy em buồn”. Cô em chưa kịp hỏi thì học trò nói tiếp: “Em mượn dáng đi, khuôn mặt, nụ cười của cô, giọng nói và lời giảng của cô để viết về cô ấy. Nhưng khi tả thân hình, em không mượn cô để tả cô ấy được, vì cô ấy hơi mập và không cao như cô”.
Cô em đồng nghiệp mới hỏi lại: “Em miêu tả ai thì miêu tả một người, chứ sao lại lấy một số điểm của cô để ghép vào cô ấy? Như vậy là em đã viết dối rồi!”.
Nghe cô em kể như vậy, hai anh em lại trò chuyện về văn dối văn suông trong môi trường học đường hiện nay.
Với tôi, chuyện tương tự cũng đã gặp một số lần trong các bài văn mà học trò viết. Việc học trò miêu tả “chắp” cô giáo dạy mình năm trước để “vá” vào cô giáo đang dạy văn lớp mình là một điều đã trở nên bình thường trong nhiều trường.
Video đang HOT
Đôi khi người lớn đã vô tình gieo cho con trẻ việc nói dối trong học tập, trong cuộc sống. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Điểm số và thành tích
Cũng vì điểm số, vì thành tích mà nhiều thầy cô và học trò mải miết chạy theo, để rồi viết dối trở thành thói quen, chỉ cần điểm cao là mục đích cuối cùng! Học trò chắp vá như thế bắt nguồn từ đâu? Có phải là lỗi từ các em? Có thể một phần lỗi do học trò, nhưng cái gốc cần nhổ là từ chính thầy cô và cha mẹ. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, nếu miêu tả cô giáo khác, ngợi ca cô giáo khác, cô giáo đang dạy sẽ phật lòng; thứ hai, chính trong gia đình cha mẹ cũng hướng cho con cái viết dối để đạt điểm cao. Hai lý do này trên thực tế không phải là ít, bởi vậy học trò đã biết nịnh khi viết về thầy cô mình. Nguy hiểm quá!
Một lần khác, dịp 20/11, một trung tâm khuyết tật tổ chức viết báo tường, bộ phận văn phòng hướng dẫn và gợi ý viết về giám đốc, vì giám đốc sắp chuyển nơi công tác.
Một nhân viên văn phòng lên các lớp phổ biến, khi tới lớp mà tôi từng dạy phổ biến, có một cô học trò hào hứng nói với các bạn sẽ viết về tôi (tôi công tác ở trung tâm này bốn năm). Cô nhân viên cắt ngang rằng chỉ được viết về thầy cô đang dạy ở trung tâm và hướng các em viết về vị giám đốc.
Nghe thế, các em cụt hứng. Các em không thể viết về người mình không yêu thích, không hiểu biết, thế thì tại sao lại bắt buộc các em như thế?
Học trò đem nỗi bức xúc của mình gọi điện kể cho tôi hay. Nghe trò kể, tôi rất buồn, buồn vì người lớn đang gieo giá trị ảo cho thế hệ trẻ.
Hiện nay, những bài văn “chắp vá”, “đồng phục” khá phổ biến. Bao giờ việc dạy và học văn trong trường học sẽ thật sự là nơi đề cao “văn học là nhân học”?
Giả vờ cận thị
Khi cô giáo chuyển em trai từ bàn đầu xuống bàn thứ 5, mẹ mắng: “Con dốt thế, cứ giả vờ bị cận thị để cô giáo cho ngồi bàn đầu, nhìn bảng cho dễ”. Rồi như nhớ ra điều gì, mẹ lại hỏi tiếp: “Thế cái kính cận giả mẹ mua cho, con để đâu rồi? Sao không đưa cho cô xem rồi cô chiếu cố cho?”.
Rồi mẹ lại nói chuyện với cô giáo để em được chuyển lên bàn đầu. Mẹ nói là em bị cận thị, nên tha thiết mong cô giáo ưu tiên. Hôm qua, em đi học về, mẹ đã vội hỏi: “Con đã được chuyển lên bàn đầu chưa?”. Em trả lời: “Cô giáo bảo chuyển con lên, nhưng con không chịu”. Mẹ nói như quát: “Con ơi là con, con có biết mẹ đã phải nài nỉ cô giáo thế nào cô mới đồng ý cho con lên bàn trên không?”.
Em phản ứng: “Nhưng con cao hơn nhiều bạn khác, phải biết nhường bạn chứ ạ? Con lại không bị cận thị như lời mẹ nói, kỳ lắm mẹ ạ!”. Mẹ lườm: “Con thật là, nếu nói bị cận thị thì cô giáo sẽ ưu tiên, hiểu chưa? Là vì mẹ muốn con ngồi bàn trên để tiếp thu bài tốt hơn”. Nghe mẹ ca cẩm, con chỉ biết im lặng.
Một chút thành tích của con và của em, mẹ cũng đem khoe hết với người này người khác. Ngay cả chuyện học kỳ trước con không được giấy khen, mẹ đã đến gặp riêng cô giáo để xin, khiến con thấy xấu hổ vô cùng.
Từ cái giấy khen ấy, mẹ tỏ ra “mát mày mát mặt” lắm khi công đoàn cơ quan mẹ thưởng chút tiền, rồi mẹ lại tiếp tục khoe trên Facebook. Con thấy quê quê với những lời chúc mừng, lời khen của mọi người dành cho mình. Khi con tỏ thái độ bức xúc, mẹ lại tự đắc: “Dại gì mà không xin danh hiệu hả con?”.
Học lớp 11 rồi, cậu con trai 17 tuổi như con vẫn còn bị mẹ can thiệp chuyện điểm số trên lớp, bị mẹ bí mật đi xin điểm, xin giấy khen cho mình. Mẹ cho con cái lớp ngoài bóng bẩy, nhưng con thấy như đang núp trong sự giả dối, mẹ biết không?
Rồi mẹ hả hê vì bấy lâu nay hết lòng vì con cái. Chính con không biết mẹ cần tấm giấy khen ấy để nhận phần thưởng ở cơ quan hay có lý do để đi khoe, để tự hào nữa. Em trai con đâu có vui khi mẹ nói dối là bị cận thị để cô ưu tiên cho lên bàn trên. Con cũng đâu có vui khi cô giáo “chiếu cố” cho tấm giấy khen để được lòng mẹ!
Theo Thái Hoàng – Lý Thế Mạnh/Tuổi Trẻ
TQ: Bé 5 tuổi lái máy bay gây bão dư luận
Một cậu bé Trung Quốc 5 tuổi tự mình lái máy bay đã gây ra làn sóng tranh cãi kịch liệt trong dư luận nước này về phương pháp giáo dục trẻ em.
Tối thứ Bảy tuần trước, một cậu bé 5 tuổi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tự mình lái một chiếc máy bay nhỏ bay lượn khắp Công viên Hoang dã Bắc Kinh làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận nước này về cách rèn luyện con cái của ông bố.
Theo đó vào khoảng 6 giờ chiều, cậu bé Duoduo đã lái chiếc máy bay cất cánh khỏi sân bay và hướng về Công viên Hoang dã Bắc Kinh rồi sau đó bay trở lại. Theo ông He Liesheng, cha của cậu bé Duoduo, chuyến bay này được thực hiện trong 35 phút.
Cậu bé Duoduo tự mình lái máy bay hơn 30 km
Theo ông Zhang Yonghui, phụ trách câu lạc bộ hàng không nơi bé Duoduo học bay, quãng đường mà Duoduo bay được là 30 km. Còn bố cậu bé nói rằng ông muốn con trai mình trở nên dũng cảm hơn bằng cách lái một chiếc máy bay, đồng thời phát triển trí tò mò và mong ước khám phá của cậu.
Trước đó ông He đã được gọi là "người cha đại bàng" vì phương pháp giáo dục con cái nghiêm khắc của mình. Năm 2012, ông He đã bắt Duoduo mặc độc một chiếc quần lót chạy ra giữa đường phủ đầy tuyết ở New York trong lúc nhiệt độ xuống tới âm 13 độ.
Ông Gu Li, giám đốc một trung tâm nghiên cứu giáo dục ở Nam Kinh cho hay: "Phương pháp giáo dục của ông ấy rất đáng học hỏi, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng phù hợp với phương pháp này."
Ông bố "đại bàng" He Liesheng và con trai
Tuy nhiên, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em và Thanh niên Trung Quốc Sun Yunxiao lại phản đối ý tưởng giáo dục của ông He. Ông Sun cho rằng nếu đứa trẻ này gặp vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến cả quãng đời còn lại của nó.
Ông Sun nói: "Chúng ta không nên ép buộc trẻ em làm những gì chúng không thể làm. Chơi đồ chơi hoặc nghịch bùn có lợi cho trẻ em hơn là lái máy bay."
Còn luật sư Zhang Qihuai chuyên về lĩnh vực hàng không cho biết bất kỳ ai lái phương tiện tay đều phải có bằng phi công và giấy phép của cơ quan chức năng. Việc một cậu bé 5 tuổi điều khiển máy bay có thể đe dọa đến an ninh công cộng.
Theo khampha
Làm rõ 3 nhóm vấn đề cử tri quan tâm Trao đổi với cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Đại tá Nguyễn Đức Chung, ĐBQH TP Hà Nội, Giám đốc CATP Hà Nội đã làm rõ nhiều vấn đề nóng hổi đang được dư luận nhân dân quan tâm. Cảnh sát giao thông hướng dẫn, giáo dục trẻ em ý thức công dân Nâng cao hiệu quả phòng,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
Thế giới
12:30:59 14/05/2025
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30 đến 36 tháng tù treo
Pháp luật
12:26:36 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025
Con trai qua đời một tháng, cụ ông 86 tuổi cưới bạn gái của con làm vợ: Ai cũng mỉa mai nhưng nghe lý do lại rơi nước mắt!
Netizen
11:22:24 14/05/2025
Honda Accord: Lịch lãm, tiện nghi, có giá từ 1,4 tỷ đồng
Ôtô
11:19:21 14/05/2025
Hãy ăn nhiều món hấp này, chỉ mất 10 phút để nấu mà mùi thơm hấp dẫn, ăn cực "tốn cơm" lại rất giàu canxi
Ẩm thực
11:13:08 14/05/2025
Kim Go Eun xác nhận trở lại "Yumi's Cells" mùa 3
Hậu trường phim
11:10:51 14/05/2025
Những ai háo hức chờ mua iPhone 17 vừa đón một tin tức 'sét đánh'
Đồ 2-tek
11:10:31 14/05/2025