Khó khăn cơ sở vật chất triển khai chương trình mới: Cần kế hoạch rất cụ thể để tháo gỡ
Chuẩn bị cơ sở vật chất là một nội dung quan trọng được trao đổi tại Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sáng 11/3.
Học sinh Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Ban Mai-Hà Đông, Hà Nội.
Bên cạnh những nỗ lực bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để triển khai chương trình mới, vẫn còn những khó khăn được địa phương đề cập xung quanh nội dung này.
Một số khó khăn tiêu biểu theo chia sẻ của địa phương, như tiêu chuẩn về diện tích phòng học, phòng chức năng, quy mô học sinh/lớp, quy mô lớp/trường một số địa phương chưa đạt theo quy định; tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày chưa đat 100%; phòng học xuống cấp không được cải tạo, sửa chữa.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm… còn thiếu, một số trường chưa có phòng học bộ môn; nhiều trường thiết bị dạy học không đầy đủ, không đồng bộ do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của địa phương chưa thể đáp ứng kịp thời.
Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của địa phương hạn hẹp. Như tại Hà Tĩnh, nguồn ngân sách trung ương thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2017-2025 của Chính phủ chưa được bố trí, trong đó có kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học.
Một số địa phương như Sơn La, Điện Biên, Nghệ An cho biết, thiết bị dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới chưa được cung cấp.
Tại Yên Bái, nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở thiếu máy tính nên chưa đảm bảo việc tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất trong triển khai Chương trình dục dục phổ thông 2018, phát biểu tại hội nghị, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đồng thời nhận định: không thể chỉ ngày một, ngày hai có thể đáp ứng được các cơ sở vật chất, thiết bị trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Cần kế hoạch rất cụ thể để tháo gỡ từng năm một cho vấn đề này.
Video đang HOT
Đi vào vấn đề cụ thể với Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025, ông Mai Văn Trinh cho biết: Giai đoạn 2017-2020, cơ cấu nguồn vốn gồm 4 nguồn chính:
Nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học chiếm 20,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để hỗ trợ xây dựng bổ sung phòng học và khối phòng phục vụ học tập, chiếm 22,8% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn ngân sách trung ương cho sự nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo) để hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học được ưu tiên cân đối, bố trí từng năm, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và không vượt quá 8,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác chiếm 47,6% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn.
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, nguồn trái phiếu Chính phủ hòa chung vào nguồn ngân sách Nhà nước, nên giai đoạn 2021-2025 sẽ không còn nguồn của trái phiếu Chính phủ riêng nữa.
“Vậy chúng ta sẽ lấy nguồn từ những đâu?”. Trả lời câu hỏi này, ông Mai Văn Trinh dẫn Quyết định số 1535/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Theo Quyết định này, nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 của các địa phương chiếm khoảng 73%, nguồn vốn từ Trung ương chỉ còn khoảng 27%.
Tổng hợp nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học của 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025 chiếm 223 ngàn tỷ đồng; chiếm 13% trong đầu tư vốn trung hạn từ ngân sách nhà nước.
Từ đó, ông Mai Văn Trinh đề nghị cần có một kế hoạch rất cụ thể cho xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học giai đoạn trung hạn, trước mắt là 2021-2025. Hằng năm, Hội đồng nhân dân phải có tính toán, phê duyệt nội dung này.
Ông Mai Văn Trinh đồng thời nhấn mạnh cần khai thác triệt để 2 nguồn vốn từ 2 Chương trình mục tiêu quốc gia; có thể tính toán đến các phương thức như BT, BOT, PPP trong giáo dục; các tỉnh, thành phố lớn có thể đi đầu để khơi nguồn kinh phí.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cũng đề nghị các địa phương, cùng với việc rà soát, kế thừa các thiết bị cũ, cần có kế hoạch mua sắm để bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nhấn mạnh vai trò của phòng học bộ môn, đặc biệt khi triển khai dạy học tự chọn trong chương trình lớp 10 từ năm học 2022-2023.
Kiên trì đổi mới để tiếp tục thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ tạo nền tảng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sáng 20/8, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 1 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đặng Thị Quỳnh Diệp chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Ưu tiên hàng đầu cho chương trình giáo dục phổ thông 2018
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 năm học 2020-2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Triển khai chương trình trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng tất cả các tỉnh thành đều đã khắc phục khó khăn, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên (GV) tập trung cho chương trình mới.
100% trường tiểu học ưu tiên thực hiện đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, đảm bảo tỉ lệ GV/lớp và cơ cấu GV để thực hiện dạy học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định. 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn. GV khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cho thấy tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, trong đó có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành.
Học sinh mạnh dạn tự tin hơn, biết nêu quan điểm qua tiết học và cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1, kỹ năng này được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.
Kết thúc năm học, Hà Tĩnh có 97,9% học sinh lớp 1 hoàn thành chương trình lớp học
Tại hội nghị, các tỉnh thành cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về vấn đề cân đối, bố trí hỗ trợ nguồn ngân sách đầu CSVC, trang thiết bị, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để phát triển năng lực, phẩm chất người học
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những kết quả sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ trưởng khẳng định: Đây là bước đi đầu tiên đầy khó khăn và thách thức. Tuy nhiên với sự quan tâm của toàn xã hội, giáo dục cả nước đã vượt qua thử thách đầu tiên và đạt được kết quả như mong muốn.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh tư liệu VOV.
Để tiếp tục triển khai chương trình đổi mới ở các bước tiếp theo ở lớp 1, lớp 2 và 6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tiếp tục kiên trì tư tưởng đổi mới. Đổi mới để phát triển phẩm chất năng lực của người học, ưu tiên của giáo dục phổ thông là dạy người, là dạy kỹ năng sống, làm nền tảng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, tăng cường công tác truyền thông giúp xã hội, Nhân dân hiểu và đồng thuận, đồng hành với ngành trong quá trình triển khai chương trình.
Bộ sẽ tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo tiền đề dịch chuyển chất lượng dạy và học tiến theo sự đổi mới chương trình.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh để tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho các đối tượng người học được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất.
Tại Hà Tĩnh, để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông, tỉnh đã bổ sung biên chế đội ngũ giáo viên cho ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên tiểu học. Từ các nguồn lực, năm học 2020 - 2021 toàn tỉnh đã đầu tư hơn 588 tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp, trong đó đặc biệt quan tâm đến lớp 1. Theo đó, 100% lớp 1 ở Hà Tĩnh được học tập trong những phòng học đảm bảo, có Smart TV hoặc máy chiếu, được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học khác.
Qua đánh giá từ thực tế cho thấy, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 ở Hà Tĩnh đã thành công tốt đẹp. Học sinh tự tin, giáo viên hào hứng, xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Kết thúc năm học, toàn tỉnh có 97,9% học sinh lớp 1 hoàn thành chương trình lớp học.
Gấp rút hoàn thiện trường lớp, đáp ứng chương trình mới Xác định sự cấp thiết của việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, ngành GD Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng trường lớp phòng học, đây cũng là điều kiện giúp các nhà trường vượt qua khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh Trường Tiểu học Thượng Đình (Phú Bình) được đầu tư xây mới nhà 3 tầng với 10...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận hạt nhân với Iran
Thế giới
19:56:25 15/05/2025
Lim Feng lên tiếng nóng sau khi Wren và Minga cùng đáp trả: "Bạn nợ tôi 1 lời xin lỗi và 1 lời cảm ơn!"
Sao việt
19:52:52 15/05/2025
TikToker hơn 200kg tuyên bố rợn người, hé lộ tình trạng sức khỏe, sắp cắt da
Netizen
19:52:06 15/05/2025
45 tuổi mà như gái đôi mươi: Han Chae Young khiến netizen hoang mang vì quá đẹp
Sao châu á
19:49:46 15/05/2025
Trang phục đơn sắc, vẻ đẹp tinh giản nhưng ấn tượng khó quên
Thời trang
19:46:01 15/05/2025
Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
Tin nổi bật
19:45:18 15/05/2025
Mỹ nhân Nga bật khóc vì trọng tài tại Italian Open
Sao thể thao
19:15:50 15/05/2025
Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025