Khoảnh khắc 4 tiêm kích Su-30 Nga đồng loạt “khạc lửa” trên không
Dàn 4 tiêm kích Su-30SM của Nga đồng loạt nã 8 tên lửa khi đang bay theo đội hình trên không trung.
Dàn tiêm kích Su-30SM Nga đồng loạt nã tên lửa (Ảnh chụp màn hình: The Drive).
The Drive đưa tin, đoạn video được một tài khoản tên là Fighterbomber đăng trên Telegram cho thấy một khoảnh khắc được đánh giá là “hiếm gặp” khi 4 tiêm kích đa năng Su-30SM Flanker đồng loạt phóng 8 tên lửa trên không trung.
Theo trang tin trên, tên lửa mà đội hình Su-30SM phóng ra dường như là R-73 hoặc R-74. Đoạn video được cho quay từ buồng lái của một máy bay khác cho thấy 4 chiếc Su-30SM đồng loạt nã tên lửa và dường như nhằm vào mục tiêu – một thiết bị giống như bom được thả ra từ một máy bay khác.
Khoảnh khắc 4 tiêm kích Su-30 Nga đồng loạt “khạc lửa” trên không
Su-30SM là biến thể của dòng Su-30 trang bị cho không quân Nga do nhà thầu quốc phòng Sukhoi sản xuất. Nó có tốc độ bay tối đa 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km.
Su-30SM được trang bị hệ thống điện tử hàng không nâng cấp rất hiện đại, cũng như hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tấn công mọi mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển. Nó có thể hoạt động hiệu quả trong mọi thời tiết.
Nó có thể tham gia vào các cuộc tấn công không đối không hoặc không đối đất. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, Su-30SM được thiết kế có hai chỗ ngồi cho phi công và có thể mang theo khối lượng vũ khí lên tới gần 8 tấn, trong đó có nhiều loại bom cũng như các tên lửa không đối đất và không đối không.
Su-30SM sử dụng hai động cơ Saturn AL-31 với lực đẩy khoảng hơn 12 tấn và đạt tốc độ tối đa đến Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh).
"Mặt trận" mới cho cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
Chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo nước này cần tạo ra cơ chế đòn bẩy về khoáng sản quan trọng để đối phó với Mỹ, trong bối cảnh nó sẽ trở nên rất thiết yếu trong mục tiêu năng lượng xanh toàn cầu.
Cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng đang nóng lên (Ảnh: SCMP).
SCMP đưa tin, các chuyên gia Trung Quốc chuyên nghiên cứu về chiến lược của Nhà Trắng về đất hiếm đã khuyến nghị Bắc Kinh cần tạo ra một cơ chế đa cơ quan để đảm bảo nguồn cung cấp các khoáng sản quan trọng như một đòn bẩy địa chính trị đối phó Mỹ và các đồng minh, trong bối cảnh cả thế giới đang hướng tới mục tiêu năng lượng xanh.
Các chuyên gia cho biết, cơ quan được đề xuất lập ra có thể tương tự hệ thống ở Mỹ, nơi các cơ quan thương mại, năng lượng, chính sách đối ngoại và chính quyền liên bang đều tham gia vào việc đề ra và thực hiện các chiến lược với khoáng sản quan trọng.
Đề xuất này được đưa ra bởi các giáo sư Yu Hongyuan tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nhà nghiên cứu Guan Longcheng của viện trên và Ma Zhe, một nhà nghiên cứu liên kết với Học viện Khoa học Địa chất Trung Quốc.
Khi thế giới đang chạy đua tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu về khoáng sản sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2040, theo Cơ quan năng lượng quốc tế. Và điều này được cho sẽ khiến cho cuộc đua giữa các cường quốc để tiếp cận được nguồn khoáng sản giá trị trở nên căng thẳng.
Trung Quốc hiện đang là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về một số khoáng sản quan trọng, bao gồm đất hiếm - nguyên liệu quan trọng cho các công nghệ về năng lượng sạch như xe điện và tuabin gió.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với thách thức ngày càng gia tăng khi Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, với khoáng sản quan trọng là ưu tiên hàng đầu.
Cạnh tranh tăng nhiệt
"Với sự gia tăng xung đột ở các khu vực giàu khoáng sản và việc áp dụng các quy tắc thương mại mới, các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược của Trung Quốc hiện đang bị cuốn vào một môi trường quốc tế dễ biến động hơn", chuyên gia Yu nhận định.
Ngoài ra, các cuộc cạnh tranh về công nghệ gia tăng đã khiến Mỹ cấm các công ty xuất khẩu công nghệ chủ chốt sang Trung Quốc và điều này dường như đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc nâng cấp ngành khai thác của nước này.
Các chuyên gia nhấn mạnh, khoáng sản quan trọng là rất cần thiết cho an ninh kinh tế và quân sự và công nghệ năng lượng sạch và chúng đang trở thành một trong những "mặt trận" mới cho cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung.
Trung Quốc là nhà xuất khẩu chính của ít nhất 32 trong số 50 mặt hàng khoáng sản được Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ coi là quan trọng.
Trong những năm qua Trung Quốc đã đầu tư để phát triển ngành công nghiệp sản xuất khoáng sản quan trọng và đầu tư mạnh vào chuỗi cung ứng của họ. Trong khi đó, Mỹ lại phụ thuộc mạnh mẽ vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, trong việc sản xuất mọi mặt hàng từ tấm pin năng lượng mặt trời, tuabin gió, pin cho xe điện và cả tiêm kích.
Cuộc thương chiến năm 2018 giữa 2 nước đã khiến Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể thao túng các khoáng sản quan trọng vì mục tiêu chiến lược và họ đã thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung ứng bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Vào tháng 6, Nhà Trắng đã vạch ra một kế hoạch trong đó các cơ quan liên bang được chỉ đạo để tăng cường năng lực sản xuất trong nước và các nước đồng minh, nhằm "tăng khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng nguyên liệu chiến lược và quan trọng". Các chuyên gia nhận định, Mỹ vẫn đang tìm kiếm đồng minh và đối tác để xây dựng chuỗi cung ứng "không có Trung Quốc".
"Mỹ và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ tăng cường phối hợp trong khuôn khổ song phương và nhiều khuôn khổ khác... để xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và tính minh bạch nhằm loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khai thác toàn cầu. Sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu trong việc phát triển khai thác ở nước thứ ba... có khả năng sẽ gia tăng", báo cáo cảnh báo.
Tháng trước, Trung Quốc đã lập ra doanh nghiệp nhà nước về đất hiếm, trong một nỗ được cho là nhằm giúp họ duy trì thế thống trị tại thị trường.
Điểm yếu trên chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ chính là vũ khí trang bị Không quân Mỹ đang sở hữu một số tiêm kích và máy bay ném bom tốt nhất đồng thời ấp ủ các dự án phức tạp hơn trong tương lai. Tuy nhiên, phi đội hùng mạnh của lực lượng này đang đối mặt với rào cản khó ngờ: vũ khí được trang bị. Chiến đấu cơ F-15 Eagle của Mỹ phóng tên lửa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nữ TikToker bị bắn khi đang livestream: Báo động tình trạng sát hại phụ nữ ở Mexico

Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ

Hai lính cứu hỏa thiệt mạng trong vụ cháy lớn ở Anh

Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza

Israel tấn công các cảng tại Yemen

Trợ lý Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine lẽ ra có thể kết thúc chỉ trong vài tuần

Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga
Có thể bạn quan tâm

Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa
Bất chấp những bất ổn do các mức thuế mới, doanh số xe điện hóa vẫn đang bùng nổ, với xe thuần điện (BEV) và xe hybrid cắm sạc (PHEV) đạt những con số kỷ lục.
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Tin nổi bật
17:57:30 17/05/2025
Chiếc que thử thai và bí mật chồng tôi chôn giấu suốt 16 năm
Góc tâm tình
17:54:31 17/05/2025
Vụ drama "trà xanh" bị đào lại, Thiều Bảo Trâm đăng đàn giữa đêm: "Tôi từng chênh vênh, lo lắng và sợ hãi"
Sao việt
17:45:28 17/05/2025
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó
Lạ vui
17:44:42 17/05/2025
Người đàn ông sở hữu hòn đảo đẹp nguyên sơ, hoàng tử trả nghìn tỷ cũng không bán
Netizen
17:43:20 17/05/2025
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận
Nhạc việt
17:36:16 17/05/2025
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách
Tv show
16:59:25 17/05/2025
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?
Pháp luật
16:41:10 17/05/2025