Khoảnh khắc đáng nhớ của tân sinh viên trong ngày nhập trường
Nhiều trường tổ chức đón tân sinh viên. Các em hào hứng trong ngày đầu nhập trường
Cha và con trong ngày vui nhập Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) tổ chức đón tân sinh viên từ ngày 28/9 đến 1/10. Ngay sau khi hoàn thành việc nhập trường, tân sinh viên khóa 63 sẽ bước vào Tuần sinh hoạt công dân, sinh viên đầu khóa.
Ngày 3/10, những thí sinh đầu tiên trúng tuyển đại học hệ Chính quy Trường ĐH Công đoàn đã hoàn tất thủ tục nhập học và chính thức trở thành tân sinh viên của Trường. Theo kế hoạch, thời gian nhập học trực tiếp diễn ra trong các ngày từ 3/10 – 9/10/2022.
Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, tân sinh viên đến trường nhập học từ 23/9. Học viện sẽ tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 6/10 tới đây.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng tổ chức đón tiếp các tân sinh viên K67 trong 2 ngày (26, 27/9/2022).
Dưới đây là hình ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ của tân sinh viên trong ngày nhập trường.
Tân sinh viên nhập Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội).
Lực lượng sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Giao thông vận tải tích cực hỗ trợ các tân sinh viên.
Các em được chụp ảnh, làm thẻ sinh viên sau khi hoàn tất thủ tục nhập trường.
Video đang HOT
Tân sinh viên Trường ĐH Công đoàn lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày nhập trường.
Nữ sinh này chính thức gia nhập ngôi nhà chung: Trường ĐH Công đoàn.
Ngày 26, 27/9/2022, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức đón tiếp các Tân sinh viên K67.
Nhiều phụ huynh đưa con đến nhập trường.
Lưu lại kỷ niệm đáng nhớ.
Khoảnh khắc đáng nhớ của tân sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Chuyện tân sinh viên đi thuê trọ: 1001 cái khó "ập" đến!
Thời điểm này, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới.
Thời điểm này, cùng với việc thực hiện thủ tục nhập học, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới. Tuy đã rất cố gắng nhưng hệ thống ký túc xá (KTX) của các trường cao đẳng, đại học chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Do đó, phần lớn các bạn sinh viên năm đầu đều phải tự tìm phòng trọ.
Tại các khu vực có nhiều trường cao đẳng, đại học như: Bách - Kinh - Xây, Kiến Trúc, Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia... thì nhu cầu về phòng trọ của sinh viên càng "nóng" hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản đối với các bạn tân sinh viên.
Đau đầu khi giá phòng trọ tăng cao "ngất ngưởng"
Vào thời buổi vật tư leo thang như hiện nay, giá phòng trọ dành cho sinh viên cũng theo đó mà tăng lên. Tại một số khu vực trung tâm, tập trung nhiều trường cao đẳng đại học, để có thể thuê được một phòng trọ với đầy đủ nội thất như: Điều hòa, nóng lạnh, tủ, giường... người thuê phải bỏ ra không dưới 3 triệu đồng/ tháng. Đối với những khu trọ được thiết kế theo kiểu chung cư mini có phòng khép kín thì giá thuê có thể trên 4 triệu đồng.
Tại những khu vực khác như: Quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm..., giá thuê có "hạ nhiệt" hơn so với những khu vực trung tâm nhưng nhược điểm là xa, đi lại bất tiện.
Để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản với các bạn tân sinh viên
Song, đâu chỉ có tiền phòng trọ. Khi đi thuê phòng, các bạn sinh viên phải gánh chịu thêm những khoản phụ phí kèm theo như: Tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền vệ sinh chung, tiền gửi xe... Nếu chi tiêu chắt chiu thì sinh viên mất vài trăm một tháng cho những khoản phụ phí này, nhưng vào những ngày thời tiết Hà Nội nóng bức, thì chỉ tính riêng tiền điện có thể lên đến vài triệu đồng. Bởi lẽ, giá điện chung của các phòng trọ hiện nay dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kW (theo quy định của Nhà nước về giá điện sinh hoạt tại Hà Nội, các chủ nhà trọ không được thu quá 2.300 đồng/kWh). Biết là đắt hơn so với quy định nhưng nhiều người vẫn phải "cắn răng chịu đựng" vì không có lựa chọn nào khác.
Ở trọ cùng người lạ hay ở nhờ nhà họ hàng/người quen?
Có thể nói, để thuê được một căn phòng "gần trường, sạch sẽ, an ninh tốt" thì số tiền bỏ ra là không hề nhỏ. Do đó, một giải pháp mà nhiều bạn sinh viên áp dụng đó là ở ghép để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, việc ở ghép từ 2 -3 người/phòng cũng không đơn giản bởi còn liên quan đến thói quen, tính cách, giờ giấc sinh hoạt, đi lại... của từng thành viên.
Bạn Trần Nam Huân, sinh viên năm nhất Học viện Ngân hàng chia sẻ: "Mình thấy việc ở với người lạ rất dễ gây khó chịu vì mỗi người lớn lên với những điều kiện, nếp sống khác nhau và khó thể dung hòa trong một sớm một chiều. Đặc biệt vào những lúc không may mất đồ, hỏng hóc đồ đạc, từ nghi ngờ sẽ có thể dẫn đến lời ra tiếng vào".
Ngoài ra, theo Trần Lê Anh Hoàng (tân sinh viên Học viện Ngoại giao), đa số các bạn nam ở ghép dễ hơn các bạn nữ, một phần cũng là do tính cách nhạy cảm. Vậy nên, bạn nữ ở ghép sẽ tìm hiểu và yêu cầu cao hơn so với bạn nam.
"Mình từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện hai người bạn thân là con gái, ở chung phòng với nhau sau một thời gian nảy sinh bất đồng quan điểm khiến cho mối quan hệ của họ bị rạn nứt ", Anh Hoàng chia sẻ.
Nam Huân cho rằng việc sống chung với một người lạ không phải là chuyện dễ dàng
Ở một diễn biến khác, một phương án mà được các bậc phụ huynh ưu tiên chọn cho tân sinh viên năm nhất chính là ở cùng họ hàng/người quen. Bởi ai cũng có tâm lý: "Con mình lạ nước lạ cái, lên thành phố lớ ngớ lại bị lừa". Chính vì vậy, phụ huynh thường gửi gắm con ở nhà họ hàng để nhờ bảo ban. Tuy nhiên, khi được hỏi giữa việc ở trọ bên ngoài với người lạ và việc ở cùng họ hàng/người quen, đa số các bạn đều lựa chọn việc ở trọ bên ngoài.
Lý giải về điều đó, nhiều người cho rằng việc ở nhờ nhà họ hàng có thể đem lại khá nhiều rắc rối, phiền toái mà cả bố mẹ và tân sinh viên đều không thể lường trước được. Bởi lẽ, "quốc có quốc pháp, gia có gia quy", mỗi một gia đình sẽ có nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế, khi ở nhà họ hàng/người quen sẽ phải tiếp thu một nếp nhà mới và học cách dung hòa.
Nhan nhản những chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Thời buổi công nghệ phát triển, các chủ phòng trọ vì thế mà cũng "công nghệ hóa", đưa thông tin lên mạng xã hội để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Khi đã tìm được một phòng trọ ưng ý, hầu hết sinh viên phải đặt tiền cọc từ 1 - 2 triệu đồng và nộp trước 2 - 3 tháng tiền phòng để "giữ chỗ". Lợi dụng điều đó, nhiều "cò" phòng trọ nảy sinh những chiêu thức lừa đảo, có người sai khi đặt cọc đã bị mất trắng số tiền đó.
Ngoài ra, một chiêu thức lừa đảo khác cũng khá phổ biến là tự ý phát sinh nhiều khoản tiền vô lý. Lúc đầu khi đến hỏi thuê phòng, chủ nhà sẽ đưa ra giá thuê rẻ, các khoản chi phí hàng tháng hợp lý, tiền điện nước tính như hộ dân, gửi xe miễn phí,... nhưng khi ở một thời gian lại là câu chuyện khác.
Bạn Trần Hoàng Minh, sinh viên năm 2 trường Học viện Ngân hàng cũng từng rơi vào tình trạng này: "Sau khi mình ở được một vài tuần thì người cho thuê phòng trọ bắt đầu lật lọng rằng tiền điện nước tăng giá và bắt mình phải đóng thêm. Khoản đóng thêm này không hề ít, có thể gấp 2-3 lần chi phí 'hứa hẹn' trước đó. Mức phí quá cao khiến mình không thể chấp nhận và buộc phải chuyển đi mà không hề lấy lại được tiền đặt cọc, thậm chí là phải bồi thường hợp đồng".
Trần Hoàng Minh từng là nạn nhân của chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Làm cách nào để lựa chọn phòng trọ tốt?
Những lời khuyên khi chọn phòng trọ cho thuê bạn nên đọc:
- Thuê phòng ở gần trường luôn là lựa chọn tối ưu.
- Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ; Hàng xóm có vẻ thân thiện, đàng hoàng.
- Nước dùng sạch (không mùi), tránh những nhà trọ dùng nước giếng. Có công tơ điện đặt trước cửa phòng - tiện theo dõi, tránh câu trộm, chỉnh công tơ.
- Trao đổi trước với chủ nhà về tất cả những chi phí. Hỏi kĩ khi xem nhà về điện nước, hợp đồng, có phải đặt cọc như thế nào.
- Cửa, cửa sổ chắc chắn, được khóa an toàn.
- Giá thuê không quá đắt so với những nhà tương tự.
- Tìm hiểu trước về nội quy xóm trọ.
- Tham khảo những thông tin nhà trọ chính thống từ người quen, anh chị khóa trên, thầy cô giáo...
Chia sẻ gánh nặng, giải tỏa áp lực tài chính cho sinh viên Hiểu được những trăn trở, lo lắng của phụ huynh, học sinh và để chia sẻ gánh nặng tài chính, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp tục học tập, năm 2022, Trường Đại học Thái Bình tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ cho tân sinh viên... Ngoài các gỗi hỗ trợ tài chính, khi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam Vbiz bị loại sớm tại Anh Trai Say Hi: Diễn concert mà rảnh ra là đi chơi, đi ăn, làm đủ trò
Nhạc việt
13:13:13 13/05/2025
Thẩm Ngạo Quân 'Tây Thi' số khổ, bị mất tên, đạo diễn chèn ép, bạn trai bỏ rơi
Sao châu á
13:04:17 13/05/2025
Hình ảnh mới của lưới an toàn tại Vạn Hạnh Mall gây ngỡ ngàng, người tận mắt chứng kiến thốt lên 1 điều
Netizen
13:02:32 13/05/2025
Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli
Thế giới
12:18:09 13/05/2025
Mẹ biển - Tập 39: Lụa phát hiện mẹ nghiện ma túy, bản thân không phải con ruột của bố
Phim việt
12:05:03 13/05/2025
Những cách biến tấu với khăn lụa để mùa hè thêm phong cách
Thời trang
11:50:49 13/05/2025
Yamal, Raphinha tăng tốc trong cuộc đua Quả bóng vàng
Sao thể thao
11:50:16 13/05/2025
Nấu và ăn nhiều 4 món rau bổ gan: Làm giảm chứng nóng gan, giúp ngủ ngon, vừa bổ dưỡng lại rẻ tiền
Ẩm thực
11:09:46 13/05/2025
Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc
Tin nổi bật
10:58:53 13/05/2025
Honda CR-V có thêm phiên bản mới siêu hầm hố, 'đe nẹt' Mazda CX-5, Hyundai Tucson
Ôtô
10:47:58 13/05/2025