“Không ai muốn chọn giữa Mỹ và Trung Quốc”

“Lý trí mách bảo tôi rằng VN không nên là thành viên của bất kỳ một liên minh quân sự nào. VN có câu ngạn ngữ “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Đừng bao giờ để mình bị mắc kẹt giữa hai cường quốc” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng nói.

VietNamNet giới thiệu phần tiếp bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và Ts Anders Corr (Harvard), chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, bình luận viên của Bloomberg TV và Finnancial Times.

“Giấc mơ Trung Hoa” có gì nhạy cảm?

Việt Lâm: Ông Giang đã nói đến “Giấc mơ Trung Hoa” – một khái niệm mới được Trung Quốc đưa ra gần đây và cho rằng “giấc mơ Trung Hoa” cần được giải mã một cách cặn kẽ và chính xác. Còn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nói “giấc mơ Trung Hoa” là “sự phục hưng quốc gia, nâng cao mức sống và sự thịnh vượng của người dân, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và tăng cường sức mạnh quốc phòng”. Tôi nghĩ một ngày nào đó, chúng ta cũng phải có “giấc mơ Việt Nam” về một quốc gia giàu mạnh. Mặt khác, có lẽ cũng là đòi hỏi tự nhiên khi một cường quốc đang lên muốn tìm kiếm cho mình một vị trí lãnh đạo xứng đáng. Thế thì tại sao, các nước trong khu vực, chưa nói đến thế giới, lại nhạy cảm với “giấc mơ Trung Hoa” đến thế?

Ông Bùi Thế Giang: Cũng giống như sự kiện giàn khoan 981, tôi không thấy có gì ngạc nhiên về “giấc mơ Trung Hoa” bởi vì đó là một phần trong tham vọng đã kéo dài hàng ngàn năm của Trung Quốc. Cách đây 2 ngày, tôi có một cuộc trò chuyện rất thú vị với Cố vấn Chính trị cao cấp của Tổng thống Séc, người đang có kỳ nghỉ ở VN. Chúng tôi đã nói chuyện về trao đổi thương mại đang gia tăng nhanh chóng giữa CH Séc và Trung Quốc, một hiện tượng rất mới ở đất nước ông ấy hàng thập kỷ nay, nhất là từ khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ. Trước đó, CH Séc hầu như không có trao đổi thương mại đáng kể với Trung Quốc. Nhưng trong vòng 1-2 năm trở lại đây, họ đến Trung Quốc, làm ăn với doanh nhân Trung Quốc, mời nhà đầu tư Trung Quốc vào CH Séc. Do đó, khối lượng giao thương, đầu tư cũng như các hoạt động kinh tế khác đã tăng chóng mặt. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ nhìn thấy tiềm năng hứa hẹn của Trung Quốc về mặt kinh tế.

Nhưng điều khiến tôi cảm thấy thú vị là khi ông ta kể với tôi theo kiểu chuyện phiếm rằng: “ông Giang biết không, chúng tôi làm ăn với Trung Quốc mà không phải lo sợ họ sẽ chiếm đóng đất đai của chúng tôi”. Tôi hỏi ông ấy tại sao. Ông ấy trả lời: “Ông biết không, trên thế giới này tiếng Séc có lẽ là ngôn ngữ khó học nhất”. Tôi không biết ông ta đang đùa hay nghiêm túc khi bảo rằng có lẽ người VN là dân tộc duy nhất trên thế giới có thể học và nói tiếng Séc như người bản xứ.

Câu hỏi nảy ra trong óc tôi là: Tại sao ông ấy lại nghĩ về một Trung Quốc đang lên, một Trung Quốc tốt cho CH Séc ở khía cạnh hợp tác kinh tế? Ông ấy không trả lời thẳng vào vấn đề nhưng nói rằng: Tôi đã nghiên cứu bản đồ thế giới mà Trung Quốc ấn hành từ xa xưa. Trên tấm bản đồ đó, CH Séc ngày nay chỉ là một bán đảo nhỏ xíu của một Trung Quốc rộng lớn. Ôi chúa ơi!

Ts Anders Corr: Tôi nghĩ lý do một phần là Trung Quốc tại thời điểm này dường như đang theo đuổi lối tư duy và hành xử của các quốc gia dân tộc trong thế kỷ 19, tức là gây dựng vị thế và ảnh hưởng thông qua con đường mở rộng lãnh thổ và hải dương. Đó hoàn toàn là một tư duy lỗi thời. Cách duy nhất, theo tôi, có thể giúp cho thế giới trở nên bình yên hơn và tăng trưởng kinh tế tốt hơn là dựa trên việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều người vẫn nói về Mỹ và Trung Quốc như là những đối thủ chiến lược ở châu Á nhưng tôi không nghĩ như vậy. Căn cứ vào quy mô quan hệ thương mại khổng lồ của Mỹ với TQ, tôi tin rằng Mỹ không muốn gì hơn là hợp tác với TQ bởi chúng tôi muốn kiếm tiền, họ cũng muốn kiếm tiền. Nếu Trung Quốc theo đuổi con đường của một cường quốc hòa bình, sự phát triển của họ sẽ là điều tuyệt vời cho cả thế giới và cho cả chính họ. Còn nếu họ theo đuổi con đường cường quốc bằng cách chiếm đoạt lãnh thổ nước khác, bằng sức mạnh vũ khí, điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm. Bây giờ là thế kỷ 21 rồi và không một quốc gia nào có thể tiếp tục lối tư duy, hành xử của thế kỷ 19.

Không ai muốn chọn giữa Mỹ và Trung Quốc - Hình 1

Các khách mời tại bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Bùi Thế Giang: Tôi rất thích ý tưởng của ông Corr là nếu tất cả đều tôn trọng luật pháp quốc tế thì thế giới này sẽ bình yên, thịnh vượng và hạnh phúc. Tiếc rằng đấy là chữ “NẾU” to đùng. Hãy nhìn lại chiến tranh thế giới lần thứ 2 mới kết thúc cách đây chưa đầy 70 năm và rồi chúng ta vẫn chứng kiến quá nhiều cuộc chiến tranh xảy ra ở quá nhiều nước, trong đó có đất nước tôi. Nhìn từ năm 1945, chiến tranh thế giới vừa kết thúc thì VN phải đối mặt với chiến tranh chống Pháp, hay chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, rồi cuộc chiến của Mỹ ở VN, hay còn gọi là chiến tranh Đông Dương lần 2 mà tôi là một cựu chiến binh. Sau đó là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nhưng thậm chí trước đó, chúng tôi còn phải chịu đựng cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ-me Đỏ, một chế độ mà thú vị thay, lúc đó được gọi là Campuchia dân chủ.

Ngày nay, cộng đồng quốc tế, LHQ đang tìm mọi cách để đưa Khơ-me Đỏ ra xét xử. Một cuộc chiến pháp lý tốn rất nhiều tiền và kéo dài nhiều năm rồi. Vậy mà 40 năm trước, khi chúng tôi gửi quân vào Campuchia theo lời kêu gọi của nhiều người Campuchia để giúp họ chống Khơ-me Đỏ, khôi phục hòa bình và công lý thì chính nước Mỹ và hầu như cả thế giới tiến hành cấm vận VN suốt nhiều năm sau đó.

Cuộc chạy đua vũ trang ở CA-TBD

Video đang HOT

Việt Lâm: Bình luận của ông Giang làm tôi nhớ đến một nhận xét khá cay đắng của một nhà lãnh đạo đáng kính rằng: với tư cách một nước vừa và nhỏ, chúng ta đã nếm trải bài học lịch sử rằng luật lệ nằm trong tay kẻ mạnh và thậm chí ngay cả với luật pháp quốc tế thì họ cũng diễn giải theo lợi ích của mình.

Ts Anders Corr: Tôi tin là trong trường hợp liên quan đến Biển Đông thì luật pháp quốc tế đang ủng hộ Việt Nam và tôi tin Mỹ cũng sẽ ủng hộ VN.

Nhưng tôi muốn đặt ra một câu hỏi thảo luận với ông Giang. Năm 1991 và 1992, Phillipines chấm dứt hợp đồng cho Mỹ thuê căn cứ hải quân và không quân ở vịnh Subic và Mỹ chuyển đến Singapore, mang lại lợi ích lớn cho Singapore vì họ được đảm bảo an ninh một cách miễn phí. Và có thể thấy là ngay sau đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và ồ ạt. Khi họ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng thì đồng thời các hoạt động khẳng định chủ quyền trên biển cũng ngày càng quyết đoán hơn. Tôi không biết là ông có thấy nguyên nhân và hệ quả của việc Mỹ rời căn cứ Subic và việc Trung Quốc ngày càng hành xử khiêu khích hơn?

Ông Bùi Thế Giang: Thực ra Mỹ đang quay trở lại Philippines đấy thôi, tất nhiên là không cùng mức độ như trước. Câu hỏi của ông rất thú vị và tôi muốn quay trở lại phân tích một tác động của vụ giàn khoan. Theo quan điểm của tôi, sự kiện đó đã tạo ra động cơ thúc đẩy các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Tôi nhớ rằng vào năm 2012, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm khoảng 41% tổng chi tiêu quân sự của toàn thế giới. Năm ngoái, 2013, nó giảm xuống còn 37%. Nhiều người đã diễn giải các con số này như một sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ. Nhưng tôi đã nói rằng: Không thể nào, nhất là nếu nhìn vào gói chi tiêu quốc phòng mới được Hạ viện thông qua gần đây thì chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối.

Vấn đề là tỷ trọng chi tiêu quân sự của Mỹ trong tổng chi tiêu quân sự của thế giới giảm đi bởi rất nhiều quốc gia khác đã gia tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là Trung Quốc. Hãy nhìn vào một quốc gia với 1.4 tỉ dân. Chỉ cần tăng thêm mỗi đầu người 1 USD dành cho quốc phòng thì họ sẽ có bao nhiêu tiền? Xét trên khía cạnh đó thì chúng ta có thể thấy ngay vì sao giá trị tương đối của chi tiêu quân sự Mỹ giảm đi so với thế giới. Tuy nhiên, điều đó cũng cho chúng ta thấy một xu hướng rất nguy hiểm ở khu vực, nếu xét đến những gì đã xảy ra ở Syria, Lybia, châu Phi…, chưa kể đến diễn biến hiện nay ở Ukraine. CA-TBD là nơi mà thế giới nhìn vào như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế và tương lai thịnh vượng, ít nhất từ khía cạnh kinh tế. Vậy mà giờ đây, khu vực này lại dành tiền có được từ phát triển kinh tế để chi tiêu vào quân sự. Đương nhiên, khi tiền cho quốc phòng tăng lên thì tiền chi cho đầu tư phát triển sẽ giảm đi. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là một đô la chi tiêu vào quân sự sẽ quay trở lại và lấy đi không chỉ sự thịnh vượng mà còn là tính mạng con người với cấp số nhân. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ xu hướng chạy đua vũ trang trong khu vực rất nguy hiểm.

Không ai muốn chọn giữa Mỹ và Trung Quốc - Hình 2

VN chỉ có nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập đã phải trả giá quá nhiều mới có được. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ts Corr: Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Cách đây vài tuần, tôi đã gặp một nhà buôn vũ khí ở châu Á. Anh ta nói rằng chính chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ mới của Trung Quốc đã thúc đẩy các nước khác trong khu vực phải mua sắm thêm nhiều vũ khí. Như tôi đã từng nói, chúng ta không phải đang sống ở thời kì 1945 nữa. Giờ đây đã có vũ khí hạt nhân và rất nhiều loại vũ khí tối tân ra đời. Sẽ là thảm hoạ cho tất cả các quốc gia trong khu vực này nếu chiến tranh xảy ra.

Đó là lý do vì sao tôi thực sự cảm phục cách tiếp cận mà VN đã lựa chọn đối với vụ việc giàn khoan, một cách tiếp cận rất cẩn trọng. Đó là một cách thức không mạo hiểm gây chiến nhưng vẫn đủ kiên định vì quyền lợi chính đáng của VN. Tôi cũng nghĩ rằng thật xuẩn ngốc nếu đổ hang đống tiền của vào mua vũ khí khi một quốc gia muốn chống lại Trung Quốc. Thực lực quân sự của họ vượt trội so với các nước khác trong khu vực.

Mặt khác, tỉ lệ chi tiêu quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc là 3.6/1 và Mỹ chi tiền vượt trội vào công nghệ vũ khí so với Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng, khi Trung Quốc cứ phớt lờ các phản đối hay luật pháp quốc tế thì các nước khác rất cần có Mỹ bên cạnh như một người bạn. Bất kỳ khi nào tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của một quốc gia nào đó thì nên có tàu Mỹ đi cùng tàu của quốc gia đó để theo dõi con tàu kia. Đó là điều mà người Nhật Bản đã làm và họ làm rất tốt. Mỗi khi máy bay Trung Quốc xâm nhập vào không phận, người Nhật hoặc Mỹ cử phi cơ chiến đấu bay sát máy bay Trung Quốc. Điều đó buộc Trung Quốc phải kiềm chế. Tôi cho rằng các quốc gia khác như Philippines hay VN khi đã xích lại gần hơn có thể xem xét hợp tác quốc phòng với Mỹ. Tôi cũng từng nói công khai rằng hợp tác quân sự Mỹ – Trung nên chấm dứt

VN hợp tác quốc phòng không phải để nhằm vào một ai

Ông Bùi Thế Giang: Bình luận của ông rất đáng suy ngẫm. Tôi muốn nhấn mạnh thêm vài điểm. Thứ nhất, hợp tác luôn hữu ích nếu những mối hợp tác này trong bất kỳ lĩnh vực nào có thể đem đến ổn định, hoà bình và lòng tin giữa các quốc gia. Khi ông đề cập đến hợp tác quân sự, tôi sẽ nói rằng thực ra thì VN đã hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới, trong đó có Mỹ, trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả quốc phòng. Đáng tiếc là do những hạn chế về nguồn lực con người và tài chính nên chúng tôi chưa làm được đến mức như chúng tôi hay đối tác của chúng tôi mong muốn.

Lấy dẫn chứng về các chuyến viếng thăm của tàu quân sự Mỹ. Chúng tôi chỉ có một chuyến như vậy một năm. Trong khi ông có biết Trung Quốc, bao gồm cả Hongkong có bao nhiêu tàu chiến Mỹ ghé thăm 1 năm không? 50 chuyến một năm!

Đến giờ người VN, đặc biệt là các cựu chiến binh như tôi vẫn rất nhạy cảm với các chuyến viếng thăm quân sự. Nhưng có một điều tôi có thể cam đoan với ông là khi chúng tôi hợp tác với các đối tác, trong đó có Mỹ, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến một mục tiêu cụ thể nào cần ngăn ngừa, chẳng hạn một cuộc xâm lược hay tấn công từ một quốc gia nào đó. Như tôi đã nói, trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi đã phải đối mặt với quá nhiều cuộc xâm lăng từ quá nhiều hướng. Vừa nãy tôi có đề cập đến mưu toan xâm lược VN của Khơ-me đỏ, một đối thủ nhỏ hơn chúng tôi và kỹ năng chiến đấu kém hơn chúng tôi rất nhiều. Vì thế, chúng tôi không hướng đến một hướng cụ thể nào mà chỉ có một nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập mà chúng tôi đã phải trả giá quá nhiều mới có được. Nhất là khi đang có quá nhiều sự việc và diễn biến phức tạp vây quanh chúng tôi, trong đó có những nguy cơ có thể bất ngờ xảy đến từ một vòng tròn nào đó. Cho nên, chúng tôi luôn luôn cảnh giác.

“Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”

Việt Lâm:Nhân nói về vai trò của Mỹ ở CA-TBD, nhiều quốc gia trong khu vực hoài nghi về tính bền vững và đáng tin cậy của chiến lược tái cân bằng về châu Á mà chính quyền TT Obama đang theo đuổi. Các ông nhìn nhận thế nào về việc triển khai chiến lược này trong năm 2014, nhất là khi mà Mỹ bị giằng xé bởi quá nhiều sự kiện khác trên thế giới như Trung Đông, Ukraine?

Ts Corr: Vâng, có quá nhiều điểm nóng và nguy cơ trên thế giới. Và Mỹ với tư cách là nền quân sự lớn nhất thế giới với chi tiêu đứng đầu hay được nhìn nhận theo kiểu: hãy giúp chúng tôi sửa chữa tình hình, khắc chế những nguy cơ này. Vấn đề là Mỹ không đủ sức để giải quyết tất cả mọi việc. Tôi cho rằng, điều quan trọng là các đồng minh của Mỹ phải là đối tác bình đẳng và đóng góp phần của mình.

Tôi đã từng viết một bài đề xuất Mỹ thành lập một tổ chức hợp tác quân sự đa phương ở CA-TBD để đảm bảo ổn định và an ninh khu vực. Hiện tại ở châu Á có rất nhiều liên minh song phương mạnh nhưng chúng không đủ.

Việt Lâm: Tôi muốn phản biện ông một chút. Tôi không tin rằng ý tưởng này sẽ khả thi ở CA-TBD. Không nước nào trong khu vực này muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Và họ sẽ e ngại tham gia một liên minh quân sự đa phương như ông đề xuất bởi lo ngại TQ sẽ nhìn nhận nó như một nỗ lực chống TQ và có thể kích động phản ứng mạnh hơn từ Bắc Kinh.

Ông Bùi Thế Giang: Ai cũng có cách nghĩ riêng của mình. Suy nghĩ của tôi mách bảo tôi rằng VN không nên là thành viên của bất kỳ liên minh quân sự nào, ít nhất vào thời điểm này. Nếu nhìn lại lịch sử, ông biết đấy, những liên minh kiểu đó ở khu vực này không được bền vững. Chẳng hạn như SEATO được thành lập vào giữa những năm 50 chỉ tồn tại được khoảng 10 năm. Hiện giờ chúng ta có một số liên minh song phương như Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn Quốc, Mỹ – Philippines hay Mỹ – Australia và New Zealand. Những lien minh kiểu này có các nguyên nhân lịch sử. Nhưng vào thời đại mới này, nhất là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bất kỳ một động thái nào kiểu như vậy sẽ có tác động to lớn đến môi trường khu vực, tác động sâu sắc đến các quốc gia lien quan một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, tôi không nghĩ rằng những nước như VN nên tham gia vào những lien minh này.

Tôi cho rằng luận điểm của nhà báo rằng không ai muốn chọn giữa Mỹ và TQ là chính đáng bởi vì nó không phải đơn giản như là cảm xúc yêu hay ghét. Một mặt, mọi quốc gia đều mong muốn hoà bình, thịnh vượng. Khi nói đến thịnh vượng, chúng ta nên nhìn vào nguồn gốc của sự giàu có. Cả Mỹ và TQ đều là hai quốc gia lớn nhất thế giới về quy mô kinh tế. Họ đều là quốc gia Thái Bình Dương. Tại sao không chọn cả hai, thay vì phải chọn một trong hai để phát triển? Và nếu chúng ta nhìn vào nhân tố thứ hai mà tôi đã nói đến, đó là hoà bình thì chúng ta sẽ phải quan ngại rằng nếu một trong hai, chưa nói đến là cả hai nước lớn này xâm phạm vào lãnh thổ nước bạn, khi đó, ý nghĩa của hoà bình sẽ là gì? Và khả năng một bên khác can dự vào sẽ đến đâu?

Chúng tôi luôn nhớ bài học rằng: Đừng bao giờ để mình bị mắc kẹt giữa hai cường quốc. Ông biết không, tiếng Việt có một câu ngạn ngữ thế này: Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết.

Còn tiếp…

Theo Vietnamnet

"Liên minh với Trung Quốc, Nga chỉ có thiệt"

Gevorg Mirzayan nhấn mạnh, trong thực tế Nga đã bị Trung Quốc tống tiền trong vụ thương lượng giá cả khí đốt.

Liên minh với Trung Quốc, Nga chỉ có thiệt - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tờ Chuyên gia của Nga ngày 15/12 đăng bài phân tích của Gevorg Mirzayan, một nhà bình luận của tạp chí này cho rằng Nga không cần một liên minh với Trung Quốc bất chấp những nghi ngờ từ Hoa Kỳ và châu Âu về hiệu quả của các chính sách cô lập Nga.

Nga - Trung có chung lợi ích chống áp lực từ phương Tây

Mối quan tâm của phương Tây không chỉ dừng lại sở sự xấu đi của quan hệ với Moscow sau một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, mà còn bao gồm xu thế Nga đang tiến về phía Đông, đặc biệt là quan hệ Nga - Trung được củng cố. Trong những năm gần đây Bắc Kinh và Moscow không chỉ tham gia một số hợp đồng kinh tế lớn mà 2 nước còn tìm thấy một quan điểm chính trị chung trong các vấn đề quốc tế.

Nga và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức cuộc tập trận chung ở Địa Trung Hải, một vùng biển trong thực tế cả hai quốc gia này chẳng có gì để làm. Rõ ràng hoạt động này là một phản ứng với việc lực lượng quân sự Mỹ và NATO đã diễn tập gần biên giới Nga, Trung Quốc.

Trong suy nghĩ của một số nhà bình luận phương Tây, mọi đường đi nước bước của Putin dường như là để khôi phục liên minh Trung - Xô ngày trước. Hiện tại một sự kết hợp tiềm lực hạt nhân của Nga với tiềm lực khoa học, tài nguyên của nền kinh tế thực sự có khả năng lật đổ Mỹ và xây dựng lại trật tự thế giới mới.

Ở một chừng mực nào đó quan điểm này là đúng, nhưng quan hệ Nga - Trung không phải là một liên minh mà chỉ tập trung vào một số lợi ích chung của 2 nước. Thực tế cả Nga và Trung Quốc không thuộc về "phiên bản tự do dân chủ phương Tây" mà muốn được quyền lựa chọn mô hình của mình và cần được tôn trọng.

Nga và Trung Quốc đánh giá cao những giá trị truyền thống, lịch sử và theo đuổi quyền lực mạnh mẽ. Họ tự hào về chủ quyền của mình và muốn bảo vệ nó, bao gồm việc chống lại các nỗ lực của phương Tây thúc đẩy "cách mạng màu" hoặc "sự kiện Thiên An Môn mới" thông qua các quỹ do phương Tây kiểm soát và các tổ chức xã hội dân sự do họ giật dây, Gevorg Mirzayan bình luận.

Nga và Trung Quốc đều muốn giữ sân sau, nhưng liên minh với Bắc Kinh chỉ có thiệt

Cả Moscow và Bắc Kinh đều có "kinh nghiệm riêng để xử lý những gì có thể gây ra bạo loạn và dẹp bỏ nó từ trong trứng nước". Trung Quốc và Nga đều muốn thể hiện mình là "bậc thầy" trong khu vực và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình ở sân sau, với Nga là Ukraine và với Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Kremlin và Trung Nam Hải đang tìm kiếm một liên minh chặt chẽ. Cả hai không cần bất kỳ liên minh nào. Trong khi Bắc Kinh vẫn đang tiếm tục tuân thủ chính sách không liên kết từ thời Đặng Tiểu Bình, họ hài lòng với hành động của Moscow để "tháo dỡ các hệ thống lấy Mỹ làm trung tâm trong việc thực thi pháp luật quốc tế".

Quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moscow là không cần thiết. Hơn nữa ở Nga có những quan điểm lo ngại về người Trung Quốc. Một số nhà phân tích chính trị Nga cho rằng sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh là một mối đe dọa hiện hữu. Trong một số lĩnh vực Trung Quốc chỉ đơn giản muốn tống tiền Nga. Gevorg Mirzayan nhấn mạnh, trong thực tế Nga đã bị Trung Quốc tống tiền trong vụ thương lượng giá cả khí đốt.

Đó là lý do tại sao hiện nay Moscow đang cố gắng để cân bằng các mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh hiện tại thông qua việc tái lập quan hệ với 2 đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực là Ấn Độ và Nhật Bản. Trong chuyến thăm New Delhi gần đây của Tổng thống Vladimir Putin, hai nước đã ký kết một số thỏa thuận chiến lược trong các lĩnh vực hạt nhân, kinh tế, an ninh.

Với Nhật Bản tình hình có phần phức tạp hơn bởi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước, tuy nhiên vấn đề có thể được cải thiện trong tương lai gần. Điều này được chính Thủ tướng Shinzo Abe gợi ý, và việc tái lập quan hệ Nga - Nhật không chỉ là nhu cầu của Moscow mà còn cả Tokyo, thậm chí người Nhật cảm thấy điều này cần thiết hơn.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung ĐôngLoạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông
14:55:40 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim CookTổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook
22:14:00 16/05/2025
Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ănBí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn
16:40:14 16/05/2025
Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của MỹPhát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ
19:46:13 16/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ KỳTổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ
20:38:57 15/05/2025

Tin đang nóng

Cho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửaCho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửa
05:05:35 17/05/2025
Động thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn độngĐộng thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn động
06:34:24 17/05/2025
Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?
06:44:04 17/05/2025
Tổ hợp visual gây sốc nhất hôm nay: HURRYKNG - Dương Domic đẹp phát sáng, nhìn HIEUTHUHAI là "đủ wow"Tổ hợp visual gây sốc nhất hôm nay: HURRYKNG - Dương Domic đẹp phát sáng, nhìn HIEUTHUHAI là "đủ wow"
06:21:55 17/05/2025
3 phim hài Hàn Quốc nhất định phải xem năm vừa qua: Cười xỉu, khóc thương, mê tít!3 phim hài Hàn Quốc nhất định phải xem năm vừa qua: Cười xỉu, khóc thương, mê tít!
07:04:38 17/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóaThảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóa
06:40:07 17/05/2025
Chị dâu bán bánh rán để có tiền nuôi con riêng của anh trai tôi sau khi anh qua đờiChị dâu bán bánh rán để có tiền nuôi con riêng của anh trai tôi sau khi anh qua đời
05:05:24 17/05/2025
Xe ga Cygnus Gryphus 2025 trình làng, 'thách thức' Honda VisionXe ga Cygnus Gryphus 2025 trình làng, 'thách thức' Honda Vision
06:15:37 17/05/2025

Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

22:15:47 16/05/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện , đồng thời đảm bảo nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

22:11:57 16/05/2025
Nga muốn đàm phán trực tiếp song phương với Ukraine thay vì một cuộc họp 4 bên với sự tham gia cả của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

22:05:40 16/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin càng sớm càng tốt khi 2 nhà lãnh đạo sắp xếp được lịch trình.
Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

20:51:15 16/05/2025
Trong cuộc xung đột với Pakistan vừa qua, quân đội Ấn Độ đã sử dụng cả tên lửa BrahMos của liên doanh Nga - Ấn và SCALP của Pháp, vậy tên lửa nào có ưu điểm vượt trội hơn trong thực chiến?
Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

20:40:55 16/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 12/5 cho biết, việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

20:38:02 16/05/2025
Video ghi cảnh những thiếu nữ mặc áo choàng trắng lắc mái tóc dài khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm UAE là một phần trong màn trình diễn văn hóa truyền thống được gọi là Al-Ayyala.
Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

20:32:42 16/05/2025
Dù chưa xác định thời điểm cụ thể cho cuộc gặp tiềm năng với ông Putin, ông Trump bày tỏ hy vọng tình hình an ninh toàn cầu sẽ trở nên an toàn hơn nhiều trong vòng hai đến ba tuần tới.
Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

20:23:34 16/05/2025
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ thúc đẩy kế hoạch tăng cường chiến dịch quân sự ở Dải Gaza với mục đích đánh bại lực lượng Hamas. Hiện không rõ liệu đợt không kích mới này có khởi đầu của chiến dịch hay không.
UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

20:21:18 16/05/2025
Dầu mỏ chiếm khoảng 60% doanh thu chính phủ và chưa đến 30% GDP của UAE thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh.
Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

20:15:08 16/05/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ định thành viên phái đoàn của mình vào cuối buổi tối, dự kiến gồm 12 đại biểu, do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu.
Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

20:14:03 16/05/2025
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip hiện đại sang Trung Quốc, viện dẫn lo ngại chúng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự và làm suy yếu vị thế công nghệ của Mỹ.
UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm

20:06:32 16/05/2025
Tại Abu Dhabi, Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed đã cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ trong vòng 10 năm - điều đã khiến ông Trump thực sự cảm kích, theo phát biểu của chính ông.

Có thể bạn quan tâm

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Sức khỏe

08:07:18 17/05/2025
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Tin tốt là bạn không cần phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, một số thực phẩm tự nhiên đã được khoa học chứng minh có thể giúp hạ huyết áp.
Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng

Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng

Xe máy

08:07:12 17/05/2025
Là lựa chọn hợp túi tiền cho các bạn trẻ năng động, Freego sử dụng động cơ Blue Core 125cc, làm mát bằng không khí, phun xăng điện tử, công suất 9,4 mã lực. Xe sở hữu cốp 25 lít, cổng sạc tiện lợi và hệ thống phanh ABS (ở bản Freego S).
TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Tin nổi bật

07:52:00 17/05/2025
Cơ quan chức năng cho biết, tình hình thực phẩm không đảm bảo an toàn và không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn TPHCM, với nhiều vi phạm bị phát hiện thời gian qua.
41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?

41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?

Lạ vui

07:45:48 17/05/2025
Từ trường trái đất không chỉ tạo nên cực quang ngoạn mục mà còn là lớp lá chắn sinh học tự nhiên giúp bảo vệ hành tinh khỏi các tia vũ trụ và bức xạ cực tím gây hại.
GMC Hummer EV 2026 ra mắt, bổ sung phiên bản Carbon Fiber Edition

GMC Hummer EV 2026 ra mắt, bổ sung phiên bản Carbon Fiber Edition

Ôtô

07:40:05 17/05/2025
Về mặt ngoại thất, GMC Hummer EV Carbon Fiber Edition sở hữu màu sơn xám nhám Magnus Gray Matte độc quyền với các chi tiết được sơn tối màu. Tai gương và ốp hông được chế tác từ sợi carbon.
Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương

Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương

Pháp luật

07:40:05 17/05/2025
Hai công nhân Công ty Hwaseung (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) bị phạt 6,5 triệu đồng vì đánh một giám đốc xưởng của công ty.
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan

Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan

Sao việt

07:30:10 17/05/2025
Kaity Nguyễn có mặt tại Pháp để tham dự một số hoạt động của Liên hoan phim Cannes, Hoa hậu Kỳ Duyên gặp gỡ Win Metawin - mỹ nam nổi tiếng Thái Lan.
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà

Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà

Phim việt

07:26:16 17/05/2025
Dù đã tuổi cao sức yếu, nhưng Hai Tánh không quản ngại ra đảo gặp Đại để khuyên anh trở về nhà đoàn tụ với con trai sau nhiều năm xa cách.
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?

Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?

Netizen

07:25:44 17/05/2025
Drama quanh câu chuyện của Lim Feng khiến dân tình hóng hớt không nghỉ 1 giây nào. Trong khi nàng hot girl đang nắm thế thượng phong lại tiếp tục khui lại 1 chuyện tồi tệ mà tình cũ đã làm với cô 2 năm trước khiến fan suy đoán giống Thi...
Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp

Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp

Hậu trường phim

07:16:25 17/05/2025
Lý Nhã Kỳ không còn xuất hiện dày đặc trên màn ảnh như trước, cũng ít tham gia gameshow hay sự kiện giải trí. Thế nhưng, mỗi lần cái tên cô xuất hiện đều khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
10 melodrama Hàn Quốc hay nhất mọi thời đại: Song Hye Kyo, Son Ye Jin vẫn thua xa 1 đàn em

10 melodrama Hàn Quốc hay nhất mọi thời đại: Song Hye Kyo, Son Ye Jin vẫn thua xa 1 đàn em

Phim châu á

07:13:10 17/05/2025
Trong danh sách 10 phim này, có đến 3 tác phẩm do 1 mỹ nam đóng chính, vượt mặt những đàn chị tên tuổi như Song Hye Kyo hay Son Ye Jin.