Không cần cắt giảm chương trình học vì quỹ thời gian vẫn đủ

Cắt giảm chương trình học thì giáo viênhọc sinh sẽ mừng vì giảm được bài dạy, bài học nhưng sẽ không tránh được những thị phi của xã hội.

Nếu ngành Giáo dục mà có chủ trương cắt giảm chương trình học của năm nay do việc nghỉ dài ngày để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 thì đa số giáo viên và học sinh sẽ rất mừng bởi làm như vậy sẽ giảm tải được thời gian học tập.

Nhưng, chúng tôi tin rằng lãnh đạo ngành Giáo dục sẽ không làm như vậy bởi thời gian cho năm học này vẫn đang được đảm bảo nếu đến ngày 16/3 tới đây tất cả các cấp học đều đi học trở lại. Hơn nữa, nếu cắt giảm chương trình học thì sẽ tạo nên những thị phi không cần thiết đối với ngành và các nhà trường.

Không cần cắt giảm chương trình học vì quỹ thời gian vẫn đủ - Hình 1

Qũy thời gian còn lại vẫn đủ để dạy hết chương trình (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Bắt đầu từ ngày 2/3/2020 thì đa phần học sinh cấp Trung học phổ thông trên cả nước đã đi học trở lại. Chỉ có một vài địa phương cho học sinh cấp học này nghỉ hết ngày 8/3/2020.

Như vậy, theo kế hoạch của các địa phương đã được ban hành thì nhiều địa phương cho học sinh các cấp còn lại đi học tiếp vào ngày ngày 9/3, địa phương chậm nhất là ngày 16/3 thì các khối lớp còn lại sẽ quay trở lại học tập.

Vì thế, chúng tôi cho rằng việc cắt giảm chương trình không cần thiết nếu học sinh các cấp còn lại trên cả nước sẽ cùng đi học trở lại bình thường trong 1-2 tuần tới đây.

Bởi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 vào trước ngày 30/6/2020 thì các em học sinh Trung học phổ thông đi học lại vào ngày 2/3 sẽ còn nguyên 4 tháng học tập.

Học sinh các khối còn lại thì đi học vào ngày 9/3 hoặc 16/3 thì các em còn ít nhất là 3 tháng rưỡi cho năm học này. Thời gian này đủ để các nhà trường vẫn tổ chức giảng dạy và học tập bình thường mà không cần phải bỏ đi bất cứ bài học nào, tiết học nào của học sinh trong năm học này.

sao chúng tôi lại nói như vậy? Bởi, trước khi học sinh nghỉ Tết và kéo theo là nghỉ để phòng tránh dịch bệnh thì các trường ở các địa phương đã dạy được chương trình của học kỳ II ít nhất là 2 tuần lễ.

Trong khi chương trình học kỳ II của các cấp học phổ thông có 17 tuần. Như vậy, chúng ta thấy rằng chương trình học của học kỳ II còn nhiều nhất là 15 tuần nữa thôi.

Video đang HOT

Vì thế, học sinh đi học vào ngày 2/3 thì quỹ thời gian còn lại là 120 ngày (tháng 5 có ngày 31), học sinh đi học vào ngày 9/3 còn lại 113 ngày, học sinh đi học vào ngày 9/3 sẽ còn 106 ngày. Và, thời gian còn lại của năm học là khi 15 tuần học sẽ có 105 ngày.

Trong khoảng thời gian còn lại của năm học thì giáo viên và học sinh có 3 ngày nghỉ đó là ngày Giỗ tổ Hùng Vương; ngày Giải phóng miền Nam và ngày Quốc tế Lao động.

Như vậy, chỉ có những trường mà học sinh đi học vào ngày 16/3 là có ảnh hưởng đến quỹ thời gian là 2 ngày. Điều này dễ giải quyết vô cùng bởi chương trình môn Ngữ văn có từ 5-6 bài kiểm tra định kỳ mà thời điểm này chưa kiểm tra bài nào.

Trong khi, các trường học lâu nay thực hiện chương trình tự chủ nên đa phần các tổ chuyên môn xếp các tiết trả bài vào tuần cuối cùng. Như vậy, các trường đã có từ 5-6 tiết trả bài ở phía sau. Đó là chưa kể các môn học đều có tiết trả bài kiểm tra học kỳ ở tuần cuối cùng.

Vì thế, nếu các địa phương, các trường (học lại vào ngày 16/3) linh hoạt thì cắt phần này bù cho ngày còn thiếu trong quỹ thời gian là phù hợp nhất.

Đó là chưa kể đến phương án lâu nay các trường học đều thực hiện dạy bù các ngày lễ vào các thứ Bảy (đối với Tiểu học) và bù vào các tiết ngoài giờ, sinh hoạt lớp vào thứ Bảy hàng tuần (đối với các cấp học còn lại) nên chuyện thời gian không phải là điều đáng lo ngại.

Cắt chương trình học thì các ngành khác, phụ huynh nhìn vào ngành giáo dục như thế nào?

Dù biết cắt giảm chương trình học thì giáo viên và học sinh sẽ mừng vì giảm được bài dạy, bài học nhưng sẽ không tránh được những thị phi của xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Bởi vì quãng thời gian ngành Giáo dục nghỉ để phòng tránh dịch bệnh thì các ngành nghề khác vẫn đi làm bình thường. Như vậy, việc dạy hết chương trình là nghĩa vụ bắt buộc mà các thầy cô giáo cần phải thực hiện hết.

Chúng tôi cũng biết chương trình sách giáo khoa hiện nay có một số bài học không phù hợp nhưng Bộ đã giảm tải và cho các trường tự chủ trong chương trình dạy học nên những bài “vô thưởng vô phạt” đã được các trường cắt giảm ra khỏi chương trình chính khóa.

Vì thế, những bài học trọng tâm đã được tăng thêm tiết dạy, những bài không phù hợp đã bị giảm tiết hoặc cắt bỏ.

Vì vậy, những bài học còn lại của chương trình chính khóa hiện nay đa phần là những bài đã được thầy cô giáo trong từng nhà trường chọn lựa kỹ lưỡng và tất nhiên là việc cắt giảm chương trình dạy và học sẽ không hợp lý.

Hơn nữa, chỉ trừ có học sinh Tiểu học, tất cả học sinh các cấp còn lại đều phải đóng học phí cho nhà trường nên việc cắt giảm chương trình nó còn liên quan đến nhiều vấn đề tế nhị khác nữa, không thể nói giảm là có thể giảm được.

Bởi, cắt giảm chương trình trong lúc này thì đơn giản vô cùng nhưng chúng ta cần tính đến giải pháp để dạy hết chương trình cho học trò bởi bài học nào cũng có những vị trí nhất định trong mạch kiến thức bởi nó xuyên suốt và ríc rắc với nhau. Cắt bỏ nó, có nghĩa sẽ phá hỏng mạch kiến thức của học trò.

Vì vậy, như chúng tôi đã phân tích ở trên, nếu không còn nghỉ thêm nữa, chậm nhất là ngày 16/3 tới đây, học sinh các cấp còn lại sẽ đi học trở lại thì quỹ thời gian còn lại không phải là quá ít mà vẫn đủ để thầy và trò thực hiện hết chương trình học một cách bình thường và không phải cắt giảm bài nào.

Vì thế, chúng tôi tin rằng lãnh đạo Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo chắc cũng không bao giờ có chủ trương cắt giảm chương trình học khi mà thời gian vẫn đủ để các nhà trưởng tổ chức dạy và học bình thường theo phân phối chương trình và khung thời gian của năm học này.

NGUYỄN NGUYÊN

Theo giaoduc.net

Đi học lại

Sáng mai (2/3), hàng triệu học sinh THPT và sinh viên đại học, cao đẳng cả nước quay lại trường học, sau tròn 1 tháng phải ở nhà để phòng dịch Covid-19. Trừ TP HCM, Hà Nội và Thái Bình.

Đi học lại - Hình 1

Chưa có kỳ nghỉ nào giữa năm học lại dài đến thế, giữa thời bình. Cũng hiếm có quyết định nào khó khăn như việc cho con em trở lại trường lúc này. Từ Chính phủ, các bộ ngành liên quan, đến từng địa phương. Và đương nhiên là gây phân rẽ quan điểm rất lớn trong dư luận.

Thực tế với những gì đang diễn ra, có thể nói hiện chúng ta đã cơ bản trải qua giai đoạn dập dịch, và đang tập trung phòng chống dịch, với rất nhiều "phòng tuyến" dày đặc, gắn kết mọi thành phần quân, dân, y. Đặc biệt trước sự bùng phát dịch tại Hàn Quốc cũng như toàn thế giới.

Thực ra con người muôn đời mang nỗi sợ bên mình. Kể cả sợ...học (cái này cả cha mẹ lẫn con cái đều sợ). Nếu làm một cuộc khảo sát học sinh cả thế giới này thích học hay thích chơi, chẳng cần đợi cũng biết kết quả ra sao rồi.

Nên ở một góc nhìn nào đó, sợ dịch lây lan vào trường học ở ta lúc này, tôi nghĩ nhiều khi chỉ là nỗi sợ mơ hồ, cộng hưởng một cách vô thức từ muôn vàn nỗi lo lắng, bất an khác đang tồn tại hằng ngày.

Giữa đời sống đang quá nhiều biến động của nhân loại, hai chữ "yên tâm" là gì? Bao giờ mới thực sự yên tâm? "Yên tâm", là khi khuất mắt không trông thấy những mối hiểm nguy, đe dọa đến mình? Dù thực tế nó vẫn luôn hiện hữu, cận kề. Đơn giản từ miếng ăn thức uống cho đến đường sá đi lại...

Xã hội và con người luôn mải miết trên hành trình nhẫn nại để vượt những chướng ngại, nguy nan trước mặt. Ai cũng phải gồng lên, đó là tất nhiên. Quan trọng là biết cách, như định luật vật lý, lúc nào cần tăng về lực, khi nào cần chấp nhận kéo dài về đường đi mà thôi. Lợi cái này thiệt cái kia, chẳng ai có thể giành hết phần lợi của thiên nhiên lẫn thiên hạ. Có nghỉ cả năm học vì Covid, thì cũng phải học bù lại bằng nguyên ngần ấy, không sót một giờ!

Đi học lại - Hình 2

Ảnh minh họa

Loài người đến giờ chưa có một phương pháp giáo dục "vĩ đại" và đột biến nào để học mà không cần phải đèn sách. Trừ phi đến một ngày thế giới chỉ còn một nhóm người thuộc dạng "tinh hoa" được cắt cử đi học, sau đó dùng AI "cấy" lại mọi kiến thức của họ vào não phần đông đồng loại còn lại, như kiểu gắn chip! Loài người sẽ đều tăm tắp về tư duy, đồng phục về nhận thức lẫn cảm xúc. Thế giới đại đồng chăng?!

Trong khi chờ câu chuyện viễn tưởng ấy diễn ra, mỗi cá thể người với "cơ địa" tư duy riêng mình, vẫn buộc phải học.

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây, không phải chỉ là "đi học". Mà mà là học gì? Học thế nào? Học để làm gì, cho chính mình? Cho riêng từng đứa trẻ, với từng não bộ, hoàn cảnh và cá tính riêng cụ thể. Nói như Einstein, là tạo ra "một cá tính cân đối", chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn. Không phải theo guồng quay và quán tính số đông.

"Học là chuyện cả đời...", nhan nhản kiểu nói ấy suốt những ngày dịch giã này. Nhưng có mấy phụ huynh biết tường tận con mình cần học gì, học thế nào và quan trọng là học để làm gì cho chính nó?

Hay chỉ là đáp án mơ hồ, vu vơ, kiểu "học chỉ là...đến trường"?.

TRÍ QUÂN

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ vợ bị chồng 'xử' tại chỗ làm ở Hải Dương: hé lộ động cơ gây án sốcVụ vợ bị chồng 'xử' tại chỗ làm ở Hải Dương: hé lộ động cơ gây án sốc
21:38:12 16/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
18:39:04 16/05/2025
Người phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCMNgười phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCM
20:45:18 16/05/2025
Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hìnhHành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình
18:38:54 16/05/2025
Video chưa từng công bố trong đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chuyện gì khiến chú rể bật khóc nức nở?Video chưa từng công bố trong đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chuyện gì khiến chú rể bật khóc nức nở?
21:16:39 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Đến bệnh viện để phẫu thuật nhưng bác sĩ lại là bạn trai cũ, anh ấy nói câu này khiến trái tim tôi "run rẩy"Đến bệnh viện để phẫu thuật nhưng bác sĩ lại là bạn trai cũ, anh ấy nói câu này khiến trái tim tôi "run rẩy"
21:11:46 16/05/2025
Cho vay 1 tỷ thu lãi 150 triệu trong ngày, người phụ nữ ở TPHCM lĩnh ánCho vay 1 tỷ thu lãi 150 triệu trong ngày, người phụ nữ ở TPHCM lĩnh án
22:08:02 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45

Sao việt

23:51:32 16/05/2025
Đám cưới của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương tại Quảng Ninh đã diễn ra trong không khí ấm cúng, lãng mạn và ngập tràn cảm xúc.
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'

Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'

Hậu trường phim

23:48:13 16/05/2025
Sau loạt dự án điện ảnh trăm tỷ, Uyển Ân trở lại với phim điện ảnh Chị ngã em nâng đóng cặp cùng diễn viên Thuận Nguyễn.
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?

Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?

Nhạc việt

23:41:24 16/05/2025
Giữa lúc ồn ào Wren Evans và bạn gái cũ tràn ngập các nền tảng, cư dân mạng cũng đào lại các sản phẩm âm nhạc cũ của nam ca sĩ.
Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc

Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc

Phim châu á

23:33:59 16/05/2025
Ngày 15/5, trang 163 đưa tin nữ thần một thời của Hong Kong, người đẹp Hồng Hân trở lại màn ảnh với vai diễn người mẹ trong phim Xin Chào! Người Mẹ Cùng Lớp.
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau

Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau

Tv show

23:01:06 16/05/2025
Kết thúc buổi hẹn, Minh Nhựt và Minh Hằng cùng quyết định bấm nút hẹn hò, chính thức cho nhau cơ hội tìm hiểu sau chương trình.
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi

Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi

Sao âu mỹ

22:45:57 16/05/2025
Ngôi sao phim Baywatch, năm nay 58 tuổi, đã thể hiện tinh thần của chủ đề Superfine: Tailoring Black Style bằng mái tóc táo bạo và bộ đầm đính đá lấp lánh của nhà mốt Tory Burch.
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng

Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng

Góc tâm tình

22:36:19 16/05/2025
Tôi lập tức gọi cho Thương, nhưng điện thoại cô ấy báo bận. Tôi gặp Thương khi cô ấy vừa tròn đôi mươi, còn tôi thì đã sắp bước qua tuổi hai sáu.
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Tin nổi bật

22:34:02 16/05/2025
Liên quan tới vụ sạt lở công trường thủy điện ở Lai Châu, 5 người chết, 4 người bị thương, chiều 16/5, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lai Châu đã có báo cáo cụ thể về sự việc.
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Pháp luật

22:20:06 16/05/2025
Sau khoảng 1 năm theo dõi, thu thập chứng cứ, Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa giả.
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Thế giới

22:15:47 16/05/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện , đồng thời đảm bảo nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn

Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn

Sao châu á

21:54:16 16/05/2025
Những hình ảnh về một vệ sĩ trẻ điển trai đứng cạnh Irene từng gây bão mạng xã hội, nhưng mãi sau này khán giả mới phát hiện đó chính là Shin Seung Ho